Đề thi thử tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn - Đề lẻ - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Liên Mạc (Có đáp án)

Câu 1 (2 điểm)

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em có học một tác phẩm trong đó có hai câu thơ:

“Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

a. Hãy cho biết hai câu thơ ấy trích trong tác phẩm nào? của ai?

b.Em hiểu nghĩa hai câu thơ như thế nào? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ ấy?

 

doc3 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn - Đề lẻ - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Liên Mạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LIÊN MẠC
ĐỀ THI THỬ
TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian 120 phút (không kể giao đề)
Ngày thi 27 tháng 4 năm 2013
 Đề lẻ
Câu 1 (2 điểm)
Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em có học một tác phẩm trong đó có hai câu thơ:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
a. Hãy cho biết hai câu thơ ấy trích trong tác phẩm nào? của ai?
b.Em hiểu nghĩa hai câu thơ như thế nào? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ ấy?
Câu 2 (3 điểm)
Trò chơi điện tử luôn là món tiêu khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. Ý kiến của em về hiện tượng đó như thế nào?
Câu 3 (5 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long
------------------- Hết-----------------
Hä vµ tªn thÝ sinh : ......................................................Sè b¸o danh :.......................
Ch÷ kÝ cña gi¸m thÞ 1 : .............................Ch÷ kÝ cña gi¸m thÞ 2:............................
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
2đ
- Hai câu thơ trong đoạn “ Lục vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” trích trong tác phẩm truyện thơ “ Lục Vân Tiên” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
 - Biết vận dụng kiến thức từ Hán –Việt để giải thích ý nghĩa hai câu thơ. Kiến: thấy; Ngãi ( nghĩa): lẽ phải làm khuôn phép cư xử; Bất : chẳng, không; Vi: làm ( hành vi); Phi: trái, không phải.
- Từ đó ta có thể hiểu nghĩa của hai câu thơ là thấy việc hợp với lẽ phải mà không làm thì không phải là người anh hùng.
- Qua hai câu thơ, tác giả muốn thể hiện một quan niệm đạo lý: Người anh hùng là người sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, không tính toán. Làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của bậc anh hùng hảo hán.
0,5
0,5
0,5
0,5
2
3đ
I. Mở bài:
- Giới thiệu , dẫn dắt 
- Nêu vấn đề: Hiện tượng học sinh ham mê trò chơi điện tử. 
II. Thân bài
-Biểu hiện:
+Trò chơi điện tử có mặt ở mọi nơi từ thành phố đến thôn quê
+ Số lượng cửa hàng dịch vụ trò chơi điện tử rất nhiều.
+ Học sinh ham chơi điện tử quên cả học hành
+ Mải chơi điện tử qua mạng cần tiền hoặc quen với xấu qua mạng.. bị rủ rê và mắc phải tện nạn xã hội,... tình trạng báo động.
- Nguyên nhân:
+ Bản thân trò chơi điện tử hấp dẫn dễ bị mải mê đến quên thời gian.
+ Do ý thức tự giác của các bạn chưa cao.
+ Nhiều gia đình quản lý con chưa tốt.
- Tác hại:
+ Đánh mất chính mình ,đánh mất tương lai
+ Kìm hãm sự phát triển của xã hội gây nên những ảnh hưởng xấu
+ Học tập sa sút hao tốn thời gian, tiền bạc 
- Phương hướng giải quyết:
+ Bản thân cần nhận thức rõ tác hại của trò chơi điện tử: cần tránh những nội dung xấu, không phù hợp lứa tuổi.
+Cần khuyên bảo , giúp đỡ bạn bè không nên sa đà vào trò chơi điện tử.
+ Chính quyền cần quản lý các điểm dịch vụ điện tử.
+ Cha mẹ cần quan tâm đến con cái.
+ Tổ chức nhiều sinh hoạt tập thể bổ ích cho các bạn trẻ.
III. Kết bài:
- Chốt lại vấn đề. Đưa ra lời khuyên.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
5đ
I. MB: 
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Nêu vấn đề: Vẻ đẹp của anh thanh niên trong câu chuyện.
II. TB: Cách trình bày có thể linh hoạt, nhưng cần làm rõ tình cảm thái độ của bản thân trước những phẩm chất cao đẹp của anh thanh niên .
* Nêu hoàn cảnh sống của nhân vật anh thanh niên:
- Quê ở Lào Cai, tình nguyện lên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m , giữa mây mù và gió thổi. Thiên nhiên, thời tiết có phần khắc nghiệt.
- Làm công tcas khí tượng thủy văn- một công việc đều đều, nhàm chán
- Sống một mình suốt bốn năm liền.
=> Đây là một hoàn cảnh sống không mấy thuận lợi, buồn tẻ đối với tuổi thanh niên.
* Yêu công việc, say mê với công việc mình làm.
- Suy nghĩ về công việc rất đẹp: thấy được công việc có ích làm cho đời đẹp hơn; công việc là niềm vui, là người bạn nên ở một mình vẫn không cảm thấy cô đơn, cách nghic về công việc cũng rất mơ mộng
- Hành động : hy sinh cả hạnh phúc, cuộc sống riêng tư vì công việc, làm việc nghiêm túc, khoa học, chính xác, tỉ mỉ. Cách làm việc nghiêm túc ngấm cả vào cuộc sống hành ngày.
* Sống giản dị, khiêm tốn:
- Cách nghĩ về cuộc sống của mình và những người ở mảnh đất Sa pa rất giản dị
- Ca ngợi mọi người, tử chối khoogn muốn ông họa sĩ vẽ mình.
- Kể chiến công , đóng của bản thân một cách khiêm nhường.
* Chủ động gắn mình với cuộc đời hồn nhiên ,cởi mở
- Sống một mình trên đỉnh núi cao, nhưng biết rất rõ những người xung quanh( vợ bác lái xe, hai cán bộ ở Sa pa, ông kĩ sư noogn nghiệp và anh cán bộ nghiên cứu sét)
- Chủ động hòa mình với cuộc đời: sắp xếp công việc ngăn nắp, đọc sách , nuôi gà, trồng hoa...
* Cuộc sống đẹp, tâm hồn đẹp đẽ của người thanh niên làm ta trân trọng, khâm phục và buộc ta phải suy nghĩ lại cách sống của bản thân.
- Cách sống của người thanh niên có lý tưởng
- Biết hy sinh cho nhân dân, đất nước, giản dị, khiêm tốn
- Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Viêt Nam những năm thập kỉ 70.
III. KB
- Khẳng định lại phẩm chất cao đẹp của nhân vật anh thanh niên.
- Liên hệ bản thân
0,5
0,75
0,75
0,75
0,75
0,5
0,5
0,5
* Lưu ý: 
Câu 2:
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp có tính thuyết phục, có sự liên hệ thực tế tốt.
Câu 3:
- Biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích về một nhân vật.
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng 
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp.
- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm
GV: Tùy theo nội dung và hình thức bài làm của HS để cho điểm phù hợp.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_thpt_mon_ngu_van_de_le_nam_hoc_201.doc
Giáo án liên quan