Đề thi thử tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn - Đề chẵn - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Liên Mạc (Có đáp án)
Câu 1 (2 điểm)
Chép lại theo trí nhớ và nêu cảm nhận về những câu thơ giới thiệu chung vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du? Cho biết năm sinh, năm mất của tác giả này.
TRƯỜNG THCS LIÊN MẠC ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC 2013-2014 Môn thi: Ngữ văn Thời gian 120 phút (không kể giao đề) Ngày thi 27 tháng 4 năm 2013 Đề chẵn Câu 1 (2 điểm) Chép lại theo trí nhớ và nêu cảm nhận về những câu thơ giới thiệu chung vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du? Cho biết năm sinh, năm mất của tác giả này. Câu 2 (3 điểm) Học tủ, học vẹt đang là phương pháp học tập được nhiều bạn học sinh áp dụng hiện nay. Suy nghĩ của em về phương pháp học tập này? Câu 3 (5 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: "Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long." (trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) ------------------- Hết----------------- Hä vµ tªn thÝ sinh : ......................................................Sè b¸o danh :....................... Ch÷ kÝ cña gi¸m thÞ 1 : .............................Ch÷ kÝ cña gi¸m thÞ 2:............................ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 2đ - Chép đúng 4 câu đầu đoạn trích Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du), mỗi lỗi sai trừ 0,25đ. - Cảm nhận: HS viết dưới dạng 1 đoạn văn hoặc gạch ý song cần nêu được: +Nhận xét đánh giá chung về vẻ đẹp của 2 chị em Thúy Kiều: vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người phụ nữ +Đó là vẻ đẹp "mười phân vẹn mười". Mỗi người mỗi vẻ, không giống nhau nhưng đều đẹp hoàn mĩ. +Biện pháp nghệ thuật chủ đạo được sử dụng là ước lệ, miêu tả, so sánh, ẩn dụ, lấy các hình ảnh thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp con người. - Nêu đúng cả năm sinh, năm mất của tác giả: 1765-1820. 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 2 3đ I. Mở bài: - Giới thiệu , dẫn dắt - Nêu vấn đề: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh. Đây là phương pháp học tập không tốt. II. Thân bài - Giải thích: +Học tủ là cách chọn một vài phần kiến thức để học vì cho rằng sẽ có trong bài kiểm tra, bài thi. +Học vẹt là học thuộc lòng nhưng không hiểu nội dung (thuộc lí thuyết nhưng không biết áp dụng vào thực hành). - Đánh giá: +Tuy là 2 khái niệm khác nhau nhưng đều là cách học không tốt mà hiện nay nhiều bạn HS áp dụng ( thể hiện lười học, lười suy nghĩ, học đối phó) +Học tủ, học vẹt gây nhiều tác hại nghiêm trọng (lí thuyết không biết áp dụng vào thực tế; học trước quyên sau; không nắm vững kiến thức, ảnh hưởng đến tương lai của bản thân và xã hội...) +Phê phán việc học tủ, học vẹt và đưa ra cách học tập đúng đắn(cần học tập tích cực, chủ động, sáng tạo...) - Liên hệ: Việc học tập của học sinh hiện nay III. Kết bài: - Khẳng định lại: Việc lựa chọn phương pháp học tập rất quan trọng. - Bài học cho bản thân; Lời khuyên cho mọi người 0,5 0,5 1 0,5 0,5 3 5đ I. MB: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích - Nêu vấn đề: Vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá và thiên nhiên biển đêm II. TB: - Vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá trên biển. + Hình ảnh con thuyền thật đẹp, kì vĩ, lớn lao, sánh ngang với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ (lái gió, buồm trăng, lướt giữa mây cao biển bằng. + Hoạt động của con thuyền với công việc đánh cá như bước vào trận chiến đồng tâm, hiệp lực (dò bụng biển, dàn đan thế trận...) - Vẻ đẹp của thiên nhiên biển đêm. + Vẻ đẹp và sự phong phú của các loài cá qua phép liệt kê, so sánh, nhân hóa...(cá nhụ, cá chim, cá đé; cá song lấp lánh đuốc đen hồng; cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe) + Vẻ đẹp của sóng, gió, vũ trụ lung linh, huyền ảo qua nghệ thuật nhân hóa (Đêm thở:sao lùa nước) - Đặc sắc nghệ thuật, nội dung: Bằng nguồn cảm hứng lãng mạn, trí tưởng tượng phong phú kết hợp cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật, từ ngữ...Tác giả đã miêu tả đoàn thuyền và thiên nhiên biển đêm đẹp như 1 bức tranh lung linh, huyền ảo. Qua đó thể hiện tình yêu biển, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả. III. KB - Khẳng định lại giá trị cảu đoạn thơ. - Liên hệ bản thân 0,5 0,75 0,75 0,75 0,75 1 0,5 * Lưu ý: Câu 2: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội - Bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp có tính thuyết phục, có sự liên hệ thực tế tốt. Câu 3: - Biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích về một đoạn thơ. - Bố cục mạch lạc, rõ ràng - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp. GV: Tùy theo nội dung và hình thức bài làm của HS để cho điểm phù hợp.
File đính kèm:
- de_thi_thu_tuyen_sinh_vao_thpt_mon_ngu_van_de_chan_nam_hoc_2.doc