Đề thi lý thuyết giáo viên dạy giỏi cấp huyện Thanh Chương chu kì 2012 - 2014 môn thi: Lịch sử
Câu 1: (3 điểm).
Cuộc Duy Tân Minh Trị 1868 ở Nhật Bản được xem là một cuộc cách mạng tư sản. Anh (chị) hãy nêu hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa của cuộc cải cách?
Câu 2. (4 điểm)
Qua bài 23 - SGK Lịch sử 9 "Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa". Anh (Chị ) hãy làm sáng tỏ:
a. Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cách mạng tháng Tám năm 1945.
b. Tại sao có thể khẳng định: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân?
PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI LÝ THUYẾT GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN CHU KÌ 2012 - 2014 Môn thi: Lịch sử (Đề gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 150 phút. Câu 1: (3 điểm). Cuộc Duy Tân Minh Trị 1868 ở Nhật Bản được xem là một cuộc cách mạng tư sản. Anh (chị) hãy nêu hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa của cuộc cải cách? Câu 2. (4 điểm) Qua bài 23 - SGK Lịch sử 9 "Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa". Anh (Chị ) hãy làm sáng tỏ: a. Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cách mạng tháng Tám năm 1945. b. Tại sao có thể khẳng định: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân? Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào là dạy học theo nhóm? Vai trò của giáo viên trong phương pháp dạy học đó? Thiết kế nội dung, hình thức dạy học theo nhóm khi tiến hành mục II.2 Bài: 16- SGK Lịch sử 7 (trang 77). NXB GD 2003. Ghi chú: Câu 3 kèm theo nội dung mục II.2 - SGK Lịch Sử 7 ở mặt sau của đề. ------ Hết------ Họ và tên giáo viên dự thi:.. SBD:. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm, giáo viên dự thi không được sử dụng tài liệu PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG KÌ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI HUYỆN CHU KÌ 2012 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm này gồm có 03 trang) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Hoàn cảnh: 1,0 (3,0 đ) - Vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia phong kiến lạc hậu. Trong bối cảnh đó các nước tư bản phương Tây (Mĩ, Nga, Anh, Pháp) ngày càng tăng cường can thiệp tìm cách đòi “mở cửa” Nhật. 0,5 - Năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ, nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. 0,5 Nội dung: 1,5 + Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền đất đai của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, giao thông liên lạc. 0,5 , +Chính trị- xã hội: Xoá bỏ chế độ nông nô, đưa qúi tộc tư sản lên nắm chính quyền, thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây. 0,5 +Quân sự: Được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tâychú trọng công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí. 0,5 0,5 Ý nghĩa: Cuộc cải cách giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa trở thành nước tư bản phát triển. Tạo cơ sở để Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc. 0,25 0,25 Câu 2 a. Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng 3,0 (4,0đ) Hoàn cảnh: + Chiến tranh thế giới đi vào những ngày cuối, Ngày 9/5/1945 PX Đức đầu hàng; 09/08/1945, Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 14/8/1945 phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh -> Bọn Nhật ở Đông Dương và tay sai Nhật hoang mang cực độ. 0,25 +Trong nước: Cao trào kháng Nhật cứu nước đang dâng cao-> Lực lượng CM đã chuẩn bị sẵn sàng Ú Thời cơ cách mạng chín muồi 0,25 + Từ ngày 14 đến 15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp (Tân Trào-Tuyên Quang) quyết định: Phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền. Ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy 0,25 + Ngày 16/8/1945 ĐH quốc dân họp ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch... 0,25 Diễn biến + Giữa tháng 8/1945, khí thế cách mạng sục sôi trong cả nước. Từ ngày 14/08/1945, một số cấp bộ Đảng, Việt Minh, tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa nhưng căn cứ tình hình cụ thể của địa phương và vận dụng chỉ thị : “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền( Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam) 0,25 + Giành chính quyền ở Hà Nội - Chiều 15/08/1945 lệnh tổng khởi nghĩa về Hà Nội, cả thủ đô tràn ngập khí thế - 19/08/1945, hàng chục vạn nhân dân xuống đường biểu dương lực lượng, chiếm các cơ quan đầu não của địch: Phủ Khâm sai Bắc Bộ, Sở Cảnh sát Trung ương, Sở Bưu điện...-> khởi nghĩa thắng lợi. 0,25 + Giành chính quyền ở Huế: 23/8 Huế giành chính quyền -> Chiều 30/08/1945, vua Bảo Đại thoái vị chế độ phong kiến sụp đổ . + Ở Sài Gòn: 25/8 Sài Gòn giành chính quyền 0,25 + 28/8 cả nước giành CQ -> 2/9/1945 Chủ tịch HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, nước VNDCCH ra đời. 0,25 Ú Tổng khởi nghĩa đã giành được thắng lợi trên cả nước trong vòng nửa tháng, từ ngày 14 đến ngày 28/08/1945 (tương đối nhanh và ít đổ máu). Thắng lợi ở các địa phương : Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa. 0,25 Ý nghĩa - Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến. - Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc: độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. - Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa. 0,25 0,25 0,25 b. Tại sao có thể khẳng định : Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân nhân ? 1,0 + Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam nổ ra vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917). Nhiệm vụ cách mạng là phải đánh đuổi bọn đế quốc, lật đổ chế độ phong kiến để giành độc lập dân tộc dân tộc, ruộng đất cho dân cày, rồi sau đó mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa. 0,25 +Lực lượng lãnh đạo cách mạng là do giai cấp vô sản; Lực lượng tham gia cách mạng bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tâng lớp tiểu tư sản, tư sản dân tộc... song động lực chủ yếu là Công – Nông. 0,25 +Kết quả: Đã đánh đuổi bọn đế quốc, giải phóng dân tộc, thành lập chính quyền DCND, tịch thu được một phần ruộng đất của bọn đế quốc và bọn Việt gian phản động để tạm giao cho dân cày, ban bố được quyền tự do dân chủ cho nhân dân. 0,25 Như vậy, Cách mạng tháng Tám trước hết là một cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc, song vì giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cơ bản nhất của một trong hai nhiệm vụ cơ bản của một cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; Vì thế chúng ta có thể nói Cách mạng tháng Tám là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 0,25 Câu 3: + Thế nào là dạy học theo nhóm? (3,0 đ) - Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học tích cực, trong đó học sinh được chia thành các nhóm nhỏ một cách thích hợp, học sinh được học tập thông qua giao tiếp, hợp tác, trao đổi, tranh luận, chia sẻ với nhau nhằm hoàn thiện và nâng cao trình độ. Giáo viên là người tổ chức các hoạt động học tập, gợi mở, hướng dẫn, kích thích và hỗ trợ học sinh nắm bắt kiến thức, kĩ năng bằng kinh nghiệm giáo dục của mình. 0,5 + Vai trò của giáo viên - Lập kế hoạch dạy học: Xác định mục tiêu cụ thể, lập kế hoạch hoạt động: dự kiến cách chia nhóm, nhiệm vụ từng nhóm.... Chuẩn bị các câu hỏi: Câu hỏi thảo luận, các câu hỏi gợi mở... Chuẩn bị chu đáo đồ dùng và thiết bị dạy học liên quan tới hoạt động: bút, giấy, tranh ảnh... 0,5 - Thực hiện kế hoạch bài học: Thiết kế và tạo môi trường; quản lí, giám sát và giúp đỡ nhóm; tiếp nhận thông tin phản hồi; tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động nhóm 0,5 + Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm khi tiến hành mục 2 – trang 77, SGK Lịch sử 7 – NXB 2003. 1,5 Yêu cầu thực hiện các bước: xác định mục tiêu, hình thức, thiết bị hoạt động nhóm, câu hỏi thảo luận, nêu kiến thức cần đạt - Xác định mục tiêu: Học sinh xác định được các biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly. Từ đó đánh giá về nội dung cải cách. 0,25 - Hình thức, thiết bị: Chia nhóm (có thể nhóm lớn hoặc nhỏ); Bảng phụ của giáo viên về các nội dung cơ bản của các cải cách, giấy, bút, nam châm...cho các tổ hoạt động. 0,25 - Câu hỏi thảo luận: Giáo viên có thể chia ra các mảng kiến thức về các lĩnh vực. Vận dụng một số câu hỏi như: Câu hỏi: cho các tổ thực hiện riêng - Em hãy nêu các nội dung cơ bản cải cách của Hồ Quý Ly về chính trị, kinh tế tài chính....... - Điểm mới trong các cải cách của Hồ Quý Ly về chính trị, kinh tế tài chính....? - Câu hỏi chung cho cả lớp để làm cơ sở kết thúc mục: Em có nhận xét gì về các cải cách của Hồ Quý Ly? (tiến bộ, hạn chế....) 0,5 - Kiến thức cần đạt: (dựa vào nội dung cơ bản ở sách giáo khoa về thời gian, các lĩnh vực cải cách.....) 0,5 Ghi chú: Yêu cầu bài viết phải diễn đạt chính xác, logic của một bài lịch sử. Những bài làm có tính sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo kiến thức cơ bản thì giám khảo cho điểm tối đa. Căn cứ bài làm giám khảo linh
File đính kèm:
- De, dap an Lich su.doc