Đề thi khảo sát học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Yết Kiêu (Có đáp án)

Câu 1. (1,0 điểm)

 Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích?

Câu 2. ( 2,0 điểm)

 “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.” (Thép Mới, Cây tre Việt Nam, Sgk Ngữ văn 6, tập 2)

 Hãy chỉ ra và nêu rõ tác dụng của phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Yết Kiêu (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược miêu tả.
- Cách sử dụng từ ngữ cho thấy tài quan sát, cảm nhận tinh tế của hai nhà thơ. Nó góp phần tôn thêm vẻ giàu đẹp của tiếng Việt
Câu 2. (3 điểm)
1. Yêu cầu
a. Về kĩ năng
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bố cục bài viết hoàn chỉnh, luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Văn viết trong sáng, diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.
- Không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ, đặt câu.
b. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau: 
- Môi trường sống của con người bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống.
- Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, trở thành thách thức toàn cầu. Vì vậy bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách của tất cả các quốc gia, là trách nhiệm của mọi người, trong đó có học sinh.
- Nếu mỗi học sinh không có ý thức giữ gìn, bảo vệ thì môi trường sẽ ngày càng xuống cấp nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, học tập.
- Học sinh phải tham gia “Xây dựng trường học Xanh- Sạch-Đẹp” vì suốt tuổi thiếu niên chúng ta đều ngồi trên ghế nhà trường. Trường học chính là ngôi nhà thứ hai của chúng ta, nơi chúng học tập, vui chơi và lớn lên.
- Mỗi học sinh hãy tích cực tham gia “Xây dựng trường học Xanh-Sạch-Đẹp” bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như: Không vứt rác bừa bãi, đổ rác đúng nơi quy định; tích cực trồng, chăm sóc bảo vệ cây xanh; giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung...
- Trái đất là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, thi đua “Xây dựng trường học Xanh-Sạch-Đẹp” là bảo vệ môi trường sống của chính mình, cũng là góp phần xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp và bảo vệ môi trường Trái Đất. Đó là hành động đẹp và đúng đắn của mỗi học sinh.
 2. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. 
 - Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt
- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức .
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Câu 3. (5 điểm)
1.Yêu cầu về kĩ năng: 
- Bài làm có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài hoàn chỉnh, mạch lạc. Hệ thống các luận điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ.
- Biết vận dụng linh hoạt các phép lập luận đã học.
- Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
- Không mắc lỗi về câu, từ, chính tả.
2.Yêu cầu về kiến thức: 
Bài làm có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: văn chương khơi gợi trong tâm hồn người đọc những tình cảm mới mẻ và làm sâu sắc hơn những tình cảm sẵn có.
- Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần: văn chương giúp con người nhận ra chiều sâu ý nghĩa của cuộc đời và sống phong phú hơn. Văn chương giúp con người thoát ra khỏi không gian chật hẹp của chính mình.
- Giá trị, chức năng của tác phẩm văn học là làm phong phú thêm đời sống tâm hồn; có khả năng làm thay đổi cuộc sống con người; làm cuộc sống con người đẹp hơn, sâu sắc hơn.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, con đường tác động của tác phẩm văn học đến người đọc là con đường tình cảm. Thế nên, văn học đem lại những cảm xúc, tình cảm mà ta chưa có, đồng thời giúp cho tình cảm sẵn có trở nên sâu sắc hơn.
- Mặt khác, tác phẩm văn học phản ánh hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ nên cũng đem đến những trải nghiệm đa dạng cho người đọc về cuộc đời.
- Học sinh chọn tối thiểu hai tác phẩm tiêu biểu và phân tích để làm sáng tỏ.
- Chỉ những tác phẩm văn học phản ánh chân thực, cụ thể hiện thực đời sống và có hình thức nghệ thuật độc đáo thì mới có những tác động tích cực đối với tâm hồn con người.
- Khái quát, đánh giá những vần đề đã bàn luận.
3. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 5: Bài làm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên về cả nội dung và hình thức. Diễn đạt linh hoạt, chặt chẽ, sáng tạo. Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, hệ thống dẫn chứng phong phú, chính xác, thuyết phục.
- Điểm 4: Bài làm cơ bản đầy đủ các yêu cầu trên, tuy nhiên còn mắc một vài lỗi nhỏ về hình thức trình bày.
- Điểm 3: Bài làm đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cơ bản trên, còn nghèo nàn về cảm xúc, còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 2: Bài làm còn thiếu ý, còn nghèo nàn về cảm xúc, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề, lạc kiểu bài, diễn đạt yếu.
-------------------- HẾT --------------------
 UBND HUYỆN GIA LỘC
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2012 – 2013
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1. (1,0 điểm)
 Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích? 
Câu 2. ( 2,0 điểm)  
 “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.” (Thép Mới, Cây tre Việt Nam, Sgk Ngữ văn 6, tập 2)
 Hãy chỉ ra và nêu rõ tác dụng của phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên.  
Câu 3. (2,0 điểm)   
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn  thơ sau bằng một bài viết ngắn gọn (không quá 15 dòng tờ giấy thi):
 Hạt gạo làng ta
 Có vị phù sa
 Của sông Kinh Thầy
 Có hương sen thơm
 Trong hồ nước đầy
 Có lời mẹ hát
 Ngọt bùi đắng cay
 Hạt gạo làng ta
 Có bão tháng Bảy
 Có mưa tháng Ba
 Giọt mồ hôi sa
 Những trưa tháng Sáu
 Nước như ai nấu
 Chết cả cá cờ
 Cua ngoi lên bờ
 Mẹ em xuống cấy
 (Trích bài thơ “Hạt gạo làng ta” - Trần Đăng Khoa)  
Câu 4. (5,0 điểm) 
 Dựa vào bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ (Sách Ngữ văn 6 - Tập hai), em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch. 
-------------------- HẾT --------------------
 UBND HUYỆN GIA LỘC
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT 
HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2012 – 2013
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1. (1,0 điểm).
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung vào những nội dung sau:
  Truyền thuyết và cổ tích:
+ Giống nhau: - Đều có các yếu tố tưởng tượng, hoang đường
-         Văn học gian gian, có tính truyền miệng.
+ Khác nhau:  - Truyền thuyết có các sự kiện liên quan đến lịch sử.
                        - Cổ tích kể về các nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật mồ côi....thể hiện ước mơ công lý của người dân.
Câu 2. (2,0 điểm)
 Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung vào những nội dung sau:
+ Phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên là: Phép nhân hóa. (0,5điểm)   
+ Tác dụng: ca ngợi vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất quý báu của cây tre, đồng thời khẳng định: cây tre là biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Qua đó ca ngợi những phất quý báu của con người Việt Nam. (1,5 điểm)
Câu 3.  (2,0 điểm)
1. Yêu cầu
a. Về kĩ năng
- Biết cách làm kiểu bài cảm thụ.
- Bố cục bài viết hoàn chỉnh.
- Văn viết trong sáng, diễn đạt lưu loát.
- Không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ, đặt câu.
b. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau: 
+ Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã phát hiện ra điều kì diệu trong hạt gạo nhỏ bé bình dị. Hạt gạo là hình ảnh của  sự vất vả,  lam  lũ, nhọc nhằn, một nắng hai  sương để nuôi sống con người. Hạt gạo cũng  là món quà  thơm  thảo của quê hương đất nước nhiều nắng mưa, bão bùng nhưng thấm đẫm hương thơm, vị ngọt, thấm đẫm tình quê hương gia đình trong lời hát, lời ru của mẹ            
+ Nét đặc sắc nhất của đoạn thơ là hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả:  Những trưa tháng sáu; Nước như ai nấu; Chết cả cá cờ; Cua ngoi lên bờ;   Mẹ em xuống cấy...Đây là một hình ảnh thơ đẹp, xúc động về nỗi vất vả, nhọc nhằn của người mẹ, rộng ra là người nông dân Việt Nam để làm ra hạt gạo-hạt vàng làng ta.  
+ Những câu thơ như những lời ca, không chỉ là lời ca về hạt gạo mà còn là lời ca về đất nước, về con người Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau ... Đoạn thơ còn đặc sắc ở nghệ thuật( thể thơ 4 chữ như câu hát đồng dao; ở những hình ảnh bình dị nhưng ám ảnh; ở ngôn ngữ mộc mạc; ở biện pháp nghệ  thuật điệp  từ, so sánh,  tương phản đối lập)                
2. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 2: Đạt được các yêu cầu nêu trên, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. 
 - Điểm 1: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt
- Điểm 0,5: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức .
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Câu 4. (5,0 điểm)  
1.Yêu cầu về kĩ năng: 
- Bài làm có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài hoàn chỉnh, mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ.
- Biết vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt.
- Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
- Không mắc lỗi về câu, từ, chính tả.
2.Yêu cầu về kiến thức: 
- Học sinh dựa vào bài  thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà  thơ Minh Huệ  (Sách Ngữ văn 6 - Tập hai), để viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch. 
- Yêu cầu hs phải thuộc và nhớ được nội dung bài thơ, dùng ngôi thứ nhất (nhân vật tôi – anh đội viên để kể lại câu chuyện). Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện từ văn bản thơ, có kết hợp yếu tố miêu tả, kể chuyện với bộc lộ cảm xúc, tâm trạng ... 
- Khi kể chuyện, cần phải tạo dựng được câu chuyện có hoàn cảnh, có nhân vật, sự việc và diễn biến câu chuyện ... 
- Bài làm có thể t

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_6_na.doc
Giáo án liên quan