Đề thi học sinh giỏi môn Sử lớp 9 năm học 2009 - 2010 trường THCS Hanh Cù

 

I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3Đ)

Câu 1: (3 điểm)

 Vì sao Liên Xô và Mĩ chấm dứt “chiến tranh lạnh”? Theo em sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt quan hệ quốc tế phát triển theo những xu thế nào?

 Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức nào?

II. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7Đ)

Câu 1: (3 điểm)

a. Em hãy cho biết những tác động của tình hình thế giới đến Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhận thức về con đường cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có những chuyển biến như thế nào?

 b. Nêu rõ điểm giống nhau và khác nhau trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

 Câu 2 : (4 điểm)

 Nêu những chính sách khai thác bóc lột về kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Những chính sách đó đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

 

doc9 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Sử lớp 9 năm học 2009 - 2010 trường THCS Hanh Cù, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi lãnh đạo.
- Tư tưởng tiến bộ của cách mạng Pháp với những tác phẩm của Rútxô, Môngtexkiơ được dịch sang tiếng Hán du nhập vào Việt Nam
- Cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 nổ ra ở Trung Quốc.
0,75đ
Từ Nhật Bản:
- Thành tựu 30 năm sau cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh đã nêu tấm gương cho các sĩ phu Việt Nam muốn noi gương Nhật Bản để canh tân phát triển đất nước .
0,25đ
Nhận thức về con đường cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có những chuyển biến:
1đ
 - Những sĩ phu yêu nước Việt Nam nhận thức được công cuộc giải phóng dân tộc phải gắn liền với Duy Tân thay đổi chế độ xã hội.
- Họ mất lòng tin vào chế độ phong kiến, bắt đầu có ý thức về dân chủ, dân quyền.
- Cứu nước không chỉ bằng khởi nghĩa vũ trang mà kết hợp nhiều biện pháp: Đoàn kết dân tộc, tiến hành cải cách sâu rộng, nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí.
0,25đ
0,25đ
0,5đ
b. Điểm giống nhau và khác nhau cơ bản trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:
+ Giống nhau: - Đều chống kẻ thù xâm lược để giải phóng dân tộc.
+ Khác nhau: 
 - Phan Bội Châu - Chủ trương bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp.
 - Phan Châu Trinh – Phản đối bạo động, giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội. Ông chủ trương cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền.
1đ
0,25
0.75
 Câu 2 
4đ
Những chính sách khai thác bóc lột về kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. 
2,5đ
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), tuy đế quốc Pháp là nước thắng trận, nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ. Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Đông Dương trong đó có Việt Nam.
0,25
+ Về nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất của nông dân, lập đồn điền trồng lúa và cao su. Năm 1927, vốn đầu tư vào nông nghiệp của Pháp là 400 triệu phrăng (Gấp 10 lần trước chiến tranh). Diện tích trồng cao su từ 15000 ha (1918)lên tới 120 nghìn ha (1930).
0,5
+ Về công nghiệp: Chúng đẩy mạnh việc khai thác mỏ (nhất là mỏ than), đồng thời mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến( giấy,gỗ, diêm,rượu, xay sát) hoặc dịch vụ (điện, nước).
0,5
+ Về thương nghiệp: Pháp nắm chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương( Chúng đánh thuế nặng các mặt hàng của nước khác vào nước ta.)
0,25
+ Về giao thông vân tải: Pháp cho xây dựng các tuyến đường (sắt, thủy, bộ ....) để phục vụ công cuộc khai thác.
0,5
+ Về tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương. Đồng thời, chúng còn tăng cường bóc lột nhân dân ta bằng chế độ thuế khóa nặng nề.
0,5
Những chính sách đó đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào? 
1,5đ
- Quá trình khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến theo hướng tư bản. Chính sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn tới sự tan rã dần của nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc ở nông thôn. Nền kinh tế hàng hóa, do đó có điều kiện phát triển.
0,5
- Tuy nhiên do mục đích thực dân Pháp muốn biến Việt Nam thành thị trường cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hóa, nên tác dụng của phương thức sản xuất TBCN du nhập vào cũng chỉ hạn chế.
0,5
Mặt khác Pháp vẫn duy trì quan hệ phong kiến ở Việt Nam, tiếp tục sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến. Vì vậy Việt Nam không còn là nước độc lập và không thể có nền kinh tế độc lập phát triển bình thường lên tư bản chủ nghĩa, mà trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền kinh tế đan xen tồn tại phương thức TBCN và phương thức sản xuất phong kiến.Và suy cho cùng đó là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu , què quặt lệ thuộc vào nền kinh tế của Pháp.
0,5
 * Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa với những bài làm của học sinh có bố cục hợp lý, trình bày khoa học, diễn đạt rõ ràng mạch lạc, kiến thức lịch sử đảm bảo chính xác.
 - Không cho điểm khá giỏi với học sinh làm bài theo kiểu gạch đầu dòng các ý. Cần khuyến khích những bài làm đúng có nội dung sáng tạo
Trường THCS Hanh Cù Đề thi HSG môn sử lớp 9
Họ và tên giáo viên : Đỗ Anh Đào Năm học 2009-2010
 ( Thời gian : 150 phút)
I. Lịch sử thế giới (3đ)
Câu 1: (3 điểm)
 a. Nêu những biến đổi to lớn của các nước Đông Nam á từ sau năm 1945 đến nay? Theo em biến đổi nào là to lớn nhất?
b. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN?
II. Lịch sử Việt Nam (7đ)
Câu 1: (3 điểm)
 a.Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến chính của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX?
 b. Nêu nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương?
 Câu 2: (4đ)
 a. Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào?
 b. Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam nắm vai trò lãnh đạo cách mạng?
	 _ Hết_
hướng dẫn chấm thi môn : lịch sử 9
Năm học :2009-2010
Thời gian làm bài: 150 phút
Phần I : Lịch sử thế giới (3đ)
Câu
Nội dung cơ bản
Điểm
Câu 1
 3 đ
Nêu những biến đổi to lớn của các nước Đông Nam á từ sau năm 1945 đến nay
0,75đ
Biến đổi to lớn thứ nhất: cho đến nay, các nước Đông Nam á đều giành được độc lập. 
0,25
Biến đổi to lớn thứ hai: Từ sau khi khi giành được độc lập, các nước Đông Nam á đều ra sức xây dựng nền kinh tế - xã hội đạt nhiều thành tích to lớn như Xingapo, Thái Lan, Ma- lai- xi- a( đặc biệt là Xingapo là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam á và có thu nhập bình quân đầu người được xếp vào hàng các nước phát triển trên thế giới).
0,25
Biến đổi to lớn thứ ba: Tuy có thể chế chính trị khác nhau, nền kinh tế không đồng đều, nhưng cho đến tháng 4/1999 các nước Đông Nam á đều gia nhập tổ chức ASEAN( Hiệp hội các nước Đông Nam á) nhằm đẩy mạnh hợp tác, xây dựng một Đông Nam á hòa bình, phát triển phồn vinh, nâng tổng số thành viên lên 10 nước. 
0,25
Biến đổi to lớn nhất
0.25đ
Cho đến nay, các nước Đông Nam á đều giành được độc lập bởi vì:
+ Từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc các nước ĐNA trở thành những nước độc lập tự chủ.
+ Nhờ có biến đổi đó các nước ĐNA mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển nền kinh tế, xã hội ngày càng phồn vinh. 
Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN?
2đ
Trình bày hoàn cảnh ra đời: 
+ Sau khi giành độc lập các nước Đông Nam á đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhiều nước ĐNA thành lập một tổ chức liên minh khu vực, nhằm cùng nhau hợp tác, phát triển.
+ Mặt khác, là để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi, khó tránh khỏi thất bại.
+ 8/8/1967 Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan) gồm 5 nước: In- đô-nê-xi- a, Ma-lai-xi-a,Phi-lip-pin,Xin-ga-po và Thái Lan.
0,75
Mục tiêu hoạt động :
- Phát triển kinh tế văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
0,25
Quá trình phát triển của tổ chức ASEAN?
- Khi tổ chức ASEAN mới thành lập có 5 thành viên tham gia là: In- đô-nê-xi- a, Ma-lai-xi-a,Phi-lip-pin,Xin-ga-po và Thái Lan. Đến năm 1984 sau khi giành được độc lập Brunây gia nhập ASEAN trở thành thành viên thứ sáu.
- Đầu những năm 90, thế giới bước vào thời kỳ sau “ chiến tranh lạnh” vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết bằng việc kí kết hiệp định hòa bình về Cam-pu-chia. Tình hình ĐNA được cải thiện rõ rệt với xu hướng mở rộng thành viên.
+ 7/1995: Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN
+ 9/1997: Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN
+ 4/1999: Cam pu-chia được kết nạp trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN
 - Như vậy 10 nước ĐNA đều đứng trong một tổ chức thống nhất, ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động phát triển kinh tế đẻ cùng xây dựng một ĐNA hòa bình,ổn định cùng phát triển phồn vinh. Có thể nói một chương mới đã mở ra cho lịch sử các nước ĐNA.
0,25
0,5
0,25
Phần II: Lịch sử Việt Nam(7 Đ)
 Câu 1
 (3đ)
 a.Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến chính của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX?
+ Hoàn cảnh:
- Sau gần 30 năm tiến hành xâm lược, với hiệp ước Hác măng(1883) và patơnốt (1884),thực dân dân Pháp đã căn bản hoàn thành việc thôn tính nước ta. Triều đình Nguyễn từ chỗ nhu nhược không dám phát động chiến tranh nhân dân chống thực dân Pháp dẫn đến việc dâng Việt Nam cho Pháp.
- Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, đã tiến hành cuộc phản công tại kinh thành Huế ngày 5/7/1885
- Khi cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
+ Diễn biến:
- Ngay sau khi chiếu Cần Vương được phát đi, một phong trào yêu nước chông thực dân Pháp xâm lược đã dâng lên sôi sục, kéo dài suốt thế kỷ XIX, được gọi là phong trào CầnVương.
 - Phong trào Cần Vương được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1885-1896. ở giai đoạn 1885-1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
 - Tháng 11/1888 do có tay sai dẫn đường, quân Pháp đã vào được nơi ở của nhà vua, bắt vua Hàm Nghi đi đày sang Angiêri(Châu Phi).
 - Tuy vua Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương tiếp tục được duy trì và dần dần qui tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1888-1896. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương: Khởi nghĩa Ba Đình(1886-1887) ở Nga Sơn Thanh Hóa; Khởi nghĩa Bãi Sậy(1883-1892) ở Hưng Yên; Khởi nghĩa Hương Khê(1885-1896) ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình. 
(2đ)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
b. Nêu nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương
- Do hạn chế của thành phần lãnh đạo – hạn chế về tầm nhìn tư tưởng khi họ tập hợp lực lượng dưới ngọn cờ phong kiến giương cao. Điều này không còn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử vì chế độ phong kiến đang chìm đắm trong cơn khủng hoảng suy tàn, không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân(đặc biệt là nông dân đang căm thù 

File đính kèm:

  • docDe HSG Su 9.doc