Đề thi học sinh giỏi lớp 12 năm học môn Ngữ Văn

CÁC DẤU CHẤM CÂU

 Có người đánh mất dấu phẩy trở nên sợ sự phức tạp cố tìm những câu đơn giản. Đằng

 sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

 Sau đó anh ta đánh mất dấu chấm than và bắt đầu nói khe khẽ, không có ngữ điệu. Chẳng còn gì làm cho anh ta sung sướng hay phẫn nộ. Anh ta thờ ơ với mọi chuyện. Kế đó anh ta đánh mất dấu hỏi và chẳng bao giờ hỏi gì nữa. Mọi sự kiện bất kì xảy ra ở đâu, dù trên vũ trụ, trên mặt đất hay ngay trong nhà cũng không làm anh ta quan tâm.

 Một vài năm sau anh ta quên mất dấu hai chấm và không còn giải thích hành vi của mình nữa. Cuối đời anh ta chỉ còn lại có dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu ý kiến nào của riêng mình nữa lúc nào cũng trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta quên mất cách tư duy hoàn toàn.

 Cứ như vậy anh ta đi cho tới dấu chấm hết.

 Suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện trên.

Câu 2 (12 điểm)

" Thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy với các thi sĩ vẫn là điều bí mật".

Hãy giải thích ý kiến trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa và làm rõ quan niệm thơ ca ấy qua phân tích đoạn thơ sau của nhà thơ Xuân Diệu:

 " .Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,

 Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

 Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất;

 Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,

 Không cho dài thời trẻ của nhân gian.

 Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

 Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại,

 Còn trời đất nhưng chẳng còn tô mãi,

 Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.

 Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

 Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt,

 Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

 Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

 Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

 Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

 Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa."

 (Trích " Vội vàng" )

 

doc5 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 12 năm học môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GDĐT NINH BÌNH
Mã kí hiệu
V-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12
 Năm học
 Môn ngữ văn
 (Đề này gồm 01 trang)
CÁC DẤU CHẤM CÂU
 Có người đánh mất dấu phẩy trở nên sợ sự phức tạp cố tìm những câu đơn giản. Đằng
 sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
 Sau đó anh ta đánh mất dấu chấm than và bắt đầu nói khe khẽ, không có ngữ điệu. Chẳng còn gì làm cho anh ta sung sướng hay phẫn nộ. Anh ta thờ ơ với mọi chuyện. Kế đó anh ta đánh mất dấu hỏi và chẳng bao giờ hỏi gì nữa. Mọi sự kiện bất kì xảy ra ở đâu, dù trên vũ trụ, trên mặt đất hay ngay trong nhà cũng không làm anh ta quan tâm.
 Một vài năm sau anh ta quên mất dấu hai chấm và không còn giải thích hành vi của mình nữa. Cuối đời anh ta chỉ còn lại có dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu ý kiến nào của riêng mình nữa lúc nào cũng trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta quên mất cách tư duy hoàn toàn.
 Cứ như vậy anh ta đi cho tới dấu chấm hết.
 Suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện trên.
Câu 2 (12 điểm)
" Thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy với các thi sĩ vẫn là điều bí mật".
Hãy giải thích ý kiến trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa và làm rõ quan niệm thơ ca ấy qua phân tích đoạn thơ sau của nhà thơ Xuân Diệu:
 " ....Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,
	Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
 Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất;
	Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,
 Không cho dài thời trẻ của nhân gian.
	Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
 Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại,
	Còn trời đất nhưng chẳng còn tô mãi,
 Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
 Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
 Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt, 
	Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
	Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
	Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
	Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
	Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa..."
 (Trích " Vội vàng" )
SỞ GDĐT NINH BÌNH
Mã kí hiệu
V –
Hướng dẫn chấm đề thi học sinh giỏi 
 lớp 12
Năm học
Môn ngữ văn
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
( 8 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết kết hợp các thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận xã hội.
- Ý kiến rõ ràng, thuyết phục.
- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.
II. Yêu cầu về nội dung:
Đây là một dạng đề mở, học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau, miễn là hợp lí.
Dưới đây là một số gợi ý:
1. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện (ý nghĩa của từng lần đánh mất dấu câu để nắm được tư tưởng trong câu chuyện).
+ Lần đánh mất dấu phẩy: anh ta chỉ còn ý nghĩ đơn giản.
+ Lần đánh mất dấu chấm than: anh ta không còn sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ... nữa. Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi chuyện.
+ Lần đánh mất dấu hỏi: anh ta mất khả năng học hỏi.
+ Lần đánh mất dấu hai chấm: anh ta không còn giải thích được hành vi của mình nữa.
+ Khi chỉ còn lại dấu ngoặc kép: anh ta không phát biểu được ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy.
+ Anh ta đi đến dấu chấm hết.
=> Từ những dấu câu và mỗi lần đánh mất dấu câu, câu chuyện nêu ra vấn đề về cách sống: nếu con người sống quá đơn điệu, hời hơt,thờ ơ, vô cảm, không tư duy, không sáng tạo ...sẽ dần dần bị tha hóa, trở thành người thừa.
5.0 điểm
2. Nêu suy nghĩ và bài học.
Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mọi người;
- Phủ định lối sống tiêu cực: không có ý thức sống và phấn đấu dẫn đến đánh mất bản thân.
- Khẳng định lối sống tích cực: cần trau dồi phẩm chất và trí tuệ để hoàn thiện bản thân.
3.0 điểm
Câu 2(12 điểm)
I. Yêu cầu chung
Thí sinh phải xuất phát từ kiến thức lí luận văn học (đặc trưng thể loại trữ tình) để giải thích quan niệm của nhà thơ Trần Đăng Khoa về các tiêu chí của thơ hay.
Tiếp đến, thí sinh phải dùng những điều đã giải thích soi vào nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu để cảm nhận cái hay của thơ trong đoạn thơ ấy chính là sự "giản dị, xúc động, ám ảnh"
II.Yêu cầu cụ thể
Thí sinh làm rõ các nội dung sau:
1. Làm rõ ý kiến của Trần Đăng Khoa:
a. Thơ hay là thơ giản dị
- Cái lõi đích thực của thơ ca không nằm ở sự trải chuốt ngôn từ mà đọng lại ở bề sâu của cảm xúc.
- Giản dị không chỉ là một yêu cầu mà là một phẩm chất mà thơ hay cần phải có.
- Giản dị theo quan niệm này là ở ngôn từ, hình ảnh, cách viết.
1,5 điểm
b. Thơ hay là thơ xúc động
- Thơ là sự bộc lộ thế giới nội tâm sâu sắc ở người sáng tác và khi thi sĩ đã sống hết mình với những rung động, cảm xúc thì những buồn vui âu lo, khát vọng.... của người làm thơ mới động chạm dến trái tim của nhiều người; tiếng nói trữ tình trong thơ mới trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người.
- Thơ hay mới là thơ có một sự truyền cảm chân thành và mãnh liệt nhất.
1,5 điểm
c. Thơ hay là thơ ám ảnh.
- Sự ám ảnh của thơ được tạo bởi ấn tượng mạnh mẽ nhất mà hình thức và nội dung thơ đã để lại trong tâm hồn bạn đọc.
- Những ấn tượng xúc cảm mãnh liệt của thơ hay không phải được tạo bởi cường độ của bão lũ, không phải ở những xúc động nhất thời. Thơ hay, sau khi đọc xong người đọc vẫn day dứt khôn nguôi về tình đời, tình người mà thi sĩ băn khoăn, trăn trở và kí thác trong thơ.
(Trong khi giải thích thí sinh có thể minh họa bằng những dẫn chứng cụ thể).
1,5 điểm
2. Phân tích đoạn thơ: "Vội vàng" để làm rõ ý kiến của Trần Đăng Khoa.
a) Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích
 - Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới.
 - "Vội vàng" là một th phẩm rất Xuân Diệu tác phẩm thơ có những cách tân táo bạo, độc đáo nhưng cách viết cũng rất giản dị. 
 - Nói rằng "Vội vàng" rất Xuân Diệu bởi bài thơ này đã thể hiển rất rõ hồn thơ Xuân Diệu: tha thiểtạo rực, băn khoăn (nhận xét của Hoài Thanh).Đoạn thơ trích từ "Vội vàng" là nỗi băn khoăn của thi nhân truớc cuộc đời, nỗi băn khoăn trở thành một nỗi ám ảnh. 
1.0 điểm
b) Nội dung phân tích 
 - Học sinh có thể lần luợt phân tích 2 đoạn thơ trong phần đuợc trích để cảm nhận sự giản dị, xúc động và ám ảnh của thơ Xuân Diệu khi ông nói về mùa xuân tuổi trẻ và tình yêu. 
 + Đoạn: 
 "...Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua, 
 ... Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt..." 
 - Lời thơ giản dị trong sự lí giải cắt nghĩa, và cả trong sự bộc lộ cảm xúc. Ngôn ngữ thơ rất gần với lời nói thường. 
 - Giọng thơ như trách móc hờn giận, bộc lộ nhưng băn khoăn da diết khi nghĩ về sự trôi chảy của thời gian, sự tuần hoàn của mùa xuân đất trời trong khi "tuồi trẻ chẳng hai lần thắm lại" , khi khát khao rất nhiều nhưng cuộc đời chẳng thỏa mãn được bao nhiêu. 
 - Nghệ thuật đối lập trong thơ đã diễn tả nỗi ám ảnh về thời gian (đối lập giữa sự hữu hạn của tuổ trẻ đời người và sự vô hạn của thời gian), một bi kịch của cái tôi rất đỗi xúc động (đối lập giữa khát vọng và thực tế : "lòng tôi rộng" > < "lượng trời cứ chật"
2.5 điểm
 + Đoạn: 
 "Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, 
 Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? 
 Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, 
 Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? 
 Chẳng bao giờ, ôi chẳng bao giờ nữa..." 
 - Xuân Diệu đã dựng nên một bức tranh thiên nhiên để nói lên nỗi lòng mình. Hình ảnh thiên nhiên với những từ ngữ gơi tả âm thanh, sắc màu, hình ảnh của mùa xuân cũng đồng tâm trạng hờn giận, nuối tiếc của con người tuổi trẻ . 
 - Lời than thầm nhưng da diết ở cuối đoạn thơ một lần nữa bộc lộ sự xúc động, nỗi ám ảnh về thời gian trong tâm hồn tuổi trẻ luôn ham yêu và khát sống. 
2.5 điểm
 + Đoạn thơ trong "Vội vàng" đã đạt được một lúc ba điều: giản dị, xúc động, ám ảnh. Theo Trần Đăng Khoa thơ đã đạt được cả 3 điều ấy một lúc đối với thi sĩ vẫn là điều bí mật. Qua đoạn thơ trên người đọc dường như khám phá được đôi điều trong sự "bí mật" ấy. Làm thơ cốt nhất là để giãi bày những buồn vui, khao khát một cách chân thành nhất. Vẻ đẹp của thơ không phải ở sự trang điểm lòe loẹt cho ngôn từ; thơ hay, thơ đẹp ở sự xúc động chân thành của tình cảm, ở nỗi day dứt, ám ảnh khôn nguôi mà thơ ca để lại nơi người đọc khi nói về những vấn đề hàm chứa nhiều ý nghĩa triết lí nhân sinh và đạt đến chiều sâu của giá trị nhân bản. 
1.5 điểm
Giám khảo linh hoạt khi cho điểm. Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
Người ra đề: Đoàn Thị Thu Hạnh
Đơn vị : THPT Hoa Lư A

File đính kèm:

  • docDe thi HSG 12.doc