Đề thi học sinh giỏi huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Thanh Bình (Có đáp án)

Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Con đ¬ường cứu nư¬ớc của Người có gì mới và khác so với những nhà yêu nước trước đó?

Câu 2 (2,0 điểm)

Những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Theo em, biến đổi nào là quan trọng nhất ? Vì sao?

Trước những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay, theo em các nước Đông Nam Á cần phải làm gì?

 

doc6 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Thanh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THANH HÀ
TRƯỜNG THCS THANH BÍNH
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài:150 phút
( Đề này gồm 4 câu, 1 trang)
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Người ra đề
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Ban giám hiệu
(Ký tên, đóng dấu)
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Phần phách.
ĐỀ BÀI
Câu 1 (2,0 điểm)
Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Con đường cứu nước của Người có gì mới và khác so với những nhà yêu nước trước đó?
Câu 2 (2,0 điểm)
Những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Theo em, biến đổi nào là quan trọng nhất ? Vì sao?
Trước những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay, theo em các nước Đông Nam Á cần phải làm gì?
Câu 3 (2,0 điểm)
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ năm 1945 đến nay đã có tác động như thế nào đến cuộc sống con người và xu thế toàn cầu hóa của thế giới?
Câu 4 (2,0 điểm)
Sự kiện nào chứng tỏ “Chiến tranh lạnh” chấm dứt? Kể từ đó tình hình thế giới diễn ra theo các xu hướng như thế nào? Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh đã đem đến cho Việt Nam những thời cơ và thách thức gì? 
	Câu 5: (2,0 điểm) 
	Qua công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc từ 1978 đến nay:
	a. Nêu nội dung đường lối cải cách - mở cửa và thành tựu.
	b. Liên hệ với công cuộc cải tổ của Liên Xô (1985-1991), rút ra điểm khác?
.. 	Phần phách ....
UBND HUYỆN THANH HÀ
TRƯỜNG THCS THANH BÍNH
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HS GIỎI HUYỆN LỚP 9
MÔN: LỊCH SỬ
 (hướng dẫn chấm  gồm 03 trang)
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Người ra đề
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Ban giám hiệu
(Ký tên, đóng dấu)
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Phần phách.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 
(2,0điểm)
* Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước là vì:
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục song không đi đến thắng lợi 
- Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các nhà yêu nước khác ở đầu thế kỉ XX nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của họ
- Với những yếu tố quê hương, gia đình, thực tiễn đất nước đã sớm hun đúc ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành lòng yêu nước nồng nàn và khát khao giải phóng dân tộc. Trên cơ sở những nhận định đúng đắn, ngày 05/06/1911, Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước mới.
* Điểm mới trong con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành :
- Khác với các bậc tiền bối, Người không đi theo con đường truyền thống sang phương Đông, mà Người lại xuất dương tìm sang phương Tây, đến với nước Pháp. Người hiểu muốn đánh đuổi được kẻ thù thì trước hết phải hiểu rõ được kẻ thù đó.
- Người trực tiếp lao động và làm việc cùng giai cấp công nhân và những nười lao động, thấu hiểu nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới 
- Người nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin và đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam bằng con đường cách mạng vô sản 
0,25
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0,25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 2
(2,0 điểm)
 - Biến đổi thứ nhất : tr­íc chiÕn tranh thÕ giíi thø hai, hÇu hÕt c¸c n­íc §«ng Nam ¸ lµ thuéc ®Þa cña thùc d©n ph­¬ng T©y. Sau chiÕn tranh thÕ giíi thø hai, phong trµo ®Êu tranh giµnh ®éc lËp d©n téc diÔn ra m¹nh mÏ: In-®«-nª-xi-a, ViÖt Nam, Lµo
0,25
- Biến đổi thứ hai: từ khi giành được được độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tích to lớn, như Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po. Đặc biệt, Xin-ga-po trở thành nước phát triển nhất trong các nước Đông Nam Á và được xếp vào hàng các nước phát triển nhất thế giới.
0,25
- Biến đổi thứ ba: cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
0,25
* Trong những biến đổi đó biến đổi là quan trọng nhất: 
- Biến đổi từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc đã trở thành những nước độc lập. 
0,25
* Vì:
- Nhờ có biến đổi đó các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của mình ngày càng phồn vinh. 
0,25
* Liên hệ thực tế (Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau) 
- Trong bối cảnh hiện nay, việc Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động gây hấn trên Biển Đông buộc các nước ASEAN cần phải đoàn kết hơn nữa, tránh những mâu thuẫn trong khối; tăng cường hợp tác kinh tế để không lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc; kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, các nước trên thế giới; cùng Trung Quốc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế.
0,75
Câu 3
(2 điểm)
* Tác động tích cực của cách mạng khoa học kỹ thuật đến cuộc sống con người
+ Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo nên những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.
0,5
+ Cách mạng khoa học kỹ thuật đã đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động ..
0,5
* Tác động tiêu cực của cách mạng khoa học kỹ thuật đến cuộc sống con người: Nạn ô nhiểm môi trường; tai nạn giao thông; hệ thống vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống. luôn đặt xã hội loài người trước nhiều nguy cơ
0,5
* Cách mạng khoa học kỹ thuật có tác động thúc đẩy xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa của thế giới: Những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia phát triển; cách mạng khoa học kỹ thuật thúc đẩy các nước hòa nhập, hợp tác để phát triển; nhiều phát minh của cách mạng khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sựu kết nối quốc tế và rút ngắn khoảng cách giữa các châu lục từ đó, thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa diễn ra nhanh hơn.
0,5
Câu 4
(2,0 điểm)
* Sự kiện đánh dấu “Chiến tranh lạnh” kết thúc
- Tháng 12/1989, trong cuộc gặp gỡ tại đảo Man- ta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo Gooc-ba-chốp và Bu-sơ đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
0,25
* Xu hướng phát triển của thế giới
+ Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế: Các xung đột quân sự ở nhiều khu vực đi dần vào thương lượng, hòa bình giải quyết các tranh chấp.
0,25
+ Thế giới xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. Nhưng Mĩ lại chủ trương thiết lập một trật tự thế giới mới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới.
0,25
+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. Các nước đều đẩy mạnh sản xuất và tích cực tham gia các liên minh kinh tế khu vực ...
0,25
+ Từ đầu những năm 90 của TK XX nhiều khu vực lại xảy ra những xung đột quân sự hoặc nội chiến (Nam Tư, Trung Đông, châu Phi)
0,25
=> Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào TK XXI. Việt Nam cũng ở trong tình trạng đó.
0,25
* Thời cơ và thách thức của Việt Nam:
+ Thời cơ: Có cơ hội để hoà nhập, hợp tác trong khu vực và trên thế giới, từ đó tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật của thế giới để phát triển kinh tế, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia ...
0,25
+ Thách thức : Sự bất đồng ngôn ngữ, cạnh tranh quyết liệt về kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới, ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai, sự mất ổn định về chính trị xã hội
0,25
Câu 5
(2.0 điểm)
a. Nội dung đường lối cải cách,mở cửa của Trung Quốc, thành tựu:
- Nội dung:
+ Tháng 12-1978. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cho công cuộc cải cách kinh tế- xã hội của đất nước.
0.25
+ Chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. thực hiện cải cách - mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa đất nước
0.25
- Thành tựu:
+ Sau 20 năm cải cách- mở cửa (1979-2000). nền kinh tế phát triển nhanh chóng. đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
0.25
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm 9.6%. đạt giá trị 8740.4 tỉ nhân dân tệ. đứng hàng thứ bảy trên thế giới
0.25
+ Trên lĩnh vực đối ngoại. Trung Quốc thu được nhiều kết quả. góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế (từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX. bình thường hóa quan hệ với Liên Xô. Việt Nam. thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công, Ma Cao)
0.5
b. Liên hệ
- Trung Quốc lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Kết quả sau hơn 20 năm cải cách-mở cửa. Trung Quốc ngày càng phát triển
0.25
- Liên Xô đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng chưa thực hiện được gì. những cải tổ về chính trị- xã hội lại được đẩy mạnh. xóa bỏ chế độ một ĐảngKết quả công cuộc cải tổ bị thất bại. chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ.
0.25
-----------Hết-----------

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_lich_su_lop_9_truong_thcs_tha.doc