Đề tài Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)

Giáo dục và đào tạo đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn phát triển và truyền bá tri thức nhân loại. Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, trí tuệ trở thành động lực chính của sự tăng tốc phát triển giáo dục và đào tạo, được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi ngươi trong cuộc sống. Chính vì vậy, chính phủ và nhân dân đánh giá cao vai trò của giáo dục và đào tạo, coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu và tiến hành cải cách Giáo dục.

Thực hiện chủ trương đổi mới Giáo dục - Đào tạo của Đảng và nhà nước, dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của bộ giáo dục và Đào tạo, trong năm học 2002 – 2003 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên đã triển khai đại trà việc bồi dưỡng thay sách giáo khoa THCS mới,phần lớp 6, đến tất cả các trường THCS thuộc mười huyện và thị xã trong toàn tỉnh, năm học 2003 – 2004 triển khai việc thay sách giáo khoa lớp 7, năm học 2004 – 2005 triển khai thay sách giáo khoa lớp 8, năm học 2005 – 2006 triển khai thay sách giáo khoa lớp 9 trong đó có bộ môn Lịch sử. Việc làm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc dân nói chung, nâng cao trình độ dạy và học của đội ngũ thầy và trò huyện Mỹ Hào – tỉnh Hưng Yên nói riêng.

Thực hiện chương trình và sách giáo khoa THCS mới,môn Lịch sử với sự chuyển đổi sách giáo khoa theo hướng giảm kênh chữ,tăng kênh hình cho học sinh tiếp cận với nguồn sử liệu gốc, giảm bớt phần lịch sử quân sự, tăng phần lịch sử kinh tế văn hóa.đặt ra yêu cầu phải đổi mơi phương pháp dạy học môn, từ “ thầy nói trò nghe” ( phương pháp thuyết trình ) sang phương pháp “ thầy và trò cùng làm việc “, đa dạng hóa loại hình dạy học, đòi hỏi bắt buộc phải có đồ dùng trực quan.

 

doc35 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển của nó với nhiều tài liệu minh họa phong phú hấp dẫn, không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử cụ thẻ mà còn gợi ra nhiều vấn đề suy nghĩ để tự giải đáp. Ví dụ bộ phim đèn chiếu “ nguồn gốc xã hội loài người”, “ bầy người nguyên thủy” giáo viên vừa giảng bài đồng thời minh họa cho các em hình ảnh đời sống của bày người nguyên thủy, vai trò của lao động trong quá trình phát triển xã hội loài người...
Phim vidio có nội dung lịch sử là những phương tiện dùng trong dạy học lịch sử có hiệu quả cao.
Trước hết chúng phong phú về nội dung,kết hợp chặt chẽ giữa hình ảnh lời nóivới âm nhạc,tác động vào các giác quan của học sinh, cung cấp một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn,không một nguồn kiến thức nào co thể sánh kíp. Hình ảnh màu sắc, âm thanh tạo cho học sinh có cảm giác như đang sống với sự kiện. Điều này góp phần chống hiện đại hóa lịch sử.
Phim truyền hình vidio so với phim điện ảnh còn phục vụ kịp thời những yêu cầu chính trị ngày nay khi học những sự kiện lịch sử quan trọng. Ví như năm 1989, nhân kỉ niệm 200 năm Quang Trung đánh thắng quân Thanh, Tổng công ty thiết bị đồ dùng dạy học đã xây dựng cuốn phim vidio dài 30 phút “ Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn”, vừa dùng trong dạy học lịch sử, vừa phục vụ đông đảo khán giả truyền hình.
Việc sử dụng đèn chiếu, phim vidio trong dạy học lịch sử không phải để giải trí, minh họa bài học mà chủ yếu để bổ sung kiến thức, giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức bài học. Sau khi xem phim cần tổ chức những cuộc trao đổi ngắn, làm bài tập thu hoạch nhỏ.
4. Phương pháp sử dụng dồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử.
Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử cần chú ý các nguyên tắc sau:
Phải căn cứ vào nội dung yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học đẻ lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp. Vì vậy cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan phong phú, phù hợp với các bài học lịch sử.
Có phương phap thích hợp đối với việc sử dụng đồ dùng trực quan mỗi loại. Phải bảo đảm được sự quan sát đầy đủ của học sinh.
Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan ( đắp sa bàn, vẽ bảnđồ, tường thuật trên bản đồ, miêu tả hiện vật...).
Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan, ( không chỉ để cụ thể hóa kiến thức mà cần đi sâu phân tích bản chất của sự kiện ).
Tùy theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có cách sử dụng khác nhau.
Thứ nhất, cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ lớn dùng chung cho cả lớp cùng một lúc như tranh ảnh, bản đồ treo tường, mô hình sa bàn lớn...
Thứ hai, cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ nhỏ đặt ở bàn học sinh như atlat sử, an bum, tranh ảnh lịch sử, minh họa trong sách giáo khoa, báo chí, tài liệu tham khảo, đồ phục chế nhỏ.
Thứ ba,cách sử dụng đồ dùng trực quanquy ước và hình vẽ trên bảng.
Thứ tư, cách dùng màn ảnh như phim đèn chiếu, phim hình vidio...
Thứ năm,sử dụng trực quan hiện vật trưng bày trong các viện bảo tàng, các di tích lịch sử khi tiến hành bài giảng ở bảo tàng hay nơi diễn ra sự kiện.
Chúng ta tìm hiểu chi tiết hơn cách sử dụng một số đồ dùng trực quan phổ biến trong dạy học lịch sử ở nước ta: bản đồ tranh ảnh lịch sử, trực quan quy ước,. Mô hình sa bà...
Loại đồ dùng trực quan treo tường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học lịch sử hiện nay là bản đồ sơ đồ, đồ thị, bảng niên biểu...trước khi sử dụng chúng, cần chuản bị thật kĩ,nắm chắc nội dung bản đồ, ý nghĩa của từng loại phục vụ cho nội dung nào của giờ học.
Trong tiến trình, xác định đúng thời điểm treo bản đồ ( hoặc sơ đồ, đồ thị ). Koong nên treo trên bảng, vì bảng còn dùng để viết. Phải treo ở chỗ cao ở góc bên phải bảng, nơi có đủ ánh sáng cho tất cả học sinh nhìn thấy rõ. Giáo viên phải đứng bên phải bản đồ,dùng que chỉ các địa điểm cho thật chính xác. Khi xác định một vị trí nào, giáo viên không nên nói một cách mơ hồ rằng vị trí này nằm ở phía trên hay phía dưới, ở bên phải hay bên trái mà phải chỉ phương hướng của vị trí “phía tây” hay “phía bắc” .Nếu là một khu vực, căn cứ quân sự...thì giáo viên phải chỉ đúng kí hiệu trên bản đồ, nếu là con sông thì phải chỉ từ thượng lưu xuống hạ lưu ( theo dòng chảy của sông )...
Giáo viên phải luôn luôn theo dõi, kiểm tra sự thu nhận của học sinh, giúp học sinh phân tích, nêu kết luận khái quát về sự kiên được phản ánh trên bản đồ ( hay sơ đồ, biểu đồ...)
Ví dụ khi giới thiệu cho học sinh về đồ thị tốc độ phát triển kinh tế của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giáo viên hướng đẫn học sinh nêu nên quy luật phát triển khong đều của các nước đế quốc: các nước đế quốc già ( Anh, Pháp ) dần dần mất vị trí hàng đầu trong công nghiệp, và nhường chỗ cho các nước đế quốc trẻ ( Mĩ, Đức ). Từ đó học sinh hiểu được mâu thuẫn giữa các tập đoàn đế quốc là không tránh khỏi, mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến cuộc chiến tranh đế quốc.
Đối với học sinh việc sử dụng bản đồ, lược đồ, đồ thị...không những chỉ ghi nhớ, xác định vị trí các địa điểm lịch sử mà còn hiểu rõ nội dung của bản đồ. Hiểu bản đồ, sơ đồ, đồ thị không chỉ là biết các chú dẫn, các kí hiệu...mà cần thấy sau các điều quy ước ấy, những hiện tượng lịch sử sinh động, tính chất phức tạp của các quan hệ kinh tế, chính trị xã hộ. Phải dạy cho học sinh biết “đọc” bản đồ như người ta đọc sách lịch sử vậy.
Về cách sử dụng tranh ảnh lịch sử treo tường, chúng ta cần lưu ý học sinh
Quan sát tranh, giải thích nội dung tranh để chọn lựa những chi tiết phục vụ cho bài học, cụ thể hóa sự kiện lịch sử, làm cơ sở cho việc tường thuật miêu tả và rút ra kết luận khái quát. Hiện nay, học sinh thích xem tranh ảnh lịch sử, nhưng ít biết khai thác nội dung của tranh ảnh để phục vụ bài học.
Loại đồ dùng trực quan cỡ nhỏ được sử dụng riêng cho từng học sinh trong giờ học, trong việc tự học ở nhà. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng tốt loại đồ dùng trực quan này: quan sát kĩ, tìm hiểu sâu sắc nội dung, hoàn thành các bài tập vẽ bản đồ chứ không phải “can” theo sách.
Khi sử dụng tranh ảnh chân dung các nhân vật lịc sử, giáo viên không nên chú ý đến miêu tả hình dạng bên ngoài của nhân vật mà phải hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài đức,quan điểm thể hiện ở hành động của nhân vật
Tóm lại, trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, việc kết hợp chặt chẽ giữa lời nói sinh động với sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những điều quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Phần thứ hai:
Thực trạng sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở các trường THCS huyện Mỹ HàO– Hưng Yên.
Về đội ngũ giáo viên dạy bộ môn lịch sử ở trường THCS: Do hoàn cảnh lịch sở để lại nhiều giáo viên dạy lịch sử không được đào tạo bài bản. Phần lớn là giáo viên kiêm nhiệm. Ví dụ giáo viên dạy địa lại giao cho dạy sử, thâm chí là các giáo viên dạy các môn tự nhiên cũng được phân dạy sử. Điều này khiến cho việc đổi mới phương pháp gặp rất nhiều khó khăn.
Thực tiễn giảng dạy: Nhiều giáo viên trong quá trình dạy lịch sử đã coi đồ dùng trực quan là cái để minh họa cho bài học mà quên mất các kênh hình trong sách giáo khoa cũng là các đơn vị kiến thức mà đồ dùng trực quan là phương tiện vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử.
Một số giáo viên có ý thức sử dụng đồ dùng trực quan lại gặp khó khăn ,lúng túng vì chưa có kiến thức đầy đủ cũng như phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nên đôi khi sử dụng tùy tiên không tuân thủ theo đúng nguyên tắc, ít có hiệu quả thậm chí phản tác dụng.
Phần thứ BA: các giải pháp
1. Cơ sở xuất phát:
 Từ thực tiễn nêu trên và qua quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra một số giải pháp mà tôi áp dụng có hiệu quả. Tôi tổng kết lại thành một đề tài nho nhỏ muốn trao đổi với đồng nghiệp ,hy vọng đống góp chút ít cho công tác giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS huyện nhà.
2. Thực nghiệm sư pham.
Nội dung đê tài tôi làm là “ sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong day học “Bài 28 – Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miến Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965). 
3. Các loại đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong việc dạy các bài này.
- Hệ thống các kênh hình trong sách giáo khoa:
+ Hình 57: Đồng bào Hà Nội dẫn bộ đội vào tiếp quoản Thủ đô
+ Hình 58: Nông dân được chia ruộng đất trong cải cách ruộng đất
+ Hình 59: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (7-1960)
+ Hình 60: Lược đồ “Đồng khởi”
+ Hình 61: Nhân dân nổi dậy ở Trà Bồng ( Quảng Ngãi – năm 1959)
+ Hình 62: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
+ Hình 63: Chiến thuật “ trực thăng vận” của Mĩ
+ Hình 64: Phá ấp chiến lược khiêng nhà về làng cũ
- Các tranh ảnh phóng to khổ lớn ( dùng để treo tường ).
- Các lược đồ treo tường.
- Đèn chiếu.
4. Phương pháp sử dụng.
1. Hình 57: Đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quoản Thủ đô. 
Bức ảnh này được sử dụng khi dạy mục I – Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương.
1.1 Nội dung cần nắm.
Theo kế hoạch đã định, ngày 8-10-1954,các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam chia làm nhiều đường tiến vào ngoại thành Hà Nội. Chiều ngày 9-10-1954 quân đội ta tập kết ở các cửa ô thành phố. Sangs10-10-1954, các đơn vị quân đội,trong đó có các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô- những người con tám năm trước thề “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đã trở về Hà Nội trong đoàn quân chiến thắng. “ Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về”.
Trong ảnh là đoàn xe cơ giới, xuất phát từ Bạch Mai lúc 9 giờ 30 phút,qua phố Huế,11 giờ 15 phút đến Bờ Hồ ,qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đông Xuân, rẽ sang cửa Bắc và tiến vào thành Hà Nội lúc 13 giờ 15 phút. Nhìn trong hình ảnh ấy, nhân dân Thủ đô đứng bên đường rất đông, nhưng rất trật tự, vẫy cờ hoa đón trào bộ đội, nhìn khuôn mặt ai cũng lộ rõ vẻ phấn khởi,hồ hởi. Trên chiếc ô tô ba ( ô tô nhà binh ) có gắn dải lụa đỏ ở mui trước xe, đầu xe gắn lá cờ đỏ sao vàng. Các chiến sĩ trên xe ai lấy cũng nở nụ cười sung sướng, hân hoan vẫy trào nhân dân. Không khí thật trang nghiêm, xúc 

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem su 9.doc