Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án)

Câu 1 : ( 6 điểm )

a) Nêu thành phần hóa học của tế bào ?

b) So sánh tế bào người với tế bào động vật, thực vật ?

Câu 2 : ( 5 điểm )

a) Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau ?

b) Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp ?

c) Tại sao đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi bảo vệ phổi mà khi lao động hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi ?

Câu 3 : ( 4 điểm )

a) Gan đảm nhiệm những vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người ?

b) Tại sao ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ đúng bữa, thức ăn hợp khẩu vị, ăn trong bầu không khí vui vẻ, sau khi ăn no cần có thời gian nghỉ ngơi lại giúp sự tiêu hóa được hiệu quả ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2013 - 2014 
 	 MÔN: SINH HỌC - LỚP 8 
 	 Thời gian: 120 phút (Không kể phát đề) 
Câu 1 : ( 6 điểm ) 
a) Nêu thành phần hóa học của tế bào ?
b) So sánh tế bào người với tế bào động vật, thực vật ?
Câu 2 : ( 5 điểm )
Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau ? 
Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp ?
Tại sao đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi bảo vệ phổi mà khi lao động hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi ? 
Câu 3 : ( 4 điểm ) 
Gan đảm nhiệm những vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người ? 
Tại sao ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ đúng bữa, thức ăn hợp khẩu vị, ăn trong bầu không khí vui vẻ, sau khi ăn no cần có thời gian nghỉ ngơi lại giúp sự tiêu hóa được hiệu quả ? 
Câu 4 : ( 5 điểm ) 
Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào ? 
Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ? 
Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việc bài tiết chúng do cơ quan nào đảm nhiệm ? 
---------------------------- Hết --------------------------
PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN – NĂM HỌC: 2013 – 2014
MÔN THI : SINH HỌC – KHỐI 8 
------------------ O0O ----------------- 
CÂU 
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
1
a) Thành phần hóa học của tế bào:
 Tế bào là một hỗn hợp phức tạp nhiều chất vô cơ và chất hữu cơ.
+ Chất hữu cơ gồm: 
- Prôtêin có cấu trúc phức tạp gồm các nguyên tố Cacbon (C), Hidrô (H), Nitơ (N), Lưu huỳnh (S), Phôtpho (P). Trong đó Nitơ là nguyên tố đặc trưng cho chất sống.
- Gluxit gồm 3 nguyên tố là C, H, O trong đó tỉ lệ H:O luôn là 2H:1O.
- Lipit cũng gồm 3 nguyên tố là C, H, O trong đó tỉ lệ H:O luôn thay đổi tùy loại.
- Axit nuclêic gồm 2 loại: ADN (axit ôxiribônuclêic) và ARN (axit ribônuclêic).
+ Chất vô cơ bao gồm các loại muối khoáng như: Canxi (Ca), Kali (K), Natri (Na), Sắt (Fe), Đồng (Cu). 
( 3 điểm )
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
b) So sánh tế bào người với tế bào động vật, thực vật: 
+ Điểm giống nhau: đều có cấu tạo cơ bản giống nhau, gồm màng, chất tế bào có các bào quan và nhân tế bào.
+ Điểm khác nhau: 
Tế bào người
Tế bào động vật
Tế bào thực vật
- Màng sinh chất không có vách xenlulô 
- Màng sinh chất không có vách xenlulô 
- Ngoài màng sinh chất có vách xenlulô 
- Không có lục lạp, có trung thể.
- Không có lục lạp, có trung thể.
- Thường có lục lạp. Không có trung thể.
- Có nhiều hình dạng khác nhau.
- Có nhiều hình dạng khác nhau.
- Có ít hình dạng hơn tế bào người và ĐV.
( 3 điểm )
0,75
0,75
0,75
0,75 
2
a) Hô hấp ở cơ thể người và thỏ giống và khác nhau như sau:
+ Giống nhau: 
- Cũng gồm các giai đoạn: thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi nồng độ cao tới nơi nồng độ thấp.
+ Khác nhau: 
Thỏ
Người
Sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồn g ngực do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về 2 phía 2 bên.
Sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên.
( 2,5 điểm ) 
0,75
0,75
1
b) Hút thuốc lá có hại cho hệ hô hấp như: 
- Nicôtin làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí. Có thể gây ung thư phổi.
- NOx gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây chết ở liều cao.
- CO chiếm chỗ của oxi trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu oxi, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh. 
(1,5 điểm )
0,5
0,5
0,5
c) Vì: mật độ bụi, khói, các chất gây nhiễm thường lớn hơn khả năng làm sạch của đường dẫn khí trong hệ hô hấp. 
( 1 điểm )
1
3
a) Gan đảm nhận các vai trò trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người như sau: 
- Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa lipit.
- Khử các chất độc (lẫn lộn với chất dinh dưỡng) vào được trong mao mạch máu.
- Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định.
( 2 điểm )
0,5
0,75
0,75 
b) Vì: 
- Ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn, dễ thấm dịch tiêu hóa hơn giúp tiêu hóa hiệu quả cao hơn.
- Ăn đúng giờ, đúng bữa tạo phản xạ có điều kiện tiết dịch tiêu hóa làm số lượng, chất lượng dịch tiêu hóa cao hơn, giúp sự tiêu hóa đạt hiệu quả cao hơn.
- Ăn thức ăn hợp khẩu vị, ăn trong bầu không khí vui vẻ đều giúp sự tiết dịch tiêu hóa được nhiều hơn, giúp tiêu hóa hiệu quả hơn.
- Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi giúp cho hoạt động tiết dịch tiêu hóa, cũng như sự co bóp của dạ dày, ruột được tập trung hơn, giúp sự tiêu hóa hiệu quả hơn. 
( 2 điểm )
0,5
0,5
0,5
0,5
4
a) – Hệ tiêu hóa: lấy thức ăn trực tiếp từ môi trường ngoài biến đổi thành chất dinh dưỡng và thải ra môi trường ngoài những chất cơ thể không cần thiết.
- Hệ tuần hoàn: vận chuyển máu có chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào để thực hiện quá trình đồng hóa, đồng thời nhận chất thải của tế bào đưa đến hệ bài tiết thải ra môi trường ngoài.
- Hệ hô hấp: lấy oxi, thải khí cacbonic. 
+ Oxi tham gia quá trình dị hóa ở tế bào, phân giải các chất sinh năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể, trong đó có quá trình đồng hóa.
( 2 điểm ) 
0,5
0,5
0,5
0,5
b) Vai trò quan trọng của bài tiết đối với cơ thể sống: Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu,) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
( 1 điểm ) 
1 
c) Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là: CO2, mồ hôi, nước tiểu. 
- Cơ quan bài tiết các sản phẩm trên: 
+ Hệ hô hấp thải CO2.
+ Da thải mồ hôi.
+ Hệ bài tiết nước tiểu thải nước tiểu.
( 2 điểm ) 
0,5 
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_20.doc
Giáo án liên quan