Đề tài Một số biện pháp dạy bồi dưỡng thực hành môn Sinh học Lớp 8 trong trường THCS

Ở trường THCS , mỗi môn học đều có vai trò quan trọng đối với học sinh. Môn Sinh học có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn đối với các em, làm cho các em có sự gần gũi hơn với thiên nhiên và thực tế trong cuộc sống hằng ngày, giải thích được một số hiện tượng thường xảy ra xung quanh ta.

 Là người thầy ai cũng muốn mình được mọi người tôn vinh, kính trọng; ai cũng muốn mình là niềm tin là chỗ dựa vững chắc cho học sinh của mình, ai cũng muốn học sinh đạt được kết quả cao, vận dụng tốt kiến thức của bộ môn mình giảng dạy, vận dụng tốt lý thuyết vào các bài thực hành và thực tế cuộc sống.

 Đặc biệt đối với môn Sinh học – môn khoa học thực nghiệm, một khoa học mở, luôn luôn mới và rất trừu tượng. Mỗi một tiết học, một kiểu bài lên lớp đòi hỏi phải có những phương pháp khác nhau, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bài. Làm sao để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

 Đặc biệt hơn nữa là “ bài thực hành” trong chương trình sinh học nói chung và sinh học lớp 8 nói riêng là một vấn đề rất khó, để dạy thành công một bài thực hành hay một nội dung nào đó đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu phương pháp phù hợp và qua thử nghiệm mới có thể thành công. Tuy nhiên khả năng thành công của mỗi tiết dạy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sự nhiệt tâm và cần mẫn của người thầy, sự nổ lực vượt khó của mỗi học sinh

 Qua thực tế giảng dạy bồi dưỡng thực hành môn sinh học lớp 8 nhiều năm liền, tôi xin được trình bày lại một số biện pháp bồi dưỡng thực hành môn sinh học 8 theo tôi là hiệu quả, có thể coi là kinh nghiệm để bạn bè, đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến để việc bồi dưỡng thực hành cho học sinh lớp 8 tại các trường THCS trong huyện thành công theo mong muốn.

 Đích cuối cùng của chúng ta là làm thế nào để học sinh nhận thức và vận dụng tốt kiến thức các em đã học được vào thực hành và thực tế cuộc sống. Do vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp dạy bồi dưỡng thực hành môn sinh học lớp 8 trong trường THCS” để nghiên cứu.

2/Lịch sử vấn đề:

- Công tác bồi dưỡng thực hành là một vấn đề đã được nghiên cứu và thực hiện trong các nhà trường THCS và các trường thực nghiệm từ những năm 1960, và thường xuyên có sự thay đổi nhỏ theo định hướng của nội dung sách giáo khoa theo hướng đổi mới .

- Tại phòng Giáo dục & Đào tạo Đại Lộc- Quảng Nam cũng đã có nhiều chuyên đề báo cáo về phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp giải phẫu trên một số đối tượng động vật theo nội dung chương trình SGK mới vào năm 2005-2006 để đội ngũ giáo viên cùng nhau học tập, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong việc dạy thực hành cho học sinh khối 7,8.

- Tại trường THCS Phan Bội Châu - Đại Lộc –Quảng Nam cũng đã có nhiều chuyên đề về môn sinh học cấp huyện cũng như cấp trường bàn về một số biện pháp để dạy tốt tiết thực hành theo chương trình SGK mới cho khối 7,8

- Nay tôi muốn được tìm hiểu sâu hơn ở việc bồi dưỡng thực hành môn Sinh học 8 như thế nào cho hiệu quả. Với điều kiện CSVC hiện có, với đối tượng học sinh lớp 8 của trường THCS Phan Bội Châu - Đại Lộc – Quảng Nam.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy bồi dưỡng thực hành môn Sinh học Lớp 8 trong trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác thường thì các em lúng túng, tường trình một cách máy móc. Vẽ hình và chú thích trên hình vẽ thì chưa đẹp, chưa khoa học như kết quả mà các em đã quan sát được. 
IV/ Nội dung:
1/Lý do có những thực trạng trên:
- Do điều kiện CSVC của nhà trường còn thiếu nên sự đầu tư của nhà trường vào phòng bộ môn còn hạn chế như: kính hiển vi, bộ đồ mổ, một số loại hoá chất,.. nên học sinh và giáo viên chưa có điều kiện để phát huy hiệu quả của tiết thực hành.
- Giáo viên bộ môn sinh học chưa chịu khó đầu tư nhiều cho các tiết thực hành, chưa thực sự học hỏi từ đồng nghiệp để tích luỹ cho mình một vốn kiến thức cơ bản trong việc giảng dạy thực hành cho bộ môn sinh học. Do vậy khi được nhà trường phân công giảng dạy bồi dưỡng thực hành cho học sinh sẽ gặp phải khó khăn nhất định, lúng túng trong phương pháp bồi dưỡng. Trong từng tiết học giáo viên chưa tạo cho các em sự tò mò, nghiên cứu về môn học. Giáo viên chưa có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các em, việc bồi dưỡng còn theo đợt theo pha mang tính thời vụ
- Với học sinh thì nhiều em chưa ham thích với bộ môn, ngại sờ mó động vật, chưa có phương pháp quan sát tìm tòi trên mẫu mổ nên hiệu quả chưa cao. Thời gian để các em tham gia thực hành qua các tiết thực hành theo phân phối chương trình còn ít, cơ hội để các em rèn kỹ năng và thao tác thực hành chưa nhiều.
2/Biện pháp thực hiện: Để tạo cho học sinh có thao tác và kỹ năng thực hành tốt với môn sinh học lớp 8 trong nhà trường và có học sinh tham gia dự thi thực hành tại huyện đạt hiệu quả theo tôi mỗi giáo viên giảng dạy môn sinh học cần tìm ra cho mình một phương pháp dạy bồi dưỡng thích hợp với đối tượng học sinh theo nội dung sách giáo khoa hiện hành. Qua nhiều năm được nhà trường phân công dạy bồi dưỡng thực hành môn sinh học lớp 8 bước đầu đem lại kết quả đáng kể. Dưới đây là một số biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong công tác bồi dưỡng thực hành môn sinh học 8 trong những năm qua theo tôi là hiệu quả:
a/Tạo cho học sinh yêu thích môn sinh học:
- Trong bài học mở đầu của môn học sinh học nói chung và sinh học lớp 8 nói riêng, giáo viên cần giúp cho các em có sự định hướng về môn học, biết rõ mục đích yêu cầu môn học. Giáo viên cần có sự giới thiệu khái quát về kiến thức giải phẫu và sinh lí người để học sinh nắm sơ bộ và hứa hẹn với các em sẽ chứng minh những điều này qua các tiết học lí thuyết và thực hành trong chương trình sinh học lớp 8.
- Qua từng tiết học tiếp theo trong chương trình, giáo viên khéo léo dẫn dắt các em đến với việc giải thích các hiện tượng sinh lí cũng như các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người. Từ đó sẽ kích thích sự tò mò, tìm tòi ở các em qua môn học.
- Qua từng tiết học, giáo viên giúp các em việc vẽ hình, cách ghi chú thích trên hình vẽ, từ đó các em sẽ yêu thích môn học hơn. Đây cũng là cơ hội mà giáo viên phát hiện ra những học sinh có năng khiếu vẽ hình đẹp, là một tiêu chí cần phải có trong khi viết tường trình và vẽ hình khi thực hành sau này.
b/Tổ chức tốt các tiết thực hành theo phân phối chương trình sinh học 8:
- Yêu cầu sự chuẩn bị của học sinh trước khi lên lớp phải đảm bảo: Vật mẫu, các dụng cụ cần thiết cho buổi thực hành, phân nhóm thực hành.
- Với giáo viên: Chuẩn bị các vật mẫu, tranh ảnh, hoá chất cần thiết để làm thí nghiệm chứng minh. Lập kế hoạch cụ thể khi lên lớp ( Giáo án). Dự đoán trước các tình huống có thể xảy ra trong quá trình hướng dẫn thực hành. Trong quá trình thực hành, giáo viên cần theo dõi từng nhóm, từng cá nhân để rèn kỹ năng thực hành và thao tác thực hành cho các em như: Cách quan sát kính hiển vi, quan sát kính lúp, kỹ năng bất động vật mẫu, thao tác làm các tiêu bản từ đơn giản đến phức tạp. Qua các tiết thực hành này, giáo viên sẽ phát hiện những học sinh có kỹ năng thực hành tốt để tiếp tục bồi dưỡng.
c/Tổ chức tuyển chọn học sinh để tiếp tục bồi dưỡng tham gia dự thi ở huyện : 
Đây là bước hết sức quan trọng đòi hỏi giáo viên bồi dưỡng phải có sự tập trung cao, xác định nội dung, thời lượng và quy trình bồi dưỡng sao cho thích hợp? Chọn đối tượng nào để bồi dưỡng ?
- Đối tượng học sinh cần tuyển chọn để tiến hành bồi dưỡng phải đảm bào các tiêu chí sau đây: Ham thích với môn học, dạn dĩ với các loại động vật, chữ viết và khả năng vẽ hình phải đẹp, biết được những kỹ năng cơ bản về thực hành, học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt,...
- Để rút ra được học sinh bồi dưỡng theo những tiêu chí trên thì giáo viên bồi dưỡng phải tổ chức buổi kiểm tra khảo sát để chọn lại đối tượng cho chính sát. Trong những năm qua, đối tượng học sinh tham gia khảo sát khá nhiều từ 25 em trở lên. Đề khảo sát mà giáo viên nêu ra phải đảm bảo hai nội dung:
 +Kiểm tra được kỹ năng vẽ hình, củng như chữ viết của các em. 
Ví dụ: hãy vẽ hình về cấu tạo trong của ếch đồng. Khi học sinh làm bài thì giáo viên kịp thời theo dõi để phát hiện đối tượng ngay trong khi làm bài.
 +Trong các câu hỏi tiếp theo, khi ra đề giáo viên phải làm sao đó để sơ bộ kiểm tra được lý thuyết mà các em đã học, đặc biệt là câu hỏi khó để kiểm tra khả năng tư duy của các em khi gặp vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hành. Đây cũng là yếu tố quyết định thành công sau này.
Ví dụ:
 Câu 1:Vì sao ếch đồng chỉ thích nghi lại thích nghi với đời sống vừa nước vừa cạn ? Hãy giải thích câu nói ”Lăn lóc như cóc bôi vôi”.
Câu 2:Trình bày cấu tạo của tim phù hợp với chức năng vận chuyển máu đi nuôi cơ thể ? Vì sao khi cắt tim ếch ra ngoài mà tim vẫn còn tiếp tục hoạt động được ? ...
 Với việc khảo sát này sẽ giúp cho giáo viên bước đầu chọn ra được những học sinh có kỹ năng vẽ hình tốt, chữ viết và trình bày bài đẹp, Biết vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải thích được các hiện tượng trong thực tế
( Đây là khả năng tư duy của các em). Còn kỹ năng về thực hành nếu còn yếu về mặt nào đó thì giáo viên có thể tiếp tục sửa sai cho các em trong quá trình bồi dưỡng tiếp theo. Từ kết quả khảo sát này, giáo viên giáo viên sẽ chọn ra 6-8 em để bồi dưỡng và sau đó chọn lại 2 em để tham gia dự thi .
d/Xác định nội dung và chương trình cần bồi dưỡng các em theo yêu cầu chung:
- Với môn sinh học lớp 8 theo chương trình sách giáo khoa mới là đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm giải phẫu và sinh lí người. Trong đó chú trọng kiến thức sinh lý nên phải đề xuất nội dung thích hợp. Trong qua trình thực hành, để nắm lại các đơn vị kiến thức này thì các em sẽ thực hành trên đối tượng các động vật như: cá, ếch nhái, chim , thú. Có thể nói, đối tượng hiện nay thường được chọn để nghiên cứu là ”ếch đồng”. Vì ếch đồng dễ tìm kiếm, đơn giản đối với học sinh mà lại tiến hành được nhiều tiêu bản trong quá trình thực hành.
- Sau khi đã chọn ra đối tượng học sinh để bồi dưỡng thì giáo viên bồi dưỡng phải xác định lại những nội dung nào cần đưa ra để bồi dương cho các em ? Nội dung nào cần phải đi sâu để rèn kỹ năng, thao tác thực hành ? Thời gian tiến hành bồi dưỡng trong bao lâu ? Qua nhiều năm liền được phân công bồi dưỡng thực hành cho học sinh lớp 8 dự thi, theo tôi cần tiến hành theo những nội dung cơ bản sau:
* Thực hành tốt các bài thực hành theo chương trình sinh học lớp 8 hiện nay.
* Mổ và quan sát cấu tạo nội quan của ếch đồng, cá chép. Cũng như hệ tiêu hoá .
* Quan sát sự vận chuyển máu qua hệ mạch trên ván đục lỗ: vận chuyển máu ở lưỡi ếch, phổi ếch, màng bơi, màng treo ruột, vận chuyển máu ở vây đuôi cá chép. Qua đó phân biệt được máu động mach, máu tĩnh mạch, máu mô mạch ở động vật và ở người.
* Làm các tiêu bản : Mô cơ vân , mô cơ trơn, mô cơ tim.
* Làm các tiêu bản về mô sụn, mô xương, cấu tạo trong của xương để biết cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng.
* Làm tiêu bản về hệ thần kinh như não cá, não ếch, chế phẩm cơ thần kinh đùi,...
*Tiến hành phương pháp mổ lộ tim, làm tiêu bản cấu tạo trong của tim để biết cấu tạo trong của tim phù hợp với chức năng co bóp và đẩy máy đi nuôi cơ thể ở người, ở ếch. Giải thích và chứng minh tính tự động của tim...
e/Rèn kỹ năng thực hành cho học sinh:
- Trước hết giáo viên phải rèn cho các em kỹ năng quan sát kính hiển vi , kính lúp trên mẫu vật, trên tiêu bản. Đây là việc mà các em đã làm qua các tiết thực hành trong chương trình; nhưng làm thế nào cho nhanh, chính sác, khoa học mới là vấn đề cần quan tâm, như: Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong kính hiển vi, cách đặt kính, cách lấy ánh sáng qua gương phản chiếu, quan sát ở bội giác bé, rồi bội giác lớn, cách đặt tiêu bản khi có sử dụng tấm ván đục lỗ,..Qua thực tế ở nhiều năm, khi vào thi có em không lấy được ánh sáng qua gương phản chiếu ở kính hiển vi thì các bước tiếp theo sẽ không có kết quả.
 - Phân tích lại cho các em hiểu vai trò và chức năng của từng loại dụng cụ trong bộ đồ mổ. Cách sử dụng của từng loại dụng cụ sao cho khoa học, không làm hỏng các tiểu bản, mẫu mổ đẹp. Ví dụ: Cách cầm kéo, cách hướng mũi kéo khi cắt da và cắt cơ, dùng kim nhọn, kim mũi mác để tách nội quan, cách sử dụng dao lam khi làm các tiêu bản ...
 - Làm bất động mẫu vật ( ếch đồng) trước khi giải phẫu và làm các tiêu bản theo yêu cầu của đề ra. Về lý thuyết bất động ếch bằng cách chọc tuỷ thì giáo viên nào củng đã làm và hướng dẫn cho học sinh thực hiện.Trong thực tế thì nhiều học sinh thực hiện chưa tốt, còn chậm, thậm chí không thành công: Biểu hiện sau khi bất động xong mà ếch vẫn còn nhảy được trong phòng thi hoặc máu chảy ra nhiều mà ếch vẫn còn nhảy,..
 Theo tôi, thì giáo viên cần cho học sinh nắm lại lí thuyết cách chọc tuỷ ếch: Tay trái cầm ếch, tay phải cầm kim mũi nhọn, xác định vị trí hố khớp,..( có phần phụ lục) Điều quan trọng là phải cho học sinh xác định vị trí hố khớp thực tế qua tranh vẽ bộ xương ếch, sau đó lột da đầu ếch nhất đầu ếch theo hướng lên xuống để các em xác định vị trí hố khớp. Tiếp theo cho các em nhận biết dấu hiệu khi đã choc đúng vị trí của tuỷ sống là ếch đưa hai chi trước lên che mặt lại và khi đã phá tuỷ thành công thì dấu hiệu tiếp theo là hai chi sau run run duỗi thẳng rồi ếch mềm nhũn ra.
 - Hướng dẫn học sinh mổ và quan sát các nội quan. Cách tiến hành làm các tiêu bản cụ thể theo yêu cầu. Dưới đây là một số nộ

File đính kèm:

  • docSKKN boi duong thuc hanh sinh hoc 8.doc