Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án)
Câu 1 : ( 3,5 điểm )
a) Trong ngành động vật nguyên sinh loài nào có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng ? Nhờ đâu chúng có hình thức dinh dưỡng đó ?
b) Em hiểu như thế nào về hiện tượng kết bào xác và có ý nghĩa của hiện tượng đó ở động vật nguyên sinh ?
Câu 2 : ( 5 điểm )
a) Phân biệt thành tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng từng loại tế bào này ?
b) Bộ xương của hải quỳ và san hô khác nhau như thế nào ?
Câu 3 : ( 3,5 điểm )
a) Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm ?
b) Vì sao xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp ?
Câu 4 : ( 5 điểm )
a) Cơ thể hình nhện có mấy phần ? So sánh các phần với cơ thể giáp xác. Vai trò của mỗi phần cơ thể ?
b) Trong số các đặc điểm của ngành chân khớp thì các đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng ?
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2012- 2013 MÔN: SINH HỌC - LỚP 7 ( Đề chính thức ) Thời gian làm bài: 120 phút ( Không kể thời gian phát đề ) Câu 1 : ( 3,5 điểm ) a) Trong ngành động vật nguyên sinh loài nào có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng ? Nhờ đâu chúng có hình thức dinh dưỡng đó ? b) Em hiểu như thế nào về hiện tượng kết bào xác và có ý nghĩa của hiện tượng đó ở động vật nguyên sinh ? Câu 2 : ( 5 điểm ) a) Phân biệt thành tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng từng loại tế bào này ? b) Bộ xương của hải quỳ và san hô khác nhau như thế nào ? Câu 3 : ( 3,5 điểm ) a) Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm ? b) Vì sao xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp ? Câu 4 : ( 5 điểm ) a) Cơ thể hình nhện có mấy phần ? So sánh các phần với cơ thể giáp xác. Vai trò của mỗi phần cơ thể ? b) Trong số các đặc điểm của ngành chân khớp thì các đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng ? Câu 5 : ( 3 điểm ) Cho những ví dụ nêu ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá ? ---------------------------- HẾT -------------------------- PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC : 2012 – 2013 MÔN THI : SINH HỌC – KHỐI 7 CÂU ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM 1 a) Trong ngành động vật nguyên sinh: loài có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng: trùng roi xanh. - Nhờ đặc điểm cấu tạo có chứa hạt diệp lục, nên nó tự tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống bản thân. ( 1,5 điểm ) 0,5 1 b) Khi gặp điều kiện bất lợi một số động vật nguyên sinh thoát bớt nước thừa, thu nhỏ cơ thể và hình thành vỏ bọc ngoài gọi là kết bào xác. Điều này giúp trao đổi chất ở cơ thể giảm xuống mức thấp nhất để duy trì sự sống cho thích hợp với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. ( 2 điểm ) 1 1 2 a) Cơ thể thủy tức có 2 lớp tế bào là lớp trong và lớp ngoài ngăn cách bởi một tầng keo mỏng ở giữa. + Lớp ngoài gồm: - Các tế bào gai rải rác khắp cơ thể, tập trung nhiều ở tua miệng dùng để bắt mồi. - Tế bào mô bì-cơ: chiếm phần lớn làm nhiệm vụ bảo vệ và vận chuyển. - Tế bào thần kinh: làm nhiệm vụ thu nhận kích thích. + Lớp trong: gồm các tế bào mô cơ - tiêu hóa có 2 roi làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. ( 3 điểm ) 0,5 0,5 0,5 0,5 1 b) Bộ xương của hải quỳ và san hô khác nhau: - Ở hải quỳ chỉ có các gai xương nằm rải rác trong tầng keo, còn bộ xương của san hô kết thành khối đá vôi chung cho cả tập đoàn. - Hải quỳ có thể thay đổi chỗ bám, san hô có bộ xương bất động. ( 2 điểm ) 1 1 3 a) Đặc điểm chung của ngành thân mềm: - Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo. - Hệ tiêu hóa phân hóa. - Cơ quan di chuyển thường đơn giản. + Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển. + Trừ một số thân mềm có hại, còn hầu hết chúng đều có lợi về mọi mặt. ( 2,5 điểm ) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 b) Tuy có khác xa về lối sống nhưng cả hai đều có thân mềm không phân đốt, có khoang áo, có thần kinh và giác quan phát triển, có hệ tiêu hóa phân hóa,... hay nói khác đi chúng mang những đặc điểm cơ bản giống nhau nên xếp cùng một ngành. ( 1 điểm ) 0,5 0,5 4 a) Cơ thể hình nhện có 2 phần: đầu - ngực và bụng. * So sánh: các phần với cơ thể giáp xác - Giống: + Cơ thể đều có 2 phần: đầu - ngực và bụng. + Đều có các đôi phần phụ. - Khác: Hình nhện Giáp xác - Có 6 đôi phần phụ - Phần bụng không có phần phụ - Không có chân bơi - Có tuyến độc - Có nhiều đôi phần phụ - Phần bụng phân đốt, có phần phụ - Có chân bơi - Không có tuyến độc ( 3,5 điểm ) 0,5 0,5 0,5 Mỗi ý đúng đạt 0,5đ b) Ngành chân khớp được phân bố rộng rãi trong tự nhiên nhờ ở chúng có các đặc điểm sau: - Cơ quan hô hấp đa dạng (thở bằng mang; sống dưới nước, thở bằng các ống khí và phổi; thích nghi ở cạn,...) - Cơ quan di chuyển của chúng phát triển mạnh và rất linh hoạt giúp chúng di chuyển nhanh, xa một cách dễ dàng (bơi, bò, bay nhảy,...) ( 1,5 điểm ) 0,75 0,75 5 Ví dụ ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá: - Điều kiện sống ở tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu, cá lìm kìm có thân thon, dài, nhỏ, đầu, miệng dài nhọn, bơi rất nhanh, ăn vụn thức ăn nổi trên mặt nước. - Điều kiện sống ở tầng giữa, có nhiều nơi ẩn náu, cá trê có thân tương đối ngắn, nhỏ, bơi chậm, ăn thức ăn ở tầng giữa. - Điều kiện sống ở tầng đáy, lịch,(lươn),... có thân rất dài, đuôi nhỏ, vây chẵn tiêu biến, bơi kém. ( 3 điểm ) 1 1 1 ĐỀ THI SINH HỌC 7 TRONG TÀI LIỆU STT CÂU CÂU/TRANG TÊN SÁCH GIẢI TRÌNH PHỤ CHÚ 01 1.a Bài 4/ 10 Học tốt sinh học 7 Tự cho dựa theo kiến thức cơ bản bài 4 1.b Câu 1/ 19 - nt - 02 2.a Câu 3/ 22 - nt - 2.b Câu hỏi nâng cao/ 24 - nt - 03 3.a Bài 21/ 47 - nt - Phần kiến thức cơ bản bài 21 3.b Câu 1/ 48 - nt - 04 4.a Câu 1/ 57 - nt - Dựa theo kiến thức lớp giáp xác để so sánh 4.b Câu 1/ 64 - nt - 05 5 Câu 1/ 77 - nt -
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_20.doc