Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án)

 Đề:

 Câu 1. (6 điểm)

 Viết một đoạn văn ngắn phân tích cái hay, cái đẹp của hai dòng thơ sau:

 "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió."

 (Quê hương - Tế Hanh).

 Câu 2. (14 điểm)

 Tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

 Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên./.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
HUYỆN CHÂU THÀNH
CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 120 phút (Không kể phát đề)
 Đề:
 Câu 1. (6 điểm)
 Viết một đoạn văn ngắn phân tích cái hay, cái đẹp của hai dòng thơ sau:
 "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
 (Quê hương - Tế Hanh).
 Câu 2. (14 điểm)
 Tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
 Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên./.
_____ Hết _____
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8
NĂM HỌC: 2013-2014
 Câu 1. (6 điểm)
 1. Về hình thức
 Đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát; văn viết có cảm xúc.
 2. Về nội dung
 Học sinh cần nêu và phân tích được những ý sau:
 - So sánh: "cánh buồm" (vật cụ thể, hữu hình) với "mảnh hồn làng" (cái trừu tượng vô hình). → Hình ảnh cánh buồm mang vẻ đẹp bay bổng và chứa đựng một ý nghĩa trang trọng, lớn lao, bất ngờ.... (1.0 điểm).
	- Nhân hóa: cánh buồm "rướn thân..." → cánh buồm trở nên sống động, cường tráng,... như một sinh thể sống. (0.5 điểm).
	- Cách sử dụng từ độc đáo: các động từ "giương", "rướn" → thể hiện sức vươn mạnh mẽ của cánh buồm... (0.5 điểm).
	- Màu sắc và tư thế "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" của cánh buồm → làm tăng vẻ đẹp lãng mạn, kì vĩ, bay bổng của con thuyền. (0.5 điểm).
	- Hình ảnh tượng trưng: Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc ở đây không đơn thuần là một công cụ lao động mà đã trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng; nó trở thành biểu tượng cho linh hồn làng chài miền biển. (1.5 điểm).
	- Câu thơ vừa vẽ ra chính xác "hình thể" vừa gợi ra "linh hồn" của sự vật. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người dân chài đã gửi gắm vào hình ảnh cánh buồm căng gió. Có thể nói cánh buồm ra khơi đã mang theo hơi thở, nhịp đập và hồn vía của quê hương làng chài. (1.5 điểm).
	- Tâm hồn tinh tế, tài hoa và tấm lòng gắn bó sâu nặng thiết tha với cuộc sống lao động của làng chài quê hương trong con người tác giả. (0.5 điểm).
 Câu 2. (14 điểm)
 1. Yêu cầu về hình thức 
 - Viết đúng thể loại chứng minh về một nhận định văn học. 
 - Bố cục đảm bảo rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
 - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp. 
 2. Yêu cầu về nội dung 
 	Chứng minh làm rõ những phẩm chất của nhân vật chị Dậu, người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
 a. Mở bài (2 điểm)
 - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.
- Tiểu thuyết “Tắt đèn” có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945.
 b. Thân bài (10 điểm)
 Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu.
- Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết. 
+ Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo.
+ Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng.
+ Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu.
- Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại... tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị.
	- Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo:
	Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được → chị đã đấu lý với chúng
	“ Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. 
- Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm.
+ Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng.
+ Mặc dù điêu đứng với số tiền sưu nhưng chị vẫn sẵn sàng ném nắm giấy bạc vào mặt tên tri phủ Tri Ân. Hai lần bị cưỡng hiếp chị vẫn thoát ra được.
→ Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng.
 c. Kết bài (2.0 điểm)
Khái quát khẳng định về phẩm chất nhân vật:
- Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm... 
- Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết. 
 - Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
 - Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩm có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán./.
 Lưu ý: Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh; phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục.
_____ Hết _____
TRÚC ĐỀ:
Câu 1.
Tuần 21
Tiết 77. Quê hương
Câu 2.
Tuần 3
Tiết 9. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” – (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
Tuần 20-24 (Lớp 7 – Học kỳ 2)
Tiết 75-76-79-80-83-84-87-88 . Văn nghị luận – lập luận chứng minh.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_201.docx
Giáo án liên quan