Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Hợp Đức (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm):

Vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đ¬ường cứu n¬ước mới cho dân tộc Việt Nam ? Nêu những hoạt động của Người từ năm 1911-1917?

 Hãy so sánh con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các bậc tiền bối trước đó?

 

doc6 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Hợp Đức (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THANH HÀ
TRƯỜNG THCS HỢP ĐỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN - LỚP 9
MÔN: LỊCH SỬ 
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm 04 câu, 01 trang)
. TeachSố phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Người ra đề
(Ký và ghi rõ tên)
Xác nhận của Ban giám hiệu
(Ký tên, đóng dấu)
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
............Phần phách...........
ĐỀ BÀI
A. Phần lịch sử Việt Nam (2điểm )
Câu 1 (2,0 điểm):
Vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam ? Nêu những hoạt động của Người từ năm 1911-1917? 
 	Hãy so sánh con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các bậc tiền bối trước đó?
B. Phần lịch sử thế giới (8 điểm )
Câu 2 (3,0 điểm)
	 Những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Theo em, biến đổi nào là quan trọng nhất ? Vì sao?
Câu 3(3,0 điểm)
 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ La Tinh được ví như “lục địa bùng cháy”. Bằng những sự kiện lịch sử đã học về Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai ,em hãy làm sáng tỏ nhận định trên ?
 Nét khác biệt cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á , châu Phi với khu vực Mĩ La Tinh ?Vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 4 (2 điểm).
 Sự kiện nào chứng tỏ “Chiến tranh lạnh” chấm dứt? Kể từ đó tình hình thế giới diễn ra theo các xu hướng như thế nào? Quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh đã đem đến cho Việt Nam những thời cơ và thách thức gì? 
..........Hết.........
UBND HUYỆN THANH HÀ
TRƯỜNG THCS HỢP ĐỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI - LỚP 9
MÔN: LỊCH SỬ 
 (Hướng dẫn chấm  gồm 05 trang)
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Người ra đề
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Ban giám hiệu
(Ký tên, đóng dấu)
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Phần phách
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2,0điểm)
* Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước mới Vì
 - Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, quê hương giàu truyền thống cách mạng
0,25 điểm
 - Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều lần lượt bị thất bại
0,25 điểm
 - Cách mạng Việt Nam đang bế tắc về đường lối, Người rất khâm phục lòng yêu nước của các bậc tiền bối nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ nên quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới 
0,25 điểm
* Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 - 1917 
 - 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng nhà Rồng , Người đi qua nhiều nước châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu...
0,25 điểm
- 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người viết báo, truyền ... cũng trong thời kì này Người đã tiếp nhận ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga => tìm ra chân lí cứu nước mới cho dân tộc Việt nam
0,25 điểm
.....Phần phách .......
* Điểm mới trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
- Khác với các bậc tiền bối, Người không đi theo con đường truyền thống sang phương Đông, mà Người lại xuất dương tìm sang phương Tây, đến với nước Pháp. Người hiểu muốn đánh đuổi được kẻ thù thì trước hết phải hiểu rõ được kẻ thù đó.
0,25 điểm
- Người trực tiếp lao động và làm việc cùng giai cấp công nhân và những nười lao động, thấu hiểu nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới 
0,25 điểm
- Người nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin và đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam bằng con đường cách mạng vô sản.
0,25 điểm
2
(3,0 điểm)
* Những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai: (2,75 điểm)
- Trước năm 1945, các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
0,25
điểm
- Sau năm 1945 và kéo dài hầu như trong cả nửa sau thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra phức tạp và căng thẳng. Các sự kiện như là:
0,25
điểm
+ Nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền như Việt Nam, Lào, In- đô- nê- xi- a. Đến giữa những năm 50, hầu hết các nước đã giành được chính quyền.
0,25
điểm
- Ngay sau đó nhiều nước Đáng Nam Á phải khỏng chiến chống sự xâm lược trở lại của các nước đế quốc như In- đô-nê- xi- a, Việt Nam...
0,25
điểm
- Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, các nước đế quốc Mĩ, Anh đã phải trao trả độc lập cho Phi- lip- pin (7/1946), Miến Điện (1/1948), Mã Lai (8/1957)
 Như thế tới giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập.
0,25
điểm
+ Sau đó do ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng, chủ yếu do sự can thiệp của Mĩ.
0,25
điểm
+ Mĩ thành lập khối quân sự SEATO rồi là tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 20 năm. Nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
0,25
điểm
+ Sau khi giành được độc lập, để thúc đẩy sự phát triển, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực nên các nước Đông Nam Á đã hợp tác với nhau, thành lập tổ chức liên minh khu vực.
0,25
điểm
+ Ngày 8- 8- 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước (In- đô- nê- xi- a; Thái Lan; Ma-lai- xi- a; Phi- lớp- pin và Xin- ga- po)
0,25
điểm
+ Trong thời gian này nền kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như: Xin- ga- po, Thái Lan, Ma- lai- xi- a.
0,25
điểm
+ Đến những năm 90 của thế kỉ XX, khi thế giới bước vào thời kì sau “Chiến tranh lạnh” đặc biệt là “vấn đề Cam- pu- chia” được giải quyết, tình hình Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt, từ “ASEAN 6” đã phát triển thành “ASEAN 10” và “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”.
0,25
điểm
* Biến đổi quan trọng nhất: (0,25 điểm)
 Sau chiến tranh, các nước ĐNA hầu hết đã giành được độc lập. Đó là biến đổi quan trọng nhất. Vì việc giành được độc lập là cơ sở để cho các nước ĐNA vươn lên xây dựng đất nước, khẳng định vị trí của mình trong khu vực và trên thế giới
0,25
điểm
3
(3,0 điểm)
 * Chứng minh nhận định từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ La Tinh được ví như “lục địa bùng cháy”. 
- Mĩ La Tinh là khu vực rộng lớn trải dài từ Mê- hi - cô xuống tận Nam Mĩ . Là vùng đất mới được phát hiện vào cuối thế kỷ XV, rất giàu tài nguyên nông sản và khoáng sản
0,25
điểm
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La Tinh trở thành thuộc địa kiểu mới hoặc phụ thuộc vào Mĩ .
0,25
điểm
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, phong trào cách mạng ở Mĩ La tinh có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. 
0,25
điểm
+ Mở đầu là cách mạng Cu Ba 1959 thành công – thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn khu vực .
0,25
điểm
+ Từ đầu những năm 60- 80 của thế kỷ XX , cao trào đấu tranh nổ ra và khu vực này được ví như “ lục địa bùng cháy”của phong trào cách cách mạng 
0,25
điểm
+ Đấu tranh vũ trang đó nổ ra ở Bô -li- vi –a , Vê –nê-xu-ê-la, Cô -lôm - bi- a Kết quả là chính quyền độc tài bị lật đổ
0,25
điểm
 + ở Chi- lê và Ni –ca-ra-goa, phong trào cách mạng giành thắng lợi trong những năm 1970-1973, nhưng do Mĩ can thiệp vào nên phong trào thất bại vào những năm 1973-1991
0,25
điểm
- Đến nay các nước Mĩ -La- tinh đó lần lượt giành được độc lập .
0,25
điểm
* Nét khác biệt của phong trào cách mạng ở Mĩ -La- Tinh so với châu Á, châu Phi là:
- Khu vực Mĩ -La -Tinh đấu tranh chống các thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc ,dân chủ qua đã giành độc lập và chủ quyền dân tộc 
0,25
điểm
 - Châu Á,châu Phi, đấu tranh chống lại bọn tay sai để giải phóng dân tộc, giành lại độc lập chủ quyền.
0,25
điểm
* Sự khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, Mĩ- la-tinh
- Khu vực Mĩ -La -Tinh vốn là những nước cộng hoà độc lập ,nhưng lệ thuộc vào Mĩ , nên nhiệm vụ đấu tranh chống các thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc , dân chủ qua đó giành lại độc lập chủ quyền của dân tộc .
0,25
điểm
- Châu Á, châu Phi là thuộc địa nửa thuộc địa hoặc phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản .Mất độc lập chủ quyền ,nên nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lai độc lập chủ quyền
0,25
điểm
4
(2,0 điểm)
* Sự kiện chứng tỏ “chiến tranh lạnh” chấm dứt: (0,25 điểm)
 Tháng 12/1989, trong cuộc gặp gỡ tại đảo Man ta ( Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo Gooc-ba-chốp và Bu-sơ đã chính thức công bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
0,25
điểm
* Xu hướng thế giới sau “Chiến tranh lạnh” (1,25điểm).
+ Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế: Các xung đột quân sự ở nhiều khu vực đi dần vào thương lượng, hòa bình giải quyết các tranh chấp.
0,25
điểm
+ Thế giới xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. Nhưng Mĩ lại chủ trương thiết lập một trật tự thế giới mới “ đơn cực” để làm bá chủ thế giới.
0,25
điểm
+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. Các nước đều đẩy mạnh sản xuất và tích cực tham gia các liên minh kinh tế khu vực ...
0,25
điểm
+ Từ đầu những năm 90 của TK XX nhiều khu vực lại xảy ra những xung đột quân sự hoặc nội chiến (Nam Tư, Trung Đông, Châu Phi)
0,25
điểm
=> Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào TK XXI. Việt Nam cũng ở trong tình trạng đó
0,25
điểm
* Thời cơ và thách thức. (0,5 điểm)
 Thời cơ : Có cơ hội để hòa nhập, hợp tác trong khu vực và trên thế giới, từ đó tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật của thế giới để átriển kinh tế, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia ...
0,25
điểm
Thách thức : Sự bất đồng ngôn ngữ, cạnh tranh quyết liệt về kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới, ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai, sự mất ổn định về chính trị xã hội
0,25
điểm
................Hết.............

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_lich_su_lop_9_truong_thcs.doc