Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2010 - 2011 môn Hóa Học

1. Câu 1.(4,5 điểm)

 1) Hỗn hợp A gồm bột các oxit: FexOy, Al2O3, MgO, CuO cho khí CO dư đi qua A nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư được dung dịch C và chất rắn D. Cho dung dịch HCl vào dung dịch C. Hòa tan D bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư tạo thành SO2 (sản phẩm duy nhất). Viết phương trình phản ứng xảy ra.

 2) Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:

 a) Cho mẩu Ba vào dung dịch FeSO4 loãng để trong không khí.

 b) Cho từ từ đến dư dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl và ngược lại cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.

 c) Nhỏ dần từng giọt dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch KOH loãng.

 

doc1 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2010 - 2011 môn Hóa Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd&Đt lý nhân
đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2010-2011
đề số 1
Môn hóa học
(Học sinh làm bài trong thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
1. Câu 1.(4,5 điểm)	
	1) Hỗn hợp A gồm bột các oxit: FexOy, Al2O3, MgO, CuO cho khí CO dư đi qua A nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư được dung dịch C và chất rắn D. Cho dung dịch HCl vào dung dịch C. Hòa tan D bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư tạo thành SO2 (sản phẩm duy nhất). Viết phương trình phản ứng xảy ra.
	2) Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
	a) Cho mẩu Ba vào dung dịch FeSO4 loãng để trong không khí.
	b) Cho từ từ đến dư dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl và ngược lại cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
	c) Nhỏ dần từng giọt dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch KOH loãng.
2. Câu 2 (4,5 điểm)
	1) Chỉ dùng nước và khí cacbonđioxit, hãy phân biệt 6 chất rắn để trong mỗi lọ riêng biệt: KCl, K2CO3, KHCO3, K2SO4, BaCO3, BaSO4.
	2) Có hỗn hợp M gồm: Al2O3, SiO2, Fe2O3, CaCO3. trình bày phương pháp hóa học để lấy được từng chất riêng lẻ, nguyên chất, khối lượng không đổi.
3. Câu 3. (5 điểm)
Hỗn hợp B gồm Al2O3 và Fe2O3. Dẫn khí CO qua 10,55 gam B và nung nóng thu được hỗn hợp B1 gồm 5 chất rắn và khối lượng khí B2, dẫn khí B2 qua dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy có 4,925 gam kết tủa. Cho B1 tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch B3 và có 1,12 lít khí thoát ra (ở đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp B.
4. Câu 4.(2,0 điểm)
	Viết phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa sau:
	CO2
 NaOH	 NaOH
	 CaCO3
 C	 NaOH	D 
5. Câu 5 (4,0 điểm)
	Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm Mg và một kim loại X làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 3,36 lít H2 (ở đktc)
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch ZnSO4 dư. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 9,3 gam.
Xác định kim loại X. Biết rằng X không phản ứng với dd ZnSO4 và khi X khi tham gia phản ứng với HCl thể hiện hóa trị II
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

File đính kèm:

  • docDe thi HSG hoa 9 huyen Ly Nhan.doc
Giáo án liên quan