Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học : 2009- 2010 môn: Lịch sử lớp 6

Câu 1: ( 2 điểm)

Nêu biểu hiện mới về đời sống vật chất của người Hoà Bình – Bắc Sơn thời nguyên thủy trên đất nước ta ?

Câu 2: ( 2 điểm)

 Vì sao bộ lạc Văn Lang có thể hợp nhất các bộ tộc khác thành một nước ?

Câu 3: ( 4 điểm)

 Đất nước Âu Lạc có gì thay đổi so với nhà nước Văn Lang ?

Câu 4: ( 4 điểm)

 Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mùa xuân năm 40 ?

Câu 5: ( 2 điểm)

 Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 ?

 

doc9 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học : 2009- 2010 môn: Lịch sử lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân càng sâu sắc hơn.
Câu 4: ( 4 điểm- mỗi ý đúng 1 điểm )
 - Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Tây). Ngày xuất quân, bà Trưng Trắc đã đọc lời thề : “ Một xin rửa sạch nước thù,
 Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
 Ba kẻo oan ức lòng chồng,
 Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
- Nghe tin Hai Bà nổi dạy khắp nơi các thủ lĩnh đã kéo về Mê Linh và nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, và tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. Quân Nam Hán đã bị đánh tan.
- Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi đã thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Các thủ lĩnh đã biết kết hợp lại cùng hợp sức đánh ta quân Nam Hán. 
- Hai Bà Trưng là những người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử dựng cờ khởi nghĩa đánh thắng giặc ngoại xâm.
Câu 5: ( 2 điểm )
Năm 248 Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa ở Cửu Chân. Đây là một cuộc khởi nghĩa lớn, Bà Triệu đã lãnh đạo nghĩa quân đánh tan các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô rồi đánh ra khắp Giao Châu làm “toàn thể Giao Châu đều chấn động” ( Theo sử nhà Ngô chép)
Câu 6: ( 3 điểm) 
Từ năm 542 đến năm 791 nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn sau:
Khởi nghĩa Lý Bí năm 542: Chiến thắng quân Lương xâm lược, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô vùng cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội)
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722: Chống lại ách đô hộ của nhà Đường, đánh đuổi chúng về nước, ông đã xưng đế ở vùng Sa Nam (Nam Đàn).
Khởi nghĩa Phùng Hưng ( 776 - 791): chiếm được thành Tống Bình và sắp đặt việc cai trị.
Câu 7: ( 3 điểm mỗi ý đúng 1,5 điểm) 
Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì : - Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo: Lợi dụng thuỷ triều lên xuống, ông đã cho đóng hàng ngàn cây gỗ có bịt đầu sắt nhọn ở cửa sông Bạch Đằng, xây dựng một trận địa cọc ngầm và cho quân mai phục 2 bên bờ sông.
 - Quân giắc tiến vào qua trận địa cọc ngầm, khi thuỷ triều rút Ngô Quyền cho quân dốc toàn lực lượng đánh địch, quân Nam Hán đã mắc vào bãi cọc, rối loạn thiệt hại quá nửa, vội thu quân về nước => Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền hoàn toàn thắng lợi.
phòng giáo dục- đào tạo mai sơn cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
trường thcs nà ban. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường 
Năm học : 2009 - 2010
Môn: Lịch sử – Lớp 7
Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề )
	Câu 1. ( 3 điểm )
	Em hãy trình bày những đặc điểm giống nhau của các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống lại ách đô hộ của nhà Minh ? 
 Câu 2. ( 4 điểm )
	Trình bày cách đánh địch độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống? Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống ( 1075 – 1077 )?
 Câu 3. ( 3 điểm )
 Đất nước Âu Lạc có gì khác so với nhà nước Văn Lang ?
	Câu 4. ( 3 điểm )
	Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên ?
 Câu 5 . ( 2 điểm )
 Trần Quốc Tuấn đã nói : " Khoan thư sức dân, để làm kế : sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước " 
 Em hiểu câu nói đó như thế nào ?
 Câu 6 . ( 4 điểm )
 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là gì ?
 _______________________________________
phòng giáo dục- đào tạo mai sơn cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
trường thcs nà ban. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
đáp án thi học sinh giỏi cấp trường 
Năm học : 2009 - 2010
Môn: Lịch sử – Lớp 7. (Thời gian 60 phút )
	Câu 1. ( 3 điểm )
	Những đặc điểm giống nhau của các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống lại ách đô hộ của nhà Minh :
- Nguyên nhân bùng nổ : 
 Đất nước ta bị nhà Minh đô hộ. 
 Quân Minh đồng hoá bóc lột người và của cải của nước ta một cách trắng trợn.
- Diễn biến :
 Có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên.
 Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.
 - Kết quả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại .
 Nguyên nhân do : Chưa có sự đoàn kết, lực lượng bị chia rẽ .
 Quân địch mạnh, quân ta yếu, khởi nghĩa lại diễn ra lẻ tẻ, thiếu thống nhất.
 Câu 2. ( 4 điểm )
* Trình bày cách đánh địch độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống: ( 3 điểm )
- Năm 1075 nhà Lý chủ trương tập kích sang các thành Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm ( đất Tống ) để giành thế chủ động bất ngờ tấn công quân Tống.
- Năm 1077 : Lý Thường Kiệt cho đọc bài thơ thần: "Nam quốc sơn hà."
- Cuối 	Năm 1077 cho vượt sông Như Nguyệt tập kết doanh trại của địch.
- Chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng và giảng hoà.
* Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống ( 1075 – 1077 ) : ( 1 điểm )
- Đập tan âm mưu xâm lược và muốn thôn tính Đại Việt của nhà Tống.
- Thể hiện lòng yêu nước, ý thức độc lập dân tộc của nhân dân ta. 
Câu 3. ( 3 điểm )	
Đất nước Âu Lạc có những thay đổi :
Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khuê ( Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
So với nhà nước Văn Lang, thời kì nhà nước Âu Lạc sản xuất nông nghiệp phát triển hơn như lưỡi cày được cải tiến, lúa gạo nhiều hơn...
Các nghề thủ công như làm gốm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyền đều tiến bộ. Nghề luyện kim đặc biệt phát triển.
Dân số tăng, sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân càng sâu sắc hơn.
	Câu 4. ( 4 điểm )
	Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên :
* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên :
- Toàn dân đoàn kết đánh giặc.
- Nhân dân đấu tranh với tinh thần quyết chiến quyết thắng.
- Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn và kịp thời.
* ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên :
- Đập tan tham vọng xâm lược của quân Mông - Nguyên.
- Bảo vệ được độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ .
- Nâng cao lòng tự hào và tự cường của dân tộc.
- Xây đắp truyền thống quân sự của dân tộc Việt.
 Câu 5. ( 2 điểm )
 Câu nói : " Khoan thư sức dân, để làm kế : sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước " 
 Có nghĩa là : Muốn đánh thắng giặc mạnh, cần phải lo cho dân để huy động được sức mạnh của toàn dân mà chống giặc và sẽ giữ được độc lập, chủ quyền của dan tộc.
 Câu 6 . ( 4 điểm )
 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn :
Nguyên nhân: ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. 
Sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. 
 - ý nghĩa lịch sử: trong 17 năm liên tục chiến đấu phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. 
 Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
phòng giáo dục- đào tạo mai sơn cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
trường thcs nà ban. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường 
Năm học : 2009 - 2010
Môn: Lịch sử – Lớp 8
Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1 : ( 3 điểm)
Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh và những hệ quả của nó ? 
Câu 2 : ( 2điểm)
 Đánh giá công lao to lớn của người anh hùng “áo vải” Nguyễn Huệ – Quang Trung thông qua câu thơ của Lê Ngọc Hân:
 “Mà nay áo vải, cờ đào,
 Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình”
Câu 3: (2 điểm)
 Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? 
Câu 4: (2 điểm )
 Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời trong hoàn cảnh nào ? Nêu nội dung chủ yếu của nó ?
Câu 5 :(2 điểm )
 Những điểm nào chứng tỏ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga cuối thế kỉ XIX là Đảng kiểu mới ?
Câu 6 : ( 2 điểm )
 Vì sao thực dân Phương Tây xâm lược các nước Đông Nam á ? Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở đông Nam á có những điểm chung nào nổi bật ?
Câu 7: ( 4 điểm )
 Sau Hiệp ước Nhâm Tuất ( 1862) triều đình Huế đã làm những gì? Em có đánh giá gì về hành động đó của triều đình Huế ?
 Câu 8: ( 3 điểm)
 Vì sao “Chiếu Cần Vương” được đông đảo các tầng lớp nhân dân ta hưởng ứng ?
____________________________________________________
phòng giáo dục- đào tạo mai sơn cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
trường thcs nà ban. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
đáp án thi học sinh giỏi cấp trường 
Năm học : 2009 - 2010
Môn: Lịch sử – Lớp 8. (Thời gian 60 phút )
Câu 1 : ( 3 điểm )
 * Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ( 2 đ)
- Nhiều công trường thủ công luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ...ra đười, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
- Những phát minh mới về khoa học kĩ thuật, các hình thức tổ chức hợp lí lam cho năng xuất lao động tăng nhanh .
- Số đông quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản.
* Hệ quả :( 1 đ)
Tầng lớp quý tộc mới ra đời có thế lực lớn về kinh tế, nông dân trở nên nghèo khổ, kéo ra thành thị làm thuê, hay di cư sang nước ngoài.
Câu 2 ( 2 điểm : mối ý đúng 0,5 đ)
 Người anh hùng “áo vải” Nguyễn Huệ – Quang Trung đã có những công lao to lớn sau :
 - Là người góp công chính trong việc đánh đổ các thế lực phong kiến thống trị : Nguyễn, Trịnh Lê.
 - Đánh tan quân xâm lược Xiêm ở Gia Định.
 - Đánh tan cuộc xâm lược của 29 vạn quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
 - Góp phần tạo điều kiện cơ bản cho việc thống nhất lại đất nớc sau gần 200 năm bị chia cắt.
Câu 3: (3 điểm)
* ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917:
- CM tháng Mười Nga đã làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử CM đã đưa những người lao động lên nắm chính quyền xây dựng chế độ mới - chế độ XHCN. (1đ)
- Dẫn đến những thay đổi lớn lao trên TG, để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức. (1đ)
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước. (1đ)
 Câu 4: (2 điểm )
 * Hoàn cảnh ra đời tuyên ngôn của Đảng cộng sản : (1 điểm )
Chủ nghĩa tư bản đã phát triển, giai cấp vô sản càng bị bóc lột nặng nề, tàn nhẫn. Thất bại của những cuộc đấu tranh của vô sản đầu thế kỉ XIX đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có một lí luận khoa học và c

File đính kèm:

  • docDe thi HSG.doc