Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Tuyên Quang lớp 12 - THPT năm học 2009 - 2010 môn: Địa lí

Câu 2: (2,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học về Trái Đất và bản đồ:

a. Hãy cho biết người ta quy ước chia Trái Đất thành bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến? Trong đó có những kinh, vĩ tuyến nào đặc biệt? Nêu rõ sự đặc biệt đó?

b. Trên bề mặt Trái Đất, giả sử cứ cách 150 có 1 kinh tuyến thì sẽ có tất cả bao nhiêu kinh tuyến?

Câu 3 (2,0 điểm):

Cho biết vĩ độ địa lý của các địa điểm sau: Tuyên Quang (21048’B); Hà Nội (21002’B); Huế (16024’B); TP. Hồ Chí Minh (10044’B).

a. Tính góc nhập xạ lúc Mặt Trời lên cao nhất tại các địa điểm trên vào ngày Hạ chí và ngày Đông chí.

b. Rút ra nhận xét qua kết quả tính toán.

 

doc6 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Tuyên Quang lớp 12 - THPT năm học 2009 - 2010 môn: Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT
TUYÊN QUANG 
Năm học 2009 - 2010
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi: Địa lý
Thời gian làm bài : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đề này có 02 trang)
Câu 1: (2,0 điểm) 	Cho hai hình vẽ sau:
Hãy cho biết nội dung biểu hiện của hai hình vẽ. 
Tại sao tàu thuyền đánh cá biển lại thường ra khơi vào lúc sau nửa đêm (khoảng từ 2 giờ đến 4 giờ sáng) và quay về bến vào chiều ngày hôm sau?
Câu 2: (2,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học về Trái Đất và bản đồ:
a. Hãy cho biết người ta quy ước chia Trái Đất thành bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến? Trong đó có những kinh, vĩ tuyến nào đặc biệt? Nêu rõ sự đặc biệt đó?
b. Trên bề mặt Trái Đất, giả sử cứ cách 150 có 1 kinh tuyến thì sẽ có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? 
Câu 3 (2,0 điểm): 
Cho biết vĩ độ địa lý của các địa điểm sau: Tuyên Quang (21048’B); Hà Nội (21002’B); Huế (16024’B); TP. Hồ Chí Minh (10044’B).
Tính góc nhập xạ lúc Mặt Trời lên cao nhất tại các địa điểm trên vào ngày Hạ chí và ngày Đông chí. 
Rút ra nhận xét qua kết quả tính toán.
Câu 4: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Tốc độ tăng trưởng GDP của Liên bang Nga thời kỳ 1990 - 2005 (%)
Năm
1990
1995
1998
1999
2000
2002
2004
2005
Tốc độ tăng trưởng GDP
-3,6
-4,1
-4,9
5,4
10,0
4,7
7,2
6,4
	(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lý lớp 11)
Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, hãy nhận xét và nêu rõ nguyên nhân của sự tăng trưởng đó.
Câu 5: (4,0 điểm) Cho bảng số liệu: 
Sự biến động diện tích rừng nước ta qua một số năm
Năm
Tổng diện
tích rừng
(triệu ha)
Diện tích rừng tự nhiên
(triệu ha)
Diện tích
rừng trồng
(triệu ha)
Độ che phủ (%)
1943
14,3
14,3
0
43,0
1983
7,2
6,8
0,4
22,0
2005
12,7
10,2
2,5
38,0
 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí lớp 12 )
a, Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích và độ che phủ rừng ở nước ta qua các năm trên.
b, Nhận xét sự biến động diện tích rừng của nước ta. 
Câu 6: (4,0 điểm) 
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào? 
Phân tích nguyên nhân dẫn tới tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu.
Câu 7: (4,0 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích ảnh hưởng của nhân tố vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta.
-------- Hết --------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT 	 NĂM HỌC 2009- 2010 
MÔN : ĐỊA LÍ
(Hướng dẫn gồm 3 trang)
Nội dung
Điểm
Câu1
(2,0 đ)
a. Nội dung biểu hiện của hai hình vẽ: Hoạt động của gió biển và gió đất
+ Ban đêm mặt đất tỏa nhiệt và lạnh đi nhanh chóng, hình thành khu áp cao tạm thời ở đất liền. Gió có hướng thổi từ đất liền ra biển gọi là Gió đất.
+ Ban ngày mặt đất nhận nhiều nhiệt và nóng lên nhanh, hình thành khu áp thấp tạm thời ở đất liền. Gió có hướng thổi từ biển vào đất liền gọi là Gió biển.
1,0
b. Tàu thuyền thường ra khơi vào lúc 2-4 giờ sáng khi gió đất thổi ra biển mạnh nhất và quay về bến chiều hôm sau theo chiều gió biển thổi mạnh là tốt nhất.
1,0
Câu 2 (2,0 đ)
a. Người ta quy ước trên bề mặt Trái Đất, cứ 10 có 1 kinh tuyến. 
- Số kinh tuyến: 360 (179 kinh tuyến Đông; 179 kinh tuyến Tây. Kinh tuyến 00 và 1800 là chung cho cả hai bán cầu).
- Số vĩ tuyến: 181 (90 vĩ tuyến Bắc; 90 vĩ tuyến Nam; vĩ tuyến 00 chung cho cả hai bán cầu).
- Kinh, vĩ tuyến đặc biệt: 
+ Kinh tuyến 00 là kinh tuyến gốc, kinh tuyến 1800 là đường chuyển ngày quốc tế.
+ Vĩ tuyến 00 là Xích đạo, vĩ tuyến 900B và 900N là một điểm.
(Ngoài ra có các vĩ tuyến đặc biệt là các đường Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam, vòng cực Bắc và vòng cực Nam).
1,5
b. Trên bề mặt Trái Đất, giả sử cứ cách 150 có 1 kinh tuyến thì sẽ có 360:15 = 24 kinh tuyến
0,5
Câu 3 (2,0 đ)
a. Tính góc nhập xạ:
- Nêu cách tính.
- Bảng kết quả: Góc nhập xạ tại các địa điểm
 Địa điểm
Ngày
Tuyên Quang
Hà Nội
Huế
TP.
 Hồ Chí Minh
Hạ chí
88021’
87035’
82057’
77017’
Đông chí
44045’
45031’
50009’
55049’
b. Nhận xét: ở Bắc bán cầu, vào ngày Hạ chí, càng ở vĩ độ thấp thì góc nhập xạ càng nhỏ; ngược lại vào ngày Đông chí, vĩ độ càng thấp thì góc nhập xạ càng lớn.
0,5
1,0
0,5
Câu 4 (2,0 d)
Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự tăng trưởng kinh tế của Liên bang Nga thời kỳ 1990 - 2005.
 Nền kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1990 đến 2005 có nhiều biến động và chia thành 2 giai đoạn:
 - Từ 1990 - 1998, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên bang Nga đạt trị số âm (năm 1990: - 3,6%; năm 1998: - 4,9%). 
 Nguyên nhân: cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX nền kinh tế Liên bang Nga bộc lộ nhiều yếu kém do cơ chế kinh tế cũ tạo ra và một loạt các nước thành viên của Liên Xô cũ tách thành các quốc gia độc lập.
 - Từ năm 1999 đến 2005: tốc độ tăng trưởng tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định (1999: 5,4%; 2005: 6,4%). 
 Nguyên nhân: nền kinh tế phục hồi nhờ việc áp dụng hàng loạt chính sách như xây dựng nền kinh tế thị trường, mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á, khôi phục vị trí cường quốc... 
1,0
1,0
Câu 5 (4,0đ)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp: Biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường), trong đó cột chồng thể hiện tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng, đường biểu hiện độ che phủ rừng. 
(Chú ý: Biểu đồ có 2 trục tung, khoảng cách các năm hợp lí, đảm bảo đẹp, chính xác, có tên và chú giải. Nếu thiếu hoặc sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, vẽ dạng biểu đồ khác cho nửa số điểm). 
b. Nhận xét:
 - Từ 1943 đến 1983 (40 năm), nước ta mất đi 7,1 triệu ha rừng. Trung bình mỗi năm nước ta mất đi 0,18 triệu ha rừng. Giai đoạn này diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha, trong khi diện tích rừng trồng chỉ được 0,4 triệu ha. Vì vậy độ che phủ rừng giảm từ 43% còn 22%.
 - Từ 1983 đến 2005 (22 năm), tổng diện tích rừng nước ta tăng lên 5,5 triệu ha. Trung bình mỗi năm nước ta tăng được 0,25 triệu ha rừng. Giai đoạn này diện tích rừng trồng vượt diện tích rừng bị chặt phá và khai thác nên độ che phủ rừng tăng từ 22% lên 38%.
2,0
1,0
1,0
Câu 6 (4,0đ)
 a. Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta. 
+ Tính nhiệt đới: Tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương; nhiệt độ trung bình năm cao: trên 200 C (trừ vùng núi cao); nhiều nắng: tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ/năm.
+ Tính ẩm: Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương. Những nơi có sườn núi đón gió biển hoặc núi cao lượng mưa tới 3500 - 4000 mm/năm. 
 + Gió mùa: Quanh năm nước ta có hoạt động của gió mùa: gió mùa mùa đông thổi từ tháng XI đến tháng IV năm sau, làm cho miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh và gió mùa mùa hạ thổi từ tháng V đến tháng X. Gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới đã gây mưa cho cả nước.
0,5
0,5
1,0
b. Nguyên nhân dẫn tới tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu
+ Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn. 
+ Nhờ tác động của Biển Đông, cùng các khối khí di chuyển qua biển, khi đến nước ta lại gặp các địa hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển gây mưa lớn.
+ Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa đã lấn át Tín phong; vì vậy, Tín phong thổi xen kẽ gió mùa và chỉ có tác động rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
0,5
0,5
1,0
Câu7 (4,0đ)
Ảnh hưởng của nhân tố vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta:
a. Thuận lợi
 * Về vị trí địa lí:
 - Nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, gần trung tâm Đông Nam Á => thuận lợi cho giao lưu kinh tế, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.
 - Nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của các loài sinh vật => khoáng sản và sinh vật phong phú đa dạng => cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu để phát triển công nghiệp. 
 - Các vùng đồng bằng ven biển có vị trí thuận lợi là nơi thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (kể tên đồng bằng).
 * Tài nguyên thiên nhiên:
 - Khoáng sản phong phú đa dạng (kể tên) => phát triển nền công nghiệp nhiều ngành; một số loại có trữ lượng khá lớn (kể tên) => thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
 - Khí hậu - nước: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nguồn nước dồi dào => thuận lợi cho sản xuất công nghiệp, dự trữ thuỷ điện lớn (dẫn chứng).
 - Đất, rừng, biển: Đất đai cho xây dựng công nghiệp; nguồn lợi sinh vật biển, rừng khá phong phú là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến.
 b. Khó khăn: 
+ Các mỏ khoáng sản phần lớn là các mỏ nhỏ, phân tán trong không gian, tập trung ở miền núi, khó khai thác. 
+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nên vấn đề nhiệt đới hoá trong công nghiệp cần được quan tâm. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Tổng điểm
20,0

File đính kèm:

  • docDe thi HSH Dia li 12_2009.doc