Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG Quốc gia Lớp 12 môn Sinh học tỉnh Nghệ An - Năm học 2007-2008

Câu 1.

a. Phân biệt chu trình tiềm tan và chu trình tan ở virut. Tại sao HIV chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu Limphô T-CD4 ở người?

b. Nguồn gốc lớp vỏ ngoài và lớp vỏ trong của virut HIV?

Câu 2.

a. Phân biệt các phương thức giải phóng năng lượng ở vi sinh vật về: chất nhận điện tử cuối cùng, sản phẩm tạo thành, hiệu quả năng lượng.

b. Quá trình sản xuất giấm ăn bằng axit axetic giống và khác với sự hô hấp hiếu khí thông thường như thế nào?

c. Vi khuẩn lactic có 2 chi chủ yếu là Streptococus và Lactobacillus, chúng có sử dụng trực tiếp sacarơzơ được không? Phân biệt lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình.

Câu 3.

a. Trong môi trường nuôi cấy E.coli thích hợp, cứ 20 phút tế bào lại nhân đôi 1 lần, sau 2 giờ xác định được 64. 105 tế bào. Tính số tế bào E. coli trong quần thể ban đầu. (quần thể này không phải trải qua pha lag)

b. Nêu vai trò của mezoxom trong quá trình phân bào ở vi khuẩn.

 

Câu 4.

Những bào quan nào của thực vật chứa ADN? Đặc điểm cấu trúc và di truyền của ADN trong các bào quan đó. Cơ sở của giả thuyết phổ biến nhất hiện nay về nguồn gốc các loại bào quan đó?

Câu 5.

a. Vai trò của các protein được thể hiện như thế nào qua các hình 1,2,3,4a, 4b,5?

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG Quốc gia Lớp 12 môn Sinh học tỉnh Nghệ An - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA LỚP 12
Năm học 2007-2008
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi: 6-11-2007
Câu 1. 
a. Phân biệt chu trình tiềm tan và chu trình tan ở virut. Tại sao HIV chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu Limphô T-CD4 ở người?
b. Nguồn gốc lớp vỏ ngoài và lớp vỏ trong của virut HIV?
Câu 2. 
a. Phân biệt các phương thức giải phóng năng lượng ở vi sinh vật về: chất nhận điện tử cuối cùng, sản phẩm tạo thành, hiệu quả năng lượng.
b. Quá trình sản xuất giấm ăn bằng axit axetic giống và khác với sự hô hấp hiếu khí thông thường như thế nào?
c. Vi khuẩn lactic có 2 chi chủ yếu là Streptococus và Lactobacillus, chúng có sử dụng trực tiếp sacarơzơ được không? Phân biệt lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình.
Câu 3. 
a. Trong môi trường nuôi cấy E.coli thích hợp, cứ 20 phút tế bào lại nhân đôi 1 lần, sau 2 giờ xác định được 64. 105 tế bào. Tính số tế bào E. coli trong quần thể ban đầu. (quần thể này không phải trải qua pha lag)
b. Nêu vai trò của mezoxom trong quá trình phân bào ở vi khuẩn.
Câu 4.
Những bào quan nào của thực vật chứa ADN? Đặc điểm cấu trúc và di truyền của ADN trong các bào quan đó. Cơ sở của giả thuyết phổ biến nhất hiện nay về nguồn gốc các loại bào quan đó?
Câu 5.
a. Vai trò của các protein được thể hiện như thế nào qua các hình 1,2,3,4a, 4b,5?
(1)
(2)
(3)
(4a)
ATP
(4b)
(5)
b. Vì sao khi xử lí các tế bào động vật có hình bầu dục, hình đĩa bằng consixin thì chúng chuyển thành hình cầu hoặc đa diện?
Câu 6. 
a. Trong điều kiện nào thì ATP được tổng hợp ở ty thể và lục lạp?
b. Nêu sự khác nhau trong quá trình tổng hợp và sử dụng ATP ở các bào quan đó.
Câu 7. Trong công thức tính sức hút nước của tế bào thực vật: S=P-T.
a. Nêu tên gọi của P, T
b. Nêu công thức tính P, trong công thức đó, đại lượng nào cần bố trí thí nghiệm mới xác định được? Nêu tên của 2 phương pháp xác định đại lượng đó.
Câu 8. Nêu những đặc điểm thích nghi về hệ hô hấp của cá xương và của chim giúp chúng trao đổi khí đạt hiệu quả cao.
Câu 9.
a. Khi có ánh sáng thì enzim Rubisco của thực vật C3 hoạt động như thế nào? (nêu rõ điều kiện xảy ra mỗi hoạt động đó).
b. Sự hoạt động của enzim này ở thực vật C4 và CAM khác với thực vật C3 ở điểm nào? Giải thích.
Câu 10. Ở người bình thường, khi ăn nhiều đường hay ít đường thì hàm lượng đường trong máu vẫn luôn ổn định.
a. Nêu tên 2 hoocmon chính tham gia điều hòa hàm lượng đường huyết. Nguồn gốc và chức năng cơ bản của 2 hoocmon đó.
b. So sánh thời gian tác dụng của hoocmon có bản chất protein và hoocmon có bản chất steroit. Vẽ sơ đồ giải thích cơ chế truyền tín hiệu của 2 loại hoocmon đó. 
Câu 11.
Trong nuôi cấy mô thực vật người ta thường dùng chủ yếu 2 nhóm hoocmon nào? Nêu tác dụng sinh học chính của chúng.
---Hết---

File đính kèm:

  • docde chon doi tuyen quoc gia nghe an 2007.doc
Giáo án liên quan