Ngân hàng đề kiểm tra học kì II - Lớp 12 - Môn Sinh học - Năm học 2010-2011

Câu 1: (B 34 NC- 24 CB- chung- mức 1)

Người ta có thể dựa vào sự giống nhau và khác nhau nhiều hay ít về thành phần, số lượng và đặc biệt là trật tự sắp xếp của các nucleotit trong ADN để xác định mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. Đây là bằng chứng :

A. Sinh học phân tử B. Giải phẫu so sánh C. Phôi sinh học D. Địa lí sinh vật học.

Câu 2: (B 32 NC- 24 CB- chung- mức 2)

Ví dụ nào sau đây minh họa cho các cơ quan tương đồng ở sinh vật?

A Cánh bướm và cánh dơi B. Tay người và vây cá C. Tay người và cánh dơi D. Cánh dơi và cánh ong mật.

Câu 3: (B 32 NC- 24 CB- chung- mức 3)

Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do:

A. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển của loài B. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau

C.Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau

D.Thực hiện các chức phận giống nhau.

Câu 4: (B 32 NC- 24 CB- chung- mức 2)

Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài, người ta không dựa vào:

A. Sự so sánh các cơ quan tương tự. B. Sự so sánh các cơ quan tương đồng.

C. Các bằng chứng phôi sinh học. D. Các bằng chứng sinh học phân tử.

Câu 5: (B 32 NC- 24 CB- chung- mức 1)

Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các loài sống trên cạn hiện nay đều có chung nguồn gốc từ các loài sống trong môi trường nước?

 

doc65 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ngân hàng đề kiểm tra học kì II - Lớp 12 - Môn Sinh học - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của: 
A.Cộng sinh
B.Hội sinh
C.Hợp tác
D.Kí sinh
Đáp án: B
Câu 204. (B 41 / Chung/ Mức độ: 2)
Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh? 
A.Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.
B.Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định
C. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định
D.Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái
Đáp án: B
Câu 205. (B 41/ Chung/ Mức độ: 2)
Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh? 
A.Khởi đầu từ môi trường trống trơn
B.Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng
C.Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định. 
D.Hình thành quần xã tương đối ổn định.
Đáp án: C
Câu 206.(B40 / Chung/ Mức độ: 2)
Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là: 
A.Giun sán sống trong cơ thể lợn
B.Các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng
C.Khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh
D.Thỏ và chó sói sống trong rừng.
Đáp án: B
Câu 207. (B 40/ Chung/ Mức độ: 3)
Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang? 
A.Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
B.Do nhu cầu sống khác nhau
C.Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài
D.Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng
Đáp án: B
Câu 208. (B41/ Chung/ Mức độ: 2)
Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là: 
A.Sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế
B.Sự cạnh tranh trong loài chủ chốt
C.Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế
D.Sự cạnh tranh trong loài đặc trưng. 
Đáp án: C
Câu 209. (B 55/ Chung/ Mức độ: 3)
Vì sao các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới thường có nhiều loài hơn so với các quần xã phân bố ở vùng ôn đới? 
A.Do nhiệt độ dao động nhiều, lượng mưa cao và khá ổn định
B. Do nhiệt độ, lượng mưa cao và khá ổn định
C. Do nhiệt độ, lượng mưa cao và không ổn định
D. Do nhiệt độ, lượng mưa không cao và không ổn định
Đáp án: B
Câu 210. (B40/Chung/ Mức độ:3)
Tập hợp các dấu hiệu để phân biệt các quần xã được gọi là: 
A.Đặc điểm của quần xã
B.Đặc trưng của quần xã
C.Cấu trúc của quần xã
D.Thành phần của quần xã
Đáp án: B
Câu 211. (B56/ Chung/ Mức độ: 3)
Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensis sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp? 
A.Vật ăn thịt – con mồi
B.Hợp tác
C.Kí sinh
D.Cộng sinh
Đáp án: D
Câu 212. (B 56/ Chung/ Mức độ: 3)
Hiện tượng khống chế sinh học biểu hiện: 
A.Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các loài
B.Sự cân bằng trong phát triển của quần xã
C.Sự cạnh tranh cùng loài trong quần xã.
D.Sự cạnh tranh khác loài trong quần xã
Đáp án: D
Câu 213. (B55/ Chung/ Mức độ: 3)
Ý nghĩa của sự phân bố không gian của quần xã là: 
A.Tiết kiệm không gian sống, tăng khả năng sử dụng nguồn sống
B. Tăng khả năng sử dụng nguồn sống, giảm mức độ cạnh tranh sinh thái trong quần xã
C. Giảm mức độ cạnh tranh sinh thái trong quần xã. 
D. Tiết kiệm không gian sống, đảm bảo quần xã luôn có mật độ tối thích
Đáp án: B
Câu 214: (b 60NC,42CB/chung/mức 1)
Hệ sinh thái là gì? 
bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
Đáp án: A
Câu 215: (b60NC,42CB/chung/mức 1)
Sinh vật sản xuất là những sinh vật: 
phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường
động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân
chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp
Đáp án: C
Câu 216: (b60NC,42CB/chung/mức 1)
Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm: 
hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước
hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt
hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn
Đáp án: B
Câu 217: (b 60NC,42CB/chung/mức 3)
Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào? 
A. chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
B. mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
C. mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau
D. mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
Đáp án: B
Câu 218: (b 60NC,42CB/chung/mức 3)
Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:
có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc
có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái
điều kiện môi trường vô sinh 
tính ổn định của hệ sinh thái
Đáp án: A
Câu 219: (b 61NC,44CB/chung/mức 1)
Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây? 
A. trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật
B. trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật
C. trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật
D. trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật
Đáp án: A
Câu 220: (b 61NC, 44CB/chung/mức 1)
Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây: 
A. hiệu ứng “nhà kính”
B. trồng rừng và bảo vệ môi trường
C. sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải
D. sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều,
Đáp án: C
Câu 221: (b 61NC,44CB/chung/mức 1)
Tác động của vi khuẩn nitrát hóa là: 
cố định nitơ trong đất thành dạng đạm nitrát (NO3-)
cố định nitơ trong nước thành dạng đạm nitrát (NO3-)
biến đổi nitrit (NO2-) thành nitrát (NO3-)
biến đổi nitơ trong khí quyển thành dạng đạm nitrát (NO3-)
Đáp án: C
Câu 222: (b 61NC,44CB/chung/mức 1)
Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp sinh học nào? 
A. trồng các cây họ Đậu
B. trồng các cây lâu năm
C. trồng các cây một năm
D. bổ sung phân đạm hóa học.
Đáp án: A
Câu 223: (b 61NC,44CB/chung/mức 2)
Những dạng nitơ được đa số thực vật hấp thụ nhiều và dễ nhất là 
A. muối amôn và nitrát
B. nitrat và muối nitrit
C. muối amôn và muối nitrit
D. nitơ hữu cơ và nitơ vô cơ
Đáp án: A
Câu 224: (b 61NC,44CB/chung/mức 2)
Nguyên tố hóa học nào sau đây luôn hiện diện xung quanh sinh vật nhưng nó không sử dụng trực tiếp được? 
cacbon
photpho
nitơ
oxi
Đáp án: C
Câu 225: (b 61NC,44CB/chung/mức 2)
Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất
bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng
bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm
cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn
sử dụng tiết kiệm nguồn nước
Đáp án: C
Câu 226: (b 61NC,44CB/chung/mức 3)
Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng: 
A. cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm
B. cố định cacbon từ không khí thành chất hữu cơ
C. cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm
D. cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ
Đáp án: A
Câu 227: (b 61NC,44CB/chung/mức 3)
Nguyên nhân nào sau đây không làm gia tăng hàm lượng khí CO2 trong khí quyển:
phá rừng ngày càng nhiều
đốt nhiên liệu hóa thạch 
phát triển của sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải
sự tăng nhiệt độ của bầu khí quyển
Đáp án: D
Câu 228: (b 61NC,44CB/chung/mức 1)
Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường 
A. hô hấp của động vật, thực vật
B. lắng đọng vật chất 
C. sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải
D. sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Đáp án: B
Câu 229: (b62NC,45CB/chung/mức 1)
Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là: 
A. năng lượng gió
B. năng lượng điện
C. năng lượng nhiệt
D. năng lượng mặt trời
Đáp án: D 
Câu 230: (b 62NC,45CB/chung/mức 1)
Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng là: 
càng giảm
càng tăng
không thay đổi
tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng
Đáp án: A
Câu 231: (b 62NC,45CB/chung/mức 1)
Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %? 
10%
50%
70%
90%
Đáp án: A
Câu 232: (b 62NC,45CB/chung/mức 1)
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua 
A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã
Đáp án: A
Câu 233: (b 62NC,45CB/chung/mức 3)
Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
0,57%
0,92%
0,0052%
45,5%
Đáp án: A
Câu 234: (b 62NC,45CB/chung/mức 3)
Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
0,57%
0,92%
0,0052%
45,5%
Đáp án: B
Câu 235: (b 62NC,45CB/chung/mức 3)
Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
0,57%
0,92%
0,0052%
45,5%
Đáp án: D
Câu 236: (b 62NC,45CB/chung/mức 3)
Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậ

File đính kèm:

  • doctai lieu 2011.doc