Giáo án Sinh học - Chương I

I. Mục tiêu:

- Trình bày được các bằng chứng giải phẩu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hóa. Nêu được vai trò của từng bằng chứng.

- Nêu được bằng chứng phôi sinh học so sánh: Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các lớp động vật có xương sống. Phát biểu định luật phát sinh sinh vật của Nuylơ và Hêchken.

- Nêu ra được bằng chứng địa lý sinh vật học: đặc điểm của một số vùng địa lý động vật, thực vật; đặc điểm hệ động vật trên các đảo.

- Trình bày được những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: Nội dung và ý nghĩa của thuyết cấu tạo bằng tế bào, sự thống nhất trong cấu trúc của AND và prôtêin của các loại.

 

doc22 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học - Chương I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i truyền
  5. Giao phối không ngẫu nhiên
 - Giao phối không ngẫu nhiên gồm tự thụ phấn, giao phối gần và giao phối có chọn lọc.
 - Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần KG của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.
 - Kết quả: làm nghèo vốn gen của quần thể và giảm sự đa dạng di truyền.
 3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
 	Khái quát lại ND đã dạy.
 4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
-Trả lời các câu hỏi cuối bài.
-Đọc mục em có biết.
-Nghiên cứu bài mới.
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: …..........................
BÀI 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI
I. Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của biến động di truyền (những nhân tố ngẫu nhiên) đối với tiến hóa nhỏ.
- Nêu được vai trò của các cơ chế cách li (cách li không gian, cách li sinh thái, các mức độ cách li sinh sản và cách li duy truyền).
- Biết vận dụng các kiến thức về vai trò của các nhân tố tiến hóa cơ bản (các quá trình đột biến, giao phối chọn lọc tự nhiên) để giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi thông qua các ví dụ điểm hình: Sự hóa đen của các loài bướm ở vùng công nghiệp ở nước Anh, sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn.
- Nêu được hiện tượng đa hình cân bằng di truyền và sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương tiện: Hình 27.1, 27.2; thông tin bổ sung
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề:
Tại sao ở nước Anh trong rừng bạch trắng thấy xuất hiện hầu hết là bướm trắng trong khi tại vùng công nghiệp phát triển, rừng bạch dương bị khói bụi bám vào lại xuất hiện hầu hết là bướm đen?
 2.Dẫn HS vào bài mới:
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
▲ Cho HS đọc thông tin SGK, rút ra ND.
▲ Cho HS đọc thông tin SGK, thảo luận, rút ra ND.
 -Vai trò của CLTN trong việc hình thành các đặc điểm thích nghi như thế nào?
 -CLTN tác động như thế nào để hình thành các đặc điểm thích nghi.
 - Quá trình hình thành quần thể thích nghi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 -Nguyên nhân làm cho vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus tăng sức đề kháng đối với thuốc penixilin?
▲ Cho HS đọc thông tin SGK, thảo luận, rút ra ND.
 -Cơ sở khoa khoa học nào để giải thích hiện tượng hoá đen của loài bướm Biston betularia ở vùng công nghiệp nuớc Anh.
 -Các nhà khoa học thực hiện thí nghiệm như thế nào để chứng minh điều này?
 -Kết luận rút ra từ vấn đề này là gì?
▲ Cho HS đọc thông tin SGK, rút ra ND.
∆ Đọc thông tin SGK, rút ra ND.
∆ Đọc thông tin SGK, thảo luận, rút ra ND.
∆ Đọc thông tin SGK, thảo luận, rút ra ND.
∆ Đọc thông tin SGK, thảo luận, rút ra ND.
I. Khái niệm đặc điểm thích nghi
 Đặc điểm thích nghi là các đặc điểm giúp sinh vật sống sót và sinh sản tốt hơn.
 Đặc điểm của quá trình hình thành đặc điểm thích nghi:
 +Hoàn thiện khả năng thích nghi của các sinh vật trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 +Làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.
II. Quá trình hình thành quần thể thích nghi
1. Cơ sở di truyền của quá trình hình thành quần thể thích nghi
 - Chọn lọc tự nhiên luôn đào thải những cá thể có kiểu hình kém thích nghi, chỉ giữ lại những cá thể có kiểu hình thích nghi ® tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như tăng dần mức độ hoàn thiện của các đặc điểm thích nghi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 - Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích lũy các alen qui định kiểu hình thích nghi. Môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc chứ không tạo ra các đặc điểm thích nghi.
 - Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào: tốc độ sinh sản của loài, quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài và áp lực CLTN.
 Phân tích ví dụ về khả năng kháng thuốc penixilin của vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Năm 1941 chưa xuất hiện chủng kháng thuốc, 1944 xuất hiện vài chủng có khả năng kháng thuốc, đến 1992 có 95% chủng vi khuẩn tụ cầu vàng có khả năng kháng penixilin và các thuốc tương tự.
 Nguyên nhân: do một số chủng vi khuẩn tụ cầu vàng có gen đột biến làm thay đổi cấu trúc thành tế bào làm cho thuốc không thể bám vào thành tế bào được.
 Gen đột biến này nhanh chóng lan rộng trong quần thể bằng cách truyền từ hế hệ này sang thế hệ khác hoặc từ tế bào này sang tế bào khác ® vi khuẩn có khả năng kháng thuốc nhanh, nhiều loại thuốc do:
 +Tốc độ sinh sản nhanh ® phát tán ĐB nhanh. 
 +Sự gia tăng áp lực chọn lọc làm tăng khả năng thích nghi.
 +Hệ gen chỉ gồm một phân tử ADN (các alen đơn bội) nên dễ biểu hiện.
 +Ngoài ra một số loại vi khuẩn có khả năng biến nạp, tải nạp ® bổ sung thêm gen kháng thuốc từ môi trường. 
2. Thí nghiệm chứng minh vai trò của CLTN trong quá trình hình thành quần thể thích nghi
 *Giải thích sự hoá đen của loài bướm Biston betularia ở vùng công nghiệp nuớc Anh.
 -Cơ sơ khoa học:
 + Trong tự nhiên dưới tác động của quá trình ĐB và các nhân tố tiến hóa ® phát sinh ngẫu nhiên các dạng bướm khác nhau, trong rừng cây bạch dương lúc đầu nhiều bướm trắng vì chúng có màu phù hợp với màu thân cây bạch dương, chim không phát hiện nên sống sót và sinh sôi nhiều. Bướm đen và các loài bướm khác dễ bị chim phát hiện và tiêu diệt hầu hết nên rất hiếm. 
 + Công nghiệp phát triển, môi trường có nhiều bụi than, bướm trắng dễ bị chim phát hiện nên bị tiêu diệt hầu hết, bướm đen lại dễ lẫn tránh kẻ thù nên sinh sôi nảy nở và chiếm ưu thế.
 - Thí nghiệm chứng minh:
 + Thả 500 bướm đen vào rừng bạch dương trắng, một thời gian sau bắt lại được đa số bướm trắng, mổ dạ dày chim thì thấy bướm đen nhiều hơn bướm trắng.
 + Thả 500 bướm trắng vào rừng bạch dương bị ô nhiễm (đen), một thời gian sau bắt lại được đa số bướm đen, mổ dạ dày chim thì thấy bướm trắng nhiều hơn bướm đen.
 *CLTN chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
III. Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
 - Không thể có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Đặc điểm thích nghi đó là có lợi trong môi trường (hoàn cảnh) này nhưng lại có thể trở nên bất lợi trong môi trường (hoàn cảnh) khác. VD: rắn Thamnophis Sintalis có khả năng kháng chất độc do con mồi (một loại kì nhông nhỏ) tiết ra. Tuy nhiên chúng có nhược điểm là chất độc đó làm cho chúng bò chậm hơn những loài rắn khác nên chúng dễ làm mồi hơn cho các loài ăn rắn.
 - Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì ĐB và BDTH không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng tác động ® các đặc điểm thích nghi không ngừng hoàn thiện. Trong lịch sử tiến hóa, SV xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn SV xuất hiện trước. VD: cá xương hoàn thiện hơn cá sụn, TV hạt kín hoàn thiện hơn TV hạt trần.
 3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
 	Khái quát lại ND đã dạy.
 4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
-Trả lời các câu hỏi cuối bài.
-Nghiên cứu bài mới.
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: …..........................
BÀI 28: LOÀI
I. Mục tiêu:
- Nêu được định nghĩa loài sinh học. Nêu được các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc (các tiêu chuẩn: hình thái , địa lý – sinh thái , sinh lí - hóa sinh, di truyền).
- Nêu được sơ bộ cấu trúc của loài (nòi địa lý, nòi sinh thái, nòi sinh học, quần thể).
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương tiện: SGK, SGK nâng cao 
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề:
	Loài là gì? Các dân tộc người trên thế giới có chung một loài hay không? Loài người có quan hệ thân thuộc với những loài nào?
 2.Dẫn HS vào bài mới:
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
▲ Cho HS đọc thông tin SGK, rút ra ND.
 -Loài là gì?
 -Nêu các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc.
 GV cung cấp thêm thông tin về tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc (SGK NC).
▲ Cho HS đọc thông tin SGK, thảo luận làm rõ ND cơ chế cách li sinh sản giữa các loài.
 HD HS tìm thêm các VD tương tự.
 Rút ra ý nghĩa của cách li sinh sản.
∆ Đọc thông tin SGK, rút ra ND.
∆ Đọc thông tin SGK, thảo luận rút ra ND.
I. Khái niệm loài sinh học
1.  Khái niệm
 - Theo Mayơ, loài (sinh học) là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác khác.
 - Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc:
 +Tiêu chuẩn hình thái: giữa hai loài khác nhau có sự đứt quãng về hình thái, nghĩa là đứt quãng về một số tính trạng nào đó. VD: loài xương rồng 3 cạnh và loài xương rồng 5 cạnh.
 +Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái: 
 Hai loài thân thuộc chiếm hai khu phân bố riêng biệt. VD: Loài voi ấn Độ (sống ở ấn Độ, Trung Quốc, Malayxia, Đông Dương) có trán lõm, tai nhỏ, đầu vòi có hai lúm thịt, răng hàm có nếp men hình bầu dục. Loài voi châu Phi (sống ở Nam Phi, Nam Ả Rập, Madagatca) có trán dô, tai to, đầu vòi có một núm thịt, răng hàm có nếp men hình quả trám.
 Hai loài thân thuộc có khu phân bố trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn trong đó mỗi loài thích nghi với một điều kiện sinh thái nhất định. VD: Loài mao lương sống ở bãi cỏ ẩm có chồi nách, lá vươn dài bò trên mặt đất. Loài mao lương sống ở bờ mương, bờ ao có lá hình bầu dục, ít răng cưa.
 +Tiêu chuẩn sinh lí – sinh hóa: Protein tương ứng ở các loài khác nhau phân biệt với nhau ở một số đặc tính hoặc khả năng tổng hợp, chuyển hóa các chất là khác nhau. VD: Protein trong TB biểu bì, hồng cầu, trứng của loài ếch hồ miền Nam Liên Xô (cũ) chịu nhiệt cao hơn protein tương ứng của loài ếch cỏ miền Bắc Liên Xô (

File đính kèm:

  • docGA Sinh 12 P6 Chuong 1 moi.doc