Đề tham khảo thi tốt nghiệp năm 2010 môn: hoá thời gian: 60 phút

Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 2: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tốt nghiệp năm 2010 môn: hoá thời gian: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP NĂM 2010
TRƯỜNG PTTH CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: HOÁ 
 Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
 	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 2: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. 	B. 6. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 3: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
A. 16,2 gam. 	B. 10,8 gam. 	C. 21,6 gam. 	D. 32,4 gam.
Câu 4: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nuớc vôi trong dư thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là
A. 225 gam.	B. 112,5 gam.	C. 120 gam.	D. 180 gam.
Câu 5: Cho m gam Anilin tác dụng hết với dung dịch Br2 thu được 9,9 gam kết tủa. Giá trị m đã dùng là
A. 0,93 gam	B. 2,79 gam	C. 1,86 gam	D. 3,72 gam
Câu 6: Nilon–6,6 là một loại
A. tơ axetat. 	B. tơ poliamit. 	C. polieste. 	D. tơ visco.
Câu 7: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)
A. 9,9 gam.	B. 9,8 gam.	C. 7,9 gam.	D. 9,7 gam.
Câu 8: Chất phản ứng được với các dung dịch: NaOH, HCl là 
A. C2H6. 	B. H2N-CH2-COOH. 	C. CH3COOH. 	D. C2H5OH. 
Câu 9: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là 
	A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. 	C. natri kim loại. 	D. quỳ tím. 
Câu 10: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
	A. 8.	B. 7.	C. 5.	D. 4.
Câu 11: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là
A. Sr, K. 	B. Na, Ba. 	C. Be, Al. 	D. Ca, Ba.
Câu 12: Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình e của Fe là
	A. [Ar ] 3d6 4s2. 	B. [Ar ] 4s13d7.	C. [Ar ] 3d7 4s1. 	D. [Ar ] 4s23d6.
Câu 13: Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch
A. HCl. 	B. AlCl3. 	C. AgNO3. 	D. CuSO4.
Câu 14: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Na, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy là 
A. Na. 	B. Mg. 	C. Al. 	D. K. 
Câu 15: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, FeO, ZnO, MgO. 	B. Cu, Fe, Zn, Mg.	
C. Cu, Fe, Zn, MgO. 	D. Cu, Fe, ZnO, MgO.
Câu 16: Đốt cháy bột Al trong bình khí Clo dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn trong bình 
tăng 4,26 gam. Khối lượng Al đã phản ứng là
A. 1,08 gam.	B. 2,16 gam.	C. 1,62 gam.	D. 3,24 gam.
Câu 17. Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (đkc) duy nhất. Giá trị V là 
	A. 2,52 lít. 	B. 3,36 lít. 	C. 4,48 lít. 	D. 1,26 lít. 
Câu 18. Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 8,96 lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
	A. 18,1 gam.	 	B. 36,2 gam.	 	C. 54,3 gam. 	D. 63,2 gam.	 
Câu 19. Cho 60 gam hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 13,44 lit khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Phần % về khối lượng của Cu trong hỗn hợp là: 	
	A. 69%. 	B. 96%. 	C. 44% 	D. 56%. 
Câu 20. Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m gam muối khan. Kim loại M là: 
	A. Al. 	B. Mg. 	C. Zn. 	D. Fe. 
Câu 21: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là	
A. 0,448. 	B. 0,112. 	C. 0,224. 	D. 0,560.
Câu 22: Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít. 	B. 2,24 lít.	C. 3,36 lít. 	D. 4,48 lít.
Câu 23: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là
A. LiCl. 	B. NaCl. 	C. KCl. 	,D. RbCl.
Câu 24: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là (Cho H = 1, O = 16, Na = 23, S = 32)
A. 20,8 gam. 	B. 23,0 gam. 	C. 25,2 gam. 	D. 18,9 gam.
Câu 25: Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,02 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,03 mol HCl. Lượng khí CO2 thu được (đktc) bằng :
A. 0,448 lít	B. 0,224 lít.	C. 0,336 lít.	D. 0,112 lít.
Câu 26: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Cu2+, Fe3+. 	B. Al3+, Fe3+. 	C. Na+, K+. 	D. Ca2+, Mg2+.
Câu 27: Dẫn V lit CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 25 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được 5 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là
A. 7,84 lit	B. 11,2 lit	C. 6,72 lit	D. 5,6 lit
Câu 28: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Ag. 	B. Cu. 	C. Fe. 	D. Al.
Câu 29: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là (Cho Al = 27)
A. 3,36 lít. 	B. 2,24 lít. 	C. 4,48 lít. 	D. 6,72 lít.
Câu 30: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5)
A. 2,8. 	B. 1,4. 	C. 5,6. 	D. 11,2.
Câu 31: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là (Cho H = 1, Fe = 56, Cu = 64)
A. 6,4 gam. 	B. 3,4 gam. 	C. 5,6 gam. 	D. 4,4 gam.
Câu 32. Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lit(đkc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO2 có tỉ khối hơi hỗn hợp X so với oxi bằng 1,3125. Giá trị của m là 
	A. 0,56 gam. 	B. 1,12 gam. 	C. 11,2 gam. 	D. 5,6 gam. 
Câu 33: Muốn điều chế 6,72 lít khí clo (đkc) thì khối luợng K2Cr2O7 tối thiểu cần dùng để tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52)
A. 29,4 gam 	B. 27,4 gam. 	C. 24,9 gam. 	D. 26,4 gam
Câu 34: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 35: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là
A. Al. 	B. Zn. 	C. Fe. 	D. Ag.
Câu 36: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. dung dịch Ba(OH)2.	B. CaO.	
C. dung dịch NaOH.	D. nước brom
Câu 37: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là 
	A. nicotin.	B. aspirin.	C. cafein.	D. moocphin.
Câu 38. m (gam) hỗn hợp (X) gồm Fe và Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít H2, còn nếu m (gam ) hỗn hợp (X) trên tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được 8,96 lít H2. Các khí đo đktc. Khối lượng của Fe trong m (gam) X là:
A. 5,6g	B. 5,4g	C. 11g	D. 7,2g
Câu 39. Nhiệt phân hoàn toàn 2,14g Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là
A. 1,12g	B. 0,56g	C. 1,6g	D. 1,44g
Câu 40. Cấu hình electron của ion Fe2+ ( biết Fe có Z = 26) là 
A. [Ar]3d6	B. [Ar] 3d5	C. [Ar]d64s2	D. [Ar] 3d3	
Đáp án: 
1C
2A
3D
4D
5B
6B
7D
8B
9D
10A
11D
12A
13C
14D
15C
16A
17D
18B
19B
20B
21A
22D
23C
24C
25C
26D
27A
28D
29A
30D
31D
32C
33A
34B
35B
36D
37A
38A
39C
40A

File đính kèm:

  • docDeHD Hoa TN Le Quy Don.doc