Đề tham khảo thi sinh giỏi môn: Hoá học năm học: 2008 – 2009

Câu 1 (5,0 điểm):

1. (1 điểm):

- Phản ứng nào đặc trưng cho mọi oxit bazơ ?

- Phản ứng nào đặc trưng cho mọi oxit bazơ kiềm?

- Phản ứng nào đặc trưng cho mọi bazơ ?

- Phản ứng nào chỉ đặc trưng cho kiềm

2. (1,5 điểm) Hoàn thành chuỗi biến hoá sau:

 Cacbon cacbon (IV) oxit canxi cacbonat canxi hiđro cacbonat đá vôi vôi sống vôi tôi

 

doc6 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi sinh giỏi môn: Hoá học năm học: 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT KẾ SÁCH	 ĐỀ THAM KHẢO THI SINH GIỎI 
 TRƯỜNG THCS KẾ AN	MÔN:HOÁ HỌC (Thời gian 150 phút)
	*******	NĂM HỌC: 2008 – 2009
	ĐỀ:
Câu 1 (5,0 điểm): 
1. (1 điểm):
- Phản ứng nào đặc trưng cho mọi oxit bazơ ? 
- Phản ứng nào đặc trưng cho mọi oxit bazơ kiềm?
- Phản ứng nào đặc trưng cho mọi bazơ ?
- Phản ứng nào chỉ đặc trưng cho kiềm ?
2. (1,5 điểm) Hoàn thành chuỗi biến hoá sau:
	Cacbon ® cacbon (IV) oxit ® canxi cacbonat ® canxi hiđro cacbonat ® đá vôi ® vôi sống ® vôi tôi
3. (1 điểm)Xác định các chất và hoàn thành các biến hoá sau:
	A + B C + CO2 ­
	C + Cl2 D
	D + dd NaOH ® E ¯ + F
	E A + H2O ­
4. (1,5 điểm) Chỉ được dùng thêm dung dịch HCl, Hãy phân biệt 4 chất bột màu trắng Na2CO3 , Na2SO4 , MgCO3 , BaSO4 .
Câu 2 (5,0 điểm): 
	1.(3,5 điểm) Hoà tan 15,5g Na2O vào nước được 0,5 lít dung dịch A.
	a/ Tính nồng độ mol/l của dung dịch A.
	b/ Tính thể tích dung dịch H2SO4 20%, khối lượng riêng là 1,14 g/ml cần để trung hoà dung dịch A.
	c/ Tính nồng độ mol/l của chất có trong dung dịch sau khi trung hoà.	
	2. (1,5 điểm)Hỏi phải thêm bao nhiêu lít nước vào 2 lít dung dịch NaOH 1M để thu được dung dịch có nồng độ 0,1M?
Câu 3 ( điểm):
	3. (2,5 điểm) Xác định khối lượng muối kali clorua (KCl) kết tinh được sau khi làm nguội 604g dung dịch bão hoà ở 80oC xuống 20oC. độ tan của KCl ở 80oC bằng 51g, ở 20oC là 34g.
	4. (2,5 điểm) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi trộn 200g dung dịch muối ăn nồng độ 20% với 300g dung dịch muối này có nồng độ 5%.
Câu 4 (5,0 điểm): 
a/ Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hoà tan 0,2 mol HNO3. Thêm vào cốc thứ nhất 20g CaCO3 , thêm vào cốc thứ hai 20g MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không? Giải thích.
	b/ Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không? giải thích.
	------------ Hết --------------
ĐÁP ÁN
B. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1(5,0 điểm):
1. Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm:
	- Phản ứng giữa oxit bazơ với axit tạo thành muối và nước đặc trưng cho mọi oxit bazơ.
	- Phản ứng giữa oxit bazơ kiềm với oxit axit tạo thành muối chỉ đặc trưng cho oxit bazơ kiềm.
	- Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước là phản ứng đặc trưng cho mọi bazơ.
	- Bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước ( hoặc chỉ tạo thành muối axit) là phản ứng chỉ đặc trưng cho kiềm.
2. Mỗi phương trình đúng 0,25 điểm.
	C + O2 CO2 
	CO2 + CaO ® CaCO3 
	CaCO3 + CO2 + H2O ® Ca(HCO3)2 
	Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 ¯ + 2H2O
	CaCO3 CaO + CO2 
	CaO + H2O ® Ca(OH)2 
3. Mỗi phương trình đúng 0,25 điểm.
	A: Fe2O3 ; B: CO ; C: Fe ; D: FeCl3 ; E: Fe(OH)3 ; F: NaCl
	Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 ­
	2 Fe + 3Cl2 2 FeCl3 
	FeCl3 + 3NaOH ® Fe(OH)3 ¯ + 3NaCl
	2 Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O­
4. Mỗi chất nhận biết được 0,25 điểm, mỗi phương trình 0,25 điểm. 
Cho dung dịch HCl vào 4 ống nghiệm. Cho mẫu thử từng chất vào mỗi ống nghiệm trên.
	- Chất không tan là BaSO4 (không tan trong nước và axit)
	- Chất tan nhưng không có khí thoát ra là Na2SO4 (không tác dụng với HCl nhưng tan trong nước)
	- Hai chất còn lại lúc đầu đều tan và có khí thoát ra (do đều tác dụng với HCl tạo thành muối tan và thoát khí CO2 ):
	Na2CO3 +2HCl ® CO2 ­ + 2NaCl + H2O 
	MgCO3 +2HCl ® CO2 ­ + MgCl2 + H2O
cho đến khi khí ngừng thoát ra (HCl tan hết) cho tiếp mỗi chất trên vào, nếu thấy:
	Chất nào tan ra là Na2CO3 (tan trong nước) 
	Chất không tan nữa là MgCO3 (không tan trong nước)
 Câu 2 (5,0 điểm): 
	1. Mỗi phương trình đúng 0,25 điểm, tính đúng 0,5đ.
Dung dịch A là dd NaOH
	Na2O + H2O ® 2NaOH	(0,25đ)
	1mol	 2mol
	0,25mol	 0,5mol
	Số mol Na2O là: 	
a/ theo pthh ta có số mol NaOH là: 0,5mol
Vậy nồng độ mol/ l của dung dịch A là:
	(0,5đ)
b/ phương trình: 
2NaOH + H2SO4 ® Na2SO4 + 2H2O	(0,25đ)
	2mol	1mol	1mol
	0,5mol	0,25mol	0,25mol
	Theo pthh ta có số mol H2SO4 là: 0,25mol
	Khối lượng H2SO4 là: 
m = n . M = 0,25mol x 98g = 24,5g 	(0,5đ)
	khối lượng dung dịch H2SO4 là: 
	(0,5đ)
Thể tích dung dịch H2SO4 là: 	(0,5đ)
c/ Theo pthh ta có số mol Na2SO4 là: 0,25mol
Thể tích dung dịch sau khi trung hoà là: 
0,5l + 0,107456l = 0,607 l	(0,5đ)
Nồng độ mol/l của dung dịch Na2SO4 là:
	(0,5đ)
2. Tính đúng 0,5 điểm:
Số mol NaOH trong dung dịch là:
nNaOH = CM.Vdd = 1M . 2l = 2 mol	(0,5 đ)
sau khi thêm nước số mol NaOH vẫn là 2 mol
nên thể tích dung dịch sau khi thêm nước là:
	(0,5 đ)
Thể tích nước thêm vào là: 20 lít – 2 lít = 18 lít	(0,5 đ)
Câu 3 (5,0 điểm):
1. (3 điểm): tính đúng 0,5 điểm:
Ở 800C : trong 100 + 51 = 151g dung dịch có 51g KCl và 100g nước
	 604g dung dịch có x g KCl và y g nước
	(0,5 đ)	
 KCl	(0,5 đ)
	y = 604 -204 = 400 g nước	(0,5 đ)
Vậy ở 800C trong 604 g dung dịch có 204g KCl và 400g nước.
Ơû 200C: cứ 100g nước hoà tan 34g KCl
	400g ----------------- z g KCl
	 KCl	(0,5 đ)
Khối lượng KCl kết tinh là: 204 – 136 = 68 g	(0,5 đ)
2. Tính đúng 0,5 điểm:
Trong 300g dung dịch 5% có : muối	(0,5 đ)
	Trong 200g dung dịch 20% có: muối	(0,5 đ)
	Khối lượng muối trong dung dịch thu được sau khi trộn là:
	15g + 40g = 55g	(0,5 đ)
	Khối lượng dung dịch thu được là: 200g + 300g = 500g	(0,5 đ)
	Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:
	(0,5 đ)
Câu 4 (5,0 điểm):
 mỗi phương trình đúng 0,5 điểm, tính đúng 0,5 điểm, xác định đúng câu a 0,5 điểm, xác định đúng câu b 0,5 điểm.
Phương trình: 
CaCO3 + 2 HNO3 ® Ca(NO3)2 	+ H2O + CO2 ­ (1) 	 (0,5đ)
MgCO3 + 2 HNO3 ® Mg(NO3)2 	+ H2O + CO2 ­ (2) 	(0,5đ)	 	 a/ Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ nhất:
	Số mol các chất tham gia (1):
, bằng số mol HNO3 	 (0,5đ)
	Số mol các chất tham gia (2):
, nhiều hơn số mol HNO3 	 	 (0,5đ) 
Như vậy, toàn lượng HNO3 đã tham gia các phản ứng (1) và (2), Mỗi phản ứng đều thoát ra một lượng khí CO2 là 0,1 mol có khối lượng là 44 x 0,1 = 4,4 (g). Sau khi các phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân vẫn ở vị trí thăng bằng.	 (0,5đ)
b/ Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ hai:
Nếu mỗi cốc có 0,5 mol HNO3 thì lượng axit đã dùng dư, do đó toàn lượng muối CaCO3 và MgCO3 đã tham gia phản ứng:
Phản ứng (1): 0,2 mol CaCO3 làm thoát ra 0,2 mol CO2 	 (0,5 đ)
Khối lượng các chất trong cốc giảm : 44 x 0,2 = 8,8g	 (0,5đ)
Phản ứng (2): 0,24 mol MgCO3 làm thoát ra 0,24 mol CO2 (0,5 đ) 
Khối lượng các chất trong cốc giảm: 44 x 0,24 = 10,56g (0,5đ)
Sau khi các phản ứng kết thúc, hai đĩa cân không còn ở vị trí thăng bằng. Đĩa cân thêm MgCO3 sẽ ở vị trí cao hơn so với đĩa cân thêm CaCO3 . (0,5đ)
	-------------- Hết -------------------

File đính kèm:

  • docDE THI HSG TINH.doc