Bài giảng Tiết : 35 - Bài 24: Ôn tập học kỳ I

 

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Củng cố và hệ thống hóa kiến thức về tính chất của các hợp chất vô cơ, kim loại để giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa đơn chất và hợp chất vô cơ.

2. Kỹ năng.

- Từ t.c hóa học của các hợp chát vô cơ, kim loại thiết lập được sơ đồ chuyển đổi từ kim loại thành hợp chất vô cơ và ngược lại.

- Biết chọn đúng các chất cụ thể làm ví dụ và viết phương trình hóa học để biểu diễn sự chuyển đổi giữa các chất.

- Từ các chuyển đổi cụ thể rút ra được mối quan hệ giữa các loại chất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 35 - Bài 24: Ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/12/07
Ngày dạy : 20/12/07
Tiết : 35
Bài 24. ôn tập học kỳ I
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Củng cố và hệ thống hóa kiến thức về tính chất của các hợp chất vô cơ, kim loại để giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa đơn chất và hợp chất vô cơ.
2. Kỹ năng.
- Từ t.c hóa học của các hợp chát vô cơ, kim loại thiết lập được sơ đồ chuyển đổi từ kim loại thành hợp chất vô cơ và ngược lại.
- Biết chọn đúng các chất cụ thể làm ví dụ và viết phương trình hóa học để biểu diễn sự chuyển đổi giữa các chất.
- Từ các chuyển đổi cụ thể rút ra được mối quan hệ giữa các loại chất.
II. Phương pháp :
- Ôn tập.
- Hợp tác nhóm.
III. Chuẩn bị:
1. ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (o)
3. Bài mới: (40')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (15')
Những nội dung lý thuyết cần nhớ.
? Từ kim loại có thể chuyển đổi thành những loại hợp chất nào.
HS. Nêu được: Thành các hợp chất oxit, bazơ, muối.
GV. y.chs hoạt động nhóm viết sơ đồ chuyển đổi.
HS. thực hiện trên bảng phụ nhóm.(3')
N1. Từ KL -> Muối.
N2. Từ KL -> Bazơ.
N3. Từ bazơ -> Muối.
N4. Từ Muối (1) -> Muối (2).
HS. hoàn thành và trình bày đáp án, các nhóm cùng quan sát nêu nhận xét và bổ xung.
GV. đưa ra sơ đồ theo sgk và y/c 4 nhóm hs thực hiện mỗi nhóm 1 dãy.
HS. Thực hiện theo nhóm (3')
I. Kiến thức cần nhớ.
1. Sự chuyển đổi kim loại thành các hợp chất vô cơ.
VD. 
1, Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2
2, 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2
3, NaOH + HCl -> NaCl + H2O
4, FeCl3 + 3NaOH -> Fe(OH)3+ 3NaCl
2. Sự chuyển đổi các loại hợp chất vô cơ thành kim loại. 
1, Muối -> kim loại.
2AgNO3+ Cu -> Cu(NO3)2+ 2Ag
2, Muối -> Bazơ -> oxit bazơ-> K/loại
CuSO4 + 2NaOH -> Cu(OH)2+ Na2SO4
Cu(OH)2CuO +H2O
CuO + H2 Cu + H2O
3, Bazơ -> Muối-> Kim loại.
Cu(OH)2+ H2SO4 -> CuSO4 + 2H2O
CuSO4 + Fe -> FeSO4 + Cu
Hoạt động 2: (25')
Vận dụng
Bài 1: hòa tan 1,96 gam bột Fe vào 100 ml dd CuSO4 10% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml.
a, Viết PTPU xảy ra.
b, XĐ nồng độ mol của chất trong dd khi p/u kết thúc.
(giả thiết V của dd sau p/u thay đổi không đáng kể.
HS. đọc nội dung bài tập.
? Nêu các bước tiến hành.
B1. Tìm số mol của Fe tham gia PU.
 số mol của CuSO4 tham gia.
CM = 
 V = 
Bài tập 2: Hòa tan 0,56 gamFe bằng dd H2SO4 loãng.
a, Viết PTPU.
b, Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí sinh ra ở (đktc)
II. Bài tập.
1. Bài 1.
Giải:
- Số mol các chất tham gia đã biết là:
nFe = =0,035(mol)
a, Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
TPT; 1 : 1 : 1 : 1
TĐB; 0,035
=> nCuSO4 = nFe= 0,035 (mol)
- Số gam dd CuSO4 trong 100ml dd 10% là 11,2 gam => CuSO4 dư.
- Số gam CuSO4 đã dùng là:
mCuSO4 = 0,035 . 160 = 5,6 (g)
mCuSO4(dư) = 11,2 - 5,6 = 5,6 (g)
=> Nồng độ mol của dd FeSO4 sau phản ứng là:
CM = = 0,35 (M)
2. Bài 2
Giải:
nFe = = 0,01 (mol)
a, PT.
Fe + H2SO4(loãng)-> FeSO4+H2
theo đầu bài và theo PT ta có:
n FeSO4= nH2= nFe = 0,01(mol)
b, Khối lượng muối tạo thành là:
mFeSO4 = 0,01 x 152 = 1,52 (g)
Thể tích khí tạo thành là:
VH2 = 0,01 x 22,4 = 0, 224 (l)
4. Củng cố: (3')
- GV. chốt lại toàn bài.
- Nhận xét buổi ôn tập lưu ý cho hs những nội dung chính trong chương trình đã học.
5. Dặn dò: (1')
- Nhắc nhở hs ôn tập tốt cho tiết kiểm tra học kỳ.
- Ôn tập toàn bộ phần lý thuyết đã học và các dạng bài tập về phần lý thuyết đã học.

File đính kèm:

  • docTiet 35.doc