Đề tài Ứng dụng công nghệ thông vào giảng dạy môn Lịch sử

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa. Và ngành giáo dục cũng từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường như một công cụ lao động giúp Ban giám hiệu nhà trường nâng cao chất lượng quản lí, giúp các thầy cô giáo nâng cao chất lượng dạy học, trang bị cho học sinh kiến thức về công nghệ thông tin, học sinh sử dụng các thiết bị kĩ thuật số như một công cụ học tập, góp phần rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá

 

doc11 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông vào giảng dạy môn Lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vai trò quan trọng.Tiến hành hàng loạt cuộc hành quân “ tìm diệt ” và “ bình định ” vào “ Đất thánh Việt cộng” . 
Phạm vi
Được tiến hành chỉ ở miền Nam
Không chỉ tiến hành ở miền Nam, mà còn mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Qui mô
Lớn và ác liệt hơn nhiều so với Chiến tranh đặc biệt
Tạo các liên kết (Hyperlink) linh hoạt, cho phép kết nối một nội dung bất kỳ trên một slide của giáo án điện tử đến một trang Web trên Internet (nếu máy tính có nối mạng hay đến bất kỳ một tập tin nào trong máy tínhđể tìm kiếm thông tin, mở rộng nội dung đang trình bày hoặc sử dụng nút kích hoạt (Trigger) để bật / tắt tức thì các dạng tư liệu ngay trên slide đang trình chiếu nhằm bổ sung, cung cấp thông tin, hay tiến hành so sánh, đối chiếu nhận thức của học sinh.
Ví dụ:TỔ CHỨC LIÊN HỢP QUỐC
Tổ chức Liên hợp quốc
( UNO )
Các cơ quan chủ yếu
Các cơ quan chuyên môn
Các cơ quan khác
Đại hội đồng
Hội đồng bảo an
Hội đồng KT - XH
Hàng không
ICAO
Hàng hải
IMO
Hội đồng tài chính IFC
Lao động quốc tế ILO
Giáo dục, khao học, văn hoá
UNESCO
Bưu chính
IPU
L..thực, n.nghiệp FAO
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Y tế thế giới
WHO
Sở hữu tri thức thế giới WIDO
Tòa án
quốc tế
Ban thư ký
LHQ
Năng lượng nguyên tử
IAEA
Hiệp định chung thuế quan mậu dịch GATT
Dễ dàng tạo và chèn các dạng ký hiệu, biểu tượng thích hợp có sẵn trong Auto Shapes với các định dạng theo điểm, theo đường, theo diện tích và có thể tăng giảm kích cỡ, thay đổi hướng các ký hiệu tùy ý. Ngoài ra, còn có thể tự biên vẽ các lược đồ, tự thiết kế các biểu tượng đặc biệt, thể hiện được đặc trưng sự kiện lịch sử. Các dạng ký hiệu, lược đồ trên khi được tạo hiệu ứng thích hợp sẽ giúp học sinh nhận thức rõ trình tự quá trình diễn biến, xác định rõ các địa điểm, khu vực, các hướng di chuyển qua đó góp phần tạo biểu tựơng rõ nét về không gian, thời gian hay giúp học sinh nắm được các mối liên hệ giữa các yếu tố, sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Ví dụ: KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM ( 1973- 1975)
 Tạo các hiệu ứng hoạt hình sinh động cho các đối tượng (văn bản, hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ, bảng biểu) là một trong những chức năng ưu thế của Powerpoint. Từ Menu Slide Show > Custom Animation >Add Effect giáo viên có thể chọn nhiều hiệu ứng khác nhau cho đối tượng đã được chèn trên Slide. Trong thẻ Add Effect, giáo viên chỉ nên chọn dạng hiệu ứng Entrance, trong dạng này có khoảng hơn 50 kiểu hiệu ứng cụ thể, nhưng chỉ có một số kiểu hiệu ứng thuộc mục Basic, Subtle là phù hợp với yêu cầu xây dựng bài giảng (có thể biểu hiện tốt mục đích sư phạm). Chẳng hạn như : khi muốn trình chiếu một đối tượng mới trên slide nên chọn hiệu ứng Fader, Fly In, Wipe, Diamond, Dissovle In 
* Xây dựng bài giảng điện tử bằng PowerPoint đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức nhưng khi tiến hành bài giảng điện tử trên lớp lại rất dễ dàng, thuận tiện. Giáo viên chỉ cần click chuột hay nhấn phím Enter hay phím Ò là có thể trình chiếu lần lượt nội dung của bài giảng đã được thiết kế trước đó trên Powerpoint. Điều này cho phép giáo viên trình bày nội dung bài học một cách đa dạng, phong phú, sinh động nhưng vẫn tiết kiệm được thời gian mà GV bỏ ra cho việc ghi chép, kẻ vẽ lược đồ trên bảng đen theo lối dạy truyền thống.
* Tuy nhiên khi ứng dụng tiện ích của Powerpint vào việc thiết kế bài giảng điện tử giáo viên cần phải chú ý đến những hạn chế dễ mắc phải, đó là: 
Quá lạm dụng đến hiệu ứng, kỹ thuật trình diễn trên bài giảng điện tử ví dụ như: tạo các hiệu ứng “bay nhảy” kèm theo âm thanh, trang trí các slide với mầu sắc sặc sỡ, loè loẹt, kết nối với các phim, ảnh lôi cuốn người học, nhưng chuyển tải nội dung rất ít, có khi phản tác dụng giáo dục; lựa chọn nhiều background, phông chữ, màu sắc khác nhau thiếu tính nhất quán, ít hài hòa và nhất là không thể hiện được tính sư phạm trong cả hình thức lẫn nội dung trình bày.
 Một hạn chế khác mà giáo viên thường hay mắc phải là ít chú ý tính hệ thống của kết cấu bài giảng (cách trình bày bảng đen truyền thống thường bảo đảm được yêu cầu này cho đến khi kết thúc tiết học), nội dung trình bày trên các slide gần như độc lập nên khi trình chiếu sang một đề mục mới thì các đề mục trước đó hầu như không còn xuất hiện nữa khiến cho nhận thức lịch sử của học sinh dễ rơi vào sự tản mạn thiếu tính hệ thống 
Các dạng thông tin trình bày trên slide của một số bài giảng điện tử còn nghèo nàn, chủ yếu là trình bày một văn bản để trình chiếu trên màn hình thay cho việc ghi chép, mà chưa chú ý đến kiến thức cơ bản, trọng tâm hay sơ đồ hóa các nội dung văn bản. Ngược lại nhiều giáo viên ôm đồm, muốn đưa nhiều dạng thông tin phương tiện để trình chiếu cùng một lúc trên các slide khiến cho bố cục trình bày rối rắm và các thông tin đến với học sinh bị nhiễu loạn, khó nhận ra đâu là kiến thức cơ bản, trọng tâm. Từ đó, những kiến thức còn đọng lại nơi học sinh sau giờ học không rõ ràng, thiếu tính hệ thống và không bền vững.
Nhiều bài giảng điện tử do giáo viên lạm dụng về thời gian trình chiếu đã không đảm bảo về chất lượng giờ học, không bao quát được tình hình lớp học, tình trạng học sinh ghi chép bài không kịp hoặc không ghi chép nội dung bài học vẫn xảy ra.
2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỘT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ.
*Để đạt được một bài học lịch sử hiệu qủa, giáo viên cần tuân thủ quy trình xây dựng bài giảng điện tử gồm các bước sau:
 Xây dựng giáo án: bao gồm chuẩn bị nội dung, sưu tập tư liệu điện tử.
 Thiết kế bài giảng điện tử: sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế bài giảng.
 Kiểm định sự hoàn thiện của bài giảng điện tử: trình chiếu thử, phát hiện lỗi.
Xây dựng giáo án.
+ Xác định rõ mục đích yêu cầu của bài học
+ Xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm mà học sinh cần nắm vững trong tiết học.
+ Sưu tầm, chọn lọc các nguồn tư liệu viết, tranh ảnh, phim tư liệu, băng ghi âm có liên quan đến những kiến thức cơ bản đã được xác định. Xử lý, các tư liệu đã chọn lọc sau đó đóng gói vào trong một Folder và đặt file name phù hợp (Ví dụ: Data bài 15 ) để dễ tìm và nhớ đưa kèm theo khi ghi bài giảng điện tử vào USB.
Thiết kế bài giảng: 
Xây dựng kế hoạch thiết kế cụ thể của các Slide trình diễn (kịch bản). Dự kiến số slide thích hợp với số lượng đối tượng được lựa chọn để trình diễn và tương ứng với kế hoạch cụ thể mà giáo án lên lớp đã xác định.
Bảng kế hoạch có thể được trình bày như sau: 
Thời gian / Đối tượng được trình bày trên các Slide / Biện pháp khai thác, sử dụng /Mục đích sư phạm /Văn bản; Đồ họa, hình ảnh, âm thanh, phim Học sinh thảo luận và trả lời.
Kiểm định sự hoàn thiện của bài giảng điện tử: 
 Tiến hành thiết kế và chạy thử từng phần rồi toàn bộ các slide (có đối chiếu với trình tự các hoạt động được trình bày trong giáo án), chỉnh sửa nội dung, hình thức các slide, kiểu và thứ tự trình bày các hiệu ứng cho hợp lý hơn với mục tiêu, kế hoạch sư phạm mà giáo án và kịch bản đã đề ra.
 Ghi lại tập tin Powerpoint của bài giảng điện tử lên USB, CD để lưu trữ, sử dụng trên lớp và phòng tránh tình trạng máy tính có tập tin lưu trữ bị gặp sự cố. (Lưu ý: phải ghi lại các tập tin có liên kết, nhất là các tập tin âm thanh, phim tư liệu có sử dụng trong bài giảng điện 
3. KHAI THÁC TƯ LIỆU QUA INTERNET PHỤC VỤ CÁC BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 
Những tư liệu được lựa chọn sẽ làm cho bài giảng trở nên phong phú, sống động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ tiếp thu bài giảng một cách tự nhiên. Internet là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại cuối thế kỷ XX mà lịch sử sẽ ghi nhận có vai trò tương đương với việc phát minh ra lửa, máy hơi nước, điện năng hay năng lượng hạt nhân, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu phục vụ cho các bài giảng lịch sử.
Nội dung của phần này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi: Tại sao Internet lại là công cụ hiệu quả cho việc khai thác tư liệu phục vụ cho bài giảng Lịch sử? Nên tập trung khai thác những loại tư liệu nào xung quanh nội dung của bài giảng cho phù hợp? Để làm được điều đó người phải làm việc gì và cần có yêu cầu gì?
3.1. Internet – Nguồn tư liệu vô tận cho các bài giảng lịch sử
a. Về dung lượng: những số liệu, báo cáo thống kê cho thấy cho đến cuối thế kỷ XX, Internet đã trở thành kho thông tin khổng lồ và phong phú nhất trong lịch sử nhân loại với hàng trăm triệu websites liên quan đến mọi lĩnh vực, ngõ ngách của đời sống xã hội. Có nhà nghiên cứu đã từng khẳng định rằng xét về khối lượng, thông tin trên Internet đã vượt qua rất xa so với tổng khối lượng thông tin được in thành sách của loài người kể từ khi phát minh ra chữ viết cho đến năm 1990. Khối lượng đó lại được tăng lên với tốc độ chóng mặt hàng năm.
b. Về khả năng truy cập: Internet có ưu thế tuyệt đối, trừ một số ít thông tin được bảo vệ nhằm mục đích thương mại hoặc bí mật, mỗi người sử dụng Internet đều có thể truy cập bất kỳ một thông tin nào trên Internet dù thông tin đó được đặt ở Mĩ, Nga, Châu Âu, Châu Phi, Nhật Bản hay Việt Nam mà không phải rời khỏi bàn làm việc của mình. Đó là điều không thể mơ ước đối với các nguồn tin khác như thư viện, các bộ sưu tập hay thậm chí cả báo chí.
c. Về loại hình: Internet cung cấp thông tin ở dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh hay thậm chí là cả dạng phim tư liệu hay video. Khả năng này cho phép khai thác và bổ sung những tư liệu một cách phong phú hơn rất nhiều so với thông tin được in trên giấy thuần túy bằng văn bản.
d. Về nội dung: tính đa dạng, phong phú và dễ truy cập tạo cơ hội cho người giáo viên có thể chọn lọc những tư liệu thích hợp, cô đọng và phù hợp nhất với nội dung, mục đích của từng bài giảng mà không bị lắp lại hay nhàm chán. Vấn đề chọn lọc tư liệu phù hợp sẽ được đề cập sâu hơn trong mục tiếp theo.
3.2 Lựa chọn tư liệu như thế nào cho phù hợp với nội dung bài giảng.
a.Khi tìm kiếm: lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên quan đến nội dung bài giảng; có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh,...) và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không ít quá, cũng không nhiều quá làm loãng nội dung.
b.Về nội dung: tư liệu phải liên quan đế

File đính kèm:

  • docUng dung CNTT trong day hoc lich su(1).doc
Giáo án liên quan