Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy bộ môn thể dục

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 1. Qua thực tiễn giảng dạy, khi học sinh thực hiện các động tác thể dục, chúng ta thấy những kỹ thuật – động tác còn thiếu sót cũng như diễn ra quá nhanh, mà có thể bản thân người thực hiện động tác cũng chưa hiểu rõ mình đã sai hay thiếu ở chỗ nào. Vậy làm cách nào để giúp cho giáo viên vừa bao quát lớp vừa có thể chỉnh sửa động tác – kỹ thuật sai cho nhiều học sinh, giúp học sinh quan sát rõ kỹ thuật động tác chuẩn hơn mà không làm mất nhiều sức cho giáo viên.

Những vấn đề trăn trở và tồn tại trên là động lực thúc đẩy tôi nghiên cứu tìm tòi tham khảo sách báo, tạp chí, chuyên san, . tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm về: ‘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO TRONG GIẢNG DẠY MÔN THỂ DỤC’.

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2853 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy bộ môn thể dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thân người thực hiện động tác cũng chưa hiểu rõ mình đã sai hay thiếu ở chỗ nào. Vậy làm cách nào để giúp cho giáo viên vừa bao quát lớp vừa có thể chỉnh sửa động tác – kỹ thuật sai cho nhiều học sinh, giúp học sinh quan sát rõ kỹ thuật động tác chuẩn hơn mà không làm mất nhiều sức cho giáo viên.
Những vấn đề trăn trở và tồn tại trên là động lực thúc đẩy tôi nghiên cứu tìm tòi tham khảo sách báo, tạp chí, chuyên san, ... tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm về: ‘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO TRONG GIẢNG DẠY MÔN THỂ DỤC’.
 2. Thực trạng khi chưa đổi mới:
Đa số GV còn giảng dạy theo phương pháp truyền thống, ít có thời gian và điều kiện áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, nếu có tổ chức thì vẫn còn lúng túng, mất thời gian, hoặc làm qua loa, đại khái. Chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu kỹ đồ dùng giảng dạy trước khi lên lớp.
 3. Nêu những dự báo nguy cơ khi không đổi mới thực trạng
Trong cách giảng dạy truyền thống, người dạy phải thực hiện nhiều lần với từng động tác, đặc biệt là những động tác tốc độ - trên không để các em nhìn kỹ - nắm rõ được, lại vừa giảng giải vừa bao quát lớp, gây ra tình trạng rất mất sức cho người dạy và hiệu quả lại không cao.
 4. Những nguyên nhân làm chất lượng, thực trạng còn tồn tại yếu kém. 
 Thứ nhất giáo viên chưa nhận thức được tác dụng tích cực của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm với cách thức tổ chức hoạt động tích cực cho học sinh lĩnh hội kiến thức.
 Thứ hai, trình độ vi tính của hầu hết giáo viên còn nhiều hạn chế, lại chưa được tập huấn nhiều về vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy…
 Thứ ba, để dạy được bài giảng điện tử, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị công phu, từ tìm kiếm tư liệu, đến thiết kế bài giảng… 
 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN
Xác định đối tượng, phạm vi cấp độ đề tài nghiên cứu:
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể dục ở bậc THCS.
 2.Giải quyết vấn đề:
Vậy làm thế nào để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở bậc THCS và ứng dụng như thế nào để giảng dạy có hiệu quả, đặc biệt đối với bộ môn thể dục?Trước sự thôi thúc của yêu cầu thực tiễn và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học,tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của cá nhân và một số tiết dạy tôi đã thể nghiệm trong thời gian vừa qua thông qua bản SKKN "Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn THỂ DỤC", mong cùng các bạn đồng nghiệp tìm ra những giải pháp tốt nhất
 III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận:
Ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm:
Sử dụng hình ảnh: Thông qua tranh ảnh được chiếu trên màn hình các em sẽ được thấy rõ hơn về động tác được mô phỏng đồng thời giúp các em nhớ lại động tác – kỹ thuật đã học.
Sử dụng Clip: Những động tác nhanh như: giai đoạn xuất phát – chạy lao, giai đoạn chạy đà, giai đoạn giậm ván, giai đoạn trên không, giai đoạn tiếp đất… người dạy khó có thể thực hiện chậm để học sinh nhìn kĩ, nắm rõ và khó có thể thực hiện nhiều lần trong 1 tiết dạy và nhiều tiết dạy trong 1 buổi. Thông qua clip chúng ta có thể điều khiển nhanh – chậm, chiếu đi chiếu lại nhiều lần 1 động tác – kỹ thuật và cho dừng lại nửa chừng để phân tích diễn giải cho học sinh nắm rõ hơn, kỹ hơn và tập theo dễ hơn.
Sử dụng hiệu ứng chữ chạy trên màn hình: Giúp học sinh củng cố nhớ lại nội dung đã học thông qua bảng tóm tắt hoặc hình ảnh mô phỏng động tác – kỹ thuật đã tập.
Đặt giả thuyết giải quyết vấn đề:
Các bước thực hiện chuyên đề:
Thu thập tài liệu
Sắp xếp chọn lọc các nguồn thông tin.
Lồng ghép thông tin này vào giáo án giảng dạy. ví dụ: vận động viên đạt kỷ lục trong nhảy xa, nhảy cao.
 Ứng dụng có sự chọn lọc phù hợp từng tiết dạy. ví dụ: trong nhảy xa “ kiểu ngồi” sẽ cho học sinh quan sát giai đoạn đặt chân vào ván giậm và giai đoạn trên không tạo kiểu ngồi trên không,từ nhanh đến chậm để phân tích và cho học sinh khắc sâu kiến thức hơn cũng như dễ hình dung và tập theo hơn.
Tường thuật những việc đã làm trong khi thử nghiệm sáng kiến: 
Để ứng dụng thành công công nghệ thông tin vào dạy học thể dục ở trường trung học cơ sở, tôi xin đưa ra những kinh nghiệm bước đầu của bản thân như sau:
 - Trước hết để xây dựng một bài giảng điện tử có hiệu quả, người giáo viên cần xác định đúng mục đích yêu cầu, kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm của bài học. Từ đó sưu tầm, chọn lọc các nguồn tư liệu có liên quan đến những kiến thức cơ bản đã được xác định. Điều lưu ý là giáo viên phải biết đánh giá, lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài giảng có tính thiết thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét các loại thông tin, phim ảnh không phù hợp làm giảm hiệu quả, lấn át mất nội dung bài dạy.
 - Thứ hai, giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học. Khi soạn giáo viên cần chú ý đến tính hệ thống của kết cấu bài giảng, để qua từng Slide chi tiết học sinh phải nhận biết được đâu là kiến thức cơ bản, trọng tâm, nội dung nào là nội dung cần ghi nhớ.
 - Thứ ba, giáo viên cần lưu ý khi sử dụng phông nền, hiệu ứng, âm thanh, tiếng động phải phù hợp, hài hoà, biểu hiện tốt mục đích sư phạm.
 - Thứ tư, trong quá trình giảng dạy giáo viên tránh lạm dụng công nghệ thông tin, xem công nghệ thông tin là độc tôn, là duy nhất, mà phải biết kết hợp các phương pháp dạy học khác như nêu vấn đề, đàm thoại, làm việc theo nhóm…Và giáo viên cần phải bao quát được tình hình lớp học, nắm được khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, khả năng thực hiện kỹ thuật - động tác thể dục của học sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời. 
Ví dụ: Trong nhảy xa có giai đoạn trên không, GV cho HS xem hình ảnh mô phỏng động tác trên không, sau đó xem đoạn phim vận động viên thực hiện từ nhanh đến chậm để học sinh nhìn rõ hơn, lúc này giáo viên có thời gian phân tích kỹ từng động tác trong kỹ thuật trên không. Giáo viên có thể cho vận động viên đó dừng lại trên không để học sinh quan sát kỹ hơn. 
 Hoặc trong kỹ thuật nhảy cao, học sinh sẽ được quan sát giai đoạn đá chân lăng bước qua sà trên không như thế nào.
Hay như trong kỹ thuật xuất phát thấp trong chạy cự li ngắn, học sinh sẽ được quan sát rõ động tác từ tư thế sẵn sàng chuyển qua tư thế của giai đoạn chạy lao....
Tính hiệu quả, kết quả đạt được so với lúc chưa cải tiến
- Nhờ CNTT mà khi đưa ra mô hình giáo viên có thể phóng to, thu nhỏ, làm nhanh, làm chậm để học sinh thấy rõ được bản chất của quá trình. Do đó CNTT giúp học sinh hiểu sâu hơn về kỹ thuật của các động tác thể dục và đặc biệt là nắm vững những kỹ thuật - động tác trong khi học tập bộ môn.
- Tạo tình huống có vấn đề bằng các đoạn phim ngắn, kích thích tính tò mò của học sinh, đặt ra nhiệm vụ theo dõi bài học để giải quyết tình huống.
- Trong quá trình dạy có thể có những hình ảnh động mang tính hài hước liên quan đến bài học nhằm giải toả tâm lý căng thẳng trong giờ học.
- Giúp học sinh dễ hiểu hơn về kỹ thuật – động tác đang học, dễ dàng tập luyện theo, học sinh có cơ hội xem các vận động viên chuyên nghiệp thực hiện kỹ thuật chuẩn xác và đạt thành tích cao nhất có thể. Đồng thời học sinh có cơ hội so sánh giữa động tác – kỹ thuật bản thân thực hiện so với kỹ thuật – động tác trên màn hình, để đưa ra nhận xét kỹ thuật tốt nhất…..
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Khẳng định việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
 - Tiết dạy đạt hiệu quả hơn: Dễ hiểu, hấp dẫn, kiến thức toàn diện hơn. Phát huy được các ưu điểm của phương pháp truyền thống. Có thể tự động hoá công việc dạy học hoặc một khâu nào đó trong quá trình dạy học, làm cho giáo viên có nhiều thời gian quan tâm hơn đến học sinh.
Chính vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp học sinh hoạt động theo hướng tích cực hoá trong phân môn Thể dục, đó là vấn đề cần thiết giúp học sinh chủ động trong các hoạt động, tự chiếm lĩnh, tự tìm kiếm kiến thức mới tốt hơn, trở thành những người năng động, sáng tạo, làm bước đà để học sinh thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội.
 2. Ý nghĩa. 
 Sự bùng nổ công nghệ thông tin đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội.Trong bối cảnh đó, muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hoá đất nước, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học hiên đại để phát huy mạnh mẽ tư duy, sáng tạo; kĩ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.
 Đối với bộ môn thể dục, giảng dạy bằng Bài giảng điện tử với những hình ảnh, phim tư liệu sinh động sẽ làm cho bài học thể dục sống động, gần với thực tế hơn, học sinh học tập say mê hơn, kiến thức kỹ năng- kỹ thuật động tác thể dục lưu giữ trong tâm trí các em lâu hơn, khó phai mờ. Để được những bài giảng như thế, chỉ cần người giáo viên bỏ chút thời gian đầu tư, tìm tòi, thiết kế bài giảng thì tôi thiết nghĩ chắc người thầy giáo nào cũng sẵn lòng cả.
- Vì phải trình chiếu trên màn ảnh nên phải phụ thuộc vào ánh sáng, trường lại không có nhà tập đa năng nên phải thực hiện ngoài trời vì thế chưa phát được hết tính tối ưu của các hình ảnh, clip được trình chiếu trong tiết học.
 - Có kế hoạch xây dựng sân sau thành phòng tập thể thao có mái che hoặc nhà tập đa năng. 
3. Áp dụng. 
 Trong thực tế các trường trung học cơ sở hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nói chung và môn thể dục nói riêng còn rất chậm. Có rất nhiều nguyên nhân: cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ tin học của giáo viên còn nhiều hạn chế…Vì vậy tôi xin có một vài đề xuất nhỏ như sau:
 1. Quý trường cần tổ chức các buổi tập huấn về tin học, cách sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại cho giáo viên thành thạo trong thiết kế, giảng dạy giáo án điện tử.
 2. Cần trang bị các phương tiện kĩ thuật hiện đại, nối mạng Internet ở các trường học để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
 3. Nên thường xuyên có các buổi tập huấn chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức thi thiết kế giáo án điện tử để khuyến khích và đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
 Với trăn trở của một người giáo vi

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem mon the duc.doc
Giáo án liên quan