Đề tài Sử dụng các tài liệu tham khảo và kênh hình trong dạy học
Trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay kiến thức lịch sử không chỉ tập trung ở kênh chữ mà còn cả ở kênh hình. Như vậy kênh hình trong dạy học lịch sử hiện nay không chỉ được sử dụng giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học mà là một trong những nguồn cung cấp kiến thức lịch sử quan trong cho học sinh.
Do đó, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đã được đề cập và đặt ra trong thực tiễn trong suốt nhiều năm gần đây và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lí giáo dục cũng như các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Tất cả đều khẳng định phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh.
Trong dạy học lịch sử, khai thác và sử dụng kênh hình là biện pháp quan trong tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh. Đối với giáo viên khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, không chỉ làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần quan trong trong việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh; phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ; giáo dục tư tưởng cảm xúc, cảm nghĩ ở học sinh. Đối với học sinh thông qua “làm việc” với bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ các em sẽ hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội, nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hỉnh ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận bằng trực quan
iến mạnh mẽ. Nếu như trước đây còn có tư tưởng ỉ lại, không cần học giỏi, học tốt miễn là có công ăn việc làm thu nhập cao là được, thì hiện nay học sinh, thanh niên sẽ phải chuyển biến mạnh mẽ về động cơ, mục đích học tập, thái độ học tập của mình. Thay cho mục đích trước kia là học để trở thành cán bộ nhà nước, có việc làm ổn định suốt đời sẽ là học để chuẩn bị cho cuộc sống có việc làm ngày càng tốt hơn. Thay cho tâm lí ỉ lại sẽ là sự tháo vát tự xoay sở, sự năng động tự tạo việc làm. Cùng với những điều chỉnh trong xã hội về sử dụng lao động, tiền lương, đãi ngộ, khắc phục tiêu cực ô dù, móc ngoặt ... thanh niên sẽ có ý thức được rằng học giỏi trong nhà trường hứa hẹn thành đạt trong cuộc đời, phấn đấu trong học tập để có trình độ thực lực là con đường tốt nhất để mỗi thanh niên đạt tới vị trí kinh tế xã hội phù hợp với năng lực của mình. Với một tâm lí như vậy họ sẽ chủ động lao vào học tập không biết mệt mỏi. Một đối tượng như vậy sẽ đòi hỏi nhà trường phải thay đổi nhiều về nội dung phương pháp giáo dục để có những sản phẩm đào tạo với chất lượng ngày càng cao hơn, cung cấp cho thị trường lao động. 1.5 Tác dụng của việc sử dụng tài liệu tham khảo và kênh hình trong bài học lịch sử ở trường THCS. Trong phương pháp dạy học lịch sử, nội dung của một sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc tạo nên hình ảnh của quá khứ bằng những hoạt động của tri giác và cảm giác. Trong sách giáo khoa lịch sử cũ kênh hình hầu như không được chú trọng nếu có cũng chỉ để minh hoạ cho nội dung kênh chữ. Vì vậy khi giảng dạy lịch sử người giáo viên chủ yếu sử dụng lời nói để tái tạo lại các sự kiện, hiện tượng lịch sử nên giờ học thường trở nên nhàm chán và khô cứng. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn Lịch sử và yêu cầu đổi mới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Sách giáo khoa lịch sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh theo định hướng mới. Đó là, học sinh không phải học thuộc lòng sách giáo khoa mà cần phải tìm tòi, nghiên cứu những sự kiện có trong sách giáo khoa dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó, các em tự hình thành cho mình những hiểu biết mới về Lịch sử. Do đó, những thông tin trong sách giáo khoa một mặt được trình bày dưới dạng nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ. Mặt khác, kèm theo những thông tin là những câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động học tập khác nhau, trong đó đặc biệt là sự giảm tải 25% số lượng kênh chữ, tăng đáng kể số lượng kênh hình. Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ minh họa, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng Lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó, một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để ngỏ, chưa viết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, sẽ tìm tòi, khám phá những kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài học mà tác giả sách giáo khoa muốn truyền tải đến học sinh. Hiện nay, sách giáo khoa bên cạnh việc khai thác nội dung lịch sử thông qua kênh chữ, bên cạnh đã rất chú trọng đến kênh hình. Điều đó được thể hiện thông qua số lượng kênh hình tăng lên đáng kể so với trước, hơn nữa kênh hình trong sách giáo khoa hiện hành không chỉ giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học mà nó thường chứa đựng những kiến thức lịch sử quan trọng đòi hỏi học sinh phải nắm được thông qua “làm việc” với kênh hình. Vì vậy, khi giảng dạy lịch sử đòi hỏi người giáo viên không chỉ sử dụng lời nói mà còn sử dụng những hình ảnh trực quan của quá khứ để tái tạo lại lịch sử nên giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn đối với học sinh. Đó cũng là những yêu cầu đòi hỏi người giáo viên thời buổi công nghệ phải đáp ứng đầy đủ và đảm bảo chất lượng trong dạy học. a. Vị trí, ý nghĩa của kênh hình sách giáo khoa trong dạy học lịch sử. Xuất phát từ thực tế đổi mới giáo dục hiện nay, SGK lịch sử THCS được biên soạn có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. SGK lịch sử không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh. Đó là, học sinh không phải học thuộc lòng SGK mà cần tìm tòi nghiên cứu những sự kiện có trong sách giáo khoa dưới sự tổ chức, giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Từ đó, các em hình thành cho mình những hiểu biết mới về lịch sử. Do đó những thông tin trong SGK một mặt được trình bày dưới dạng nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, mặt khác kèm theo những thông tin là những câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động học tập khác nhau trong đó đặc biệt là sự giảm tải 25% số lượng kênh chữ tăng đáng kể số lượng kênh hình. Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ minh hoạ, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó, một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để ngỏ, chưa viết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ. Sẽ tìm tòi, khám phá những kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài học mà tác giả sách giáo khoa muốn chuyển tải đến học sinh. Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử gồm nhiều loại : bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh lịch sử. Mỗi loại có một phương pháp sử dụng riêng. Song tựu trung lại, có thể sử dụng trong bài kiến thức mới , củng cố kiến thức đã học, ra bài tập về nhà và trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Riêng đối với hình vẽ, tranh ảnh lịch sử lại có hai dạng: dùng để minh hoạ cho kênh chữ hoặc với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức cho người học. Do đặc điểm của học tập lịch sử là không trực tiếp quan sát các sự kiện nên vì vậy đồ dùng trực quan nói chung và kênh hình trong sách giáo khoa nói riêng có vai trò ý nghĩa rất quan trọng. Trong dạy học lịch sử, phương pháp sử dụng kênh hình góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hoá các sự kiện và khắc phục được tình trạng “hiện đại hoá” lịch sử của học sinh . Kênh hình là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, hình thành khái niệm lịch sử, nắm vững của sự phát triển của xã hội . Kênh hình trong sách giáo khoa còn có vai tro to lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững trắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Cùng với góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm, kênh hình còn góp phần vào việc phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ của học sinh. Nhìn vào kênh hình học sinh sẽ hình dung ra được quá khứ lịch sử được phản ánh, minh hoạ như thế nào. Học sinh suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua. Kênh hình còn góp phần to lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ trong học sinh. Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, kênh hình góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử gây hứng thú học tập cho học sinh, nó là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Do vậy khi sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử đòi hỏi giáo viên khi sử dụng phải linh hoạt, sáng tạo . Vì vậy giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và nhất là phải có phương pháp phù hợp với từng loại kênh hình sao cho phù hợp với từng kiểu bài khi lên lớp . b. Các loại kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử ở THCS Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử ở THCS gồm các loại sau: * Bản đồ lịch sử. - Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian xác định.. Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối quan hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố ghi nhớ những kiến thức đã học. -Về hình thức bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết về điều kiện tự nhiên mà cần có nhiều ký hiệu, biên giới, quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố, vùng kinh tế, địa điểm, minh hoạ trên bản đồ phải đẹp chính xác, rõ ràng. Về nội dung: bản đồ chia làm hai loại chính: + Bản đồ tổng hợp + Bản đồ minh hoạ * Sơ đồ lịch sử. Sơ đồ nhằm cụ thể hoá nội dung, sự kiện bằng những hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử. Ví dụ như sơ đồ: “Bộ máy công xã Pari 1871” * Hình vẽ lịch sử. Hình vẽ có giá trị như một tư liệu lịch sử, cung cấp hiểu biết về tư liệu lịch sử * Tranh ảnh lịch sử Tranh ảnh lịch sử lấy chủ đề về lịch sử như chân dung các nhân vật lịch sử, quang cảnh lịch sử..nhằm tạo biểu tượng, khôi phục lại hình ảnh con người, đồ vật, biến cố, sự kiện một cách cụ thể, sinh động và khá sát thực . 2. Phương pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử nhàm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS. Muốn đổi mới cách học thì trước hết phải đổi mới cách dạy, phải xác định rõ vai trò của thầy và trò trong dạy – học. Trong phương pháp đổi mới phải có sự kết hợp, hợp tác của thầy – trò và có sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh. Trong sách giáo khoa lịch sử kênh hình gồm nhiều loại: Lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh, hình vẽ, Trong một bài học có thể có một hoặc nhiều kênh hình vì vậy giáo viên cần căn cứ vào mục đích yêu cầu của bài học, xác định loại kênh hình để có những cách khai thác sử dụng phù hợp và có hiệu quả. * Phương pháp sử dụng bản đồ, sơ đồ lịch sử. Bản đồ, sơ đồ lịch sử là những kênh hình không thể thiếu được trong dạy học lịch sử. Nhờ có bản đồ, sơ đồ mà học sinh có biểu tượng đúng đắn về hình ảnh địa lí, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Vì vậy khi giảng bài, giáo viên có thể không trình bày tất cả nội dung trong sách giáo khoa mà lên hướng dẫn học sinh nhận biết các sự kiện qua việc quan sát bản đồ. Giáo viên có thể đặt ra câu hỏi cho học sinh, những câu hỏi mà
File đính kèm:
- SKKN su THCS(2).doc