Đề tài Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Sinh học
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Thực hiện Theo NQ 40/2000/QH 10 của Quốc Hội, toàn quốc đã tiến hành thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Quá trình đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực của giáo dục phổ thông mà tâm điểm là đổi mới chương trình giáo dục để đáp ứng yêu cầu xây dựng đạt được mục tiêu việc “dạy chữ, dạy người, dạy nghề”, định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS) trong hoàn cảnh mới của xã hội Việt Nam hiện đại. Trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của HS với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên (GV), nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học hành.
2. Lí do chọn đề tài
Để thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học.
Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người GV cần nhận thức rõ ràng là quy luật nhận thức của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động.
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều HS học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kĩ năng tư duy. HS chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) giúp các em giải quyết được các vấn đề trên và nâng cao hiệu quả học tập.
nh xác nhất sẽ được tuyên dương và điểm cao. Qua đó, tôi thấy rằng ngay từ đầu HS đã rất hào hứng và nhiệt tình tham gia, làm cho phần trả bài không còn là áp lực với HS, các em không phải chỉ còn đọc thuộc lòng từng câu chữ, công thức mà có sự thấu hiểu, biết phương pháp học. 2.3.2. Sử dụng BĐTD trong việc dạy kiến thức mới * Những vấn đề tồn tại Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng kiến thức mới của HS, trong đó phương pháp dạy của thầy và cách học của trò là yếu tố quyết định. - Phương pháp dạy của GV - Sử dụng phương pháp truyền thống chủ yếu là GV độc thoại, độc quyền đánh giá, thuyết giảng làm HS nhàm chán không tập trung, chú ý những gì GV nói. - Nội dung bám sát sách giáo khoa, ít liên hệ thực tiễn đời sống nên không giúp các em ghi nhớ bài một cách tốt nhất. - GV giữ vai trò chủ động điều khiển. - Không phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một tiết dạy. - Phương pháp, dụng cụ giảng dạy không khoa học. - Gây áp lực đến với HS dẫn đến HS bị ức chế. - Phương pháp học của HS: - Chưa có sự chú trọng đến việc học bộ môn, học thuộc lòng một cách thụ động, ít có sự liên tưởng, liên hệ, tìm hiểu những tập tính, quy luật Sinh học ngoài thực tế nên dễ quên đi những kiến thức vừa học. - Quan điểm các em học để đối phó, để kiểm tra, thi cử lấy điểm, thành tích. - Trong quá trình học, đa số các em thụ động, ít phát biểu ý kiến, chỉ mải nghe, ghi những gì mà GV ghi lên bảng. Khi về nhà thì học thuộc bài một cách máy móc không cần hiểu rõ bài để hôm sau trả bài. - Phần lớn các em đợi gần đến thi hoặc kiểm tra mới học. - Các em chưa biết tổ chức cách học theo nhóm, theo tổ. - Một số em không chịu khó làm những bài tập cơ bản để ghi nhớ các kiến thức tốt hơn và lâu hơn. * Sử dụng BĐTD và một số biện pháp nhằm phát triển sự ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng kiến thức mới của HS. Để nâng cao sự ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng kiến thức mới của HS tôi đã tác động đến nhiều mặt. Ở đây tôi tập trung tác động đến hai đối tượng quyết định của quá trình dạy - học để chuẩn bị và bổ sung phương pháp mới sử dụng BĐTD hiệu quả mà tôi đã sử dụng - Đối với GV: + Nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến sự ghi nhớ cũng như nguyên nhân dẫn đến sự quên của HS. Nắm được tâm sinh lý của HS THPT để có phương pháp giảng day cho phù hợp với các em. Tạo bầu không khí học tập thoải mái, sôi động, sinh động không gây áp lực cho các em để các em có thể ghi nhớ tốt hơn. + Trong giờ lên lớp, GV phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm phát huy tối đa ưu điểm cũng như khắc phục khuyết điểm của từng phương pháp từ đó giúp các em tiếp thu kiến thức mới được nhanh chóng. Cụ thể như phối hợp: Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, trực quan + Ngoài những tài liệu trong sách giáo khoa, GV cần tìm hiểu cung cấp cho HS nhiều tài liệu mới, tập tính, quy luật thực tế cuộc sống để giúp HS ôn tập và củng cố những kiến thức học ngay trên lớp một cách tốt hơn. Trong giờ học trên lớp, GV có thể những câu hỏi đơn giản mà thú vị nhằm kích thích HS tích cực học tập và tư duy độc lập. + Tổ chức cho các em học theo nhóm để các em có cơ hội phát huy khả năng độc lập của bản thân và tạo cơ hội cho các em có thể tự đánh giá, kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức lẫn nhau và của chính bản thân các em. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em có thể tự đánh giá, kiểm tra khả năng nắm tri thức của mình.. + GV cho các em trình bày kiến thức mình có được, HS làm thí nghiệm, thực hành để các em có thể vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. - Đối với HS: + Chuẩn bị bài trước khi lên lớp. + Biết phân phối thời gian học tập hợp lý cho từng môn học. + Lựa chọn phương pháp học riêng cho mình để ghi nhớ bài thật tốt. + Biết liên hệ, kết hợp tri thức đã học với thực tiễn. + Thường xuyên tổ chức học theo nhóm để trao đổi khả năng nắm vững các kiến thức đã học. + Khi có những thắc mắc về bài học cần chủ động hỏi GV giảng dạy. + Vào lớp cần phải năng động, tự tìm tòi, học hỏi, học cách học Sử dụng BĐTD Từ đầu năm học, theo định hướng của ngành chống đọc chép, tôi đã giới thiệu đến HS các kiểu ghi chép theo kiểu đề mục, kiểu trích dẫn, kiểu luận đề, kiểu tự do. Thực tế, các kiểu ghi chép này các em cũng đã thực hiện rồi nhưng ít được biết đến tên và tác dụng cũng như hiệu quả của từng kiểu ghi. Thông thường, tôi nhận thấy ở trường HS thường được hướng dẫn ghi chép bài học theo kiểu đề cương, trích dẫn và luận đề còn cách ghi chép theo kiểu tự do dành cho việc dự hội thảo hay chuyên đề Nhưng điều đáng quan tâm là các kiểu ghi chép trên nếu được kết hợp với việc hệ thống kiến thức bài học theo kiểu BĐTD sẽ giúp HS nhớ lâu hơn, gây hứng thú và niềm đam mê học tập hơn cho HS, giúp cho các kiến thức ấy "đi thẳng vào đầu" HS một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, tôi đã yêu cầu HS cần lưu yùù: + Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, xem trước bài học mới. + Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn phải mượn vở của bạn cùng lớp để ghi lại. + Ngoài các loại bút thông thường, HS cần trang bị thêm các loại bút dạ quang, bút màu để làm nổi những thông tin quan trọng. + Dùng các ký hiệu để ghi bài nhanh hơn. + Chú ý lắng nghe những lời giảng của GV. Không cần ghi lại mọi lời giảng của GV mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy. + Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau, bằng cách hỏi lại GV hay các bạn khác. + Dành khoảng thời gian để xem xét lại những ghi chép. + Ghi chép khi đọc một thông tin, một bài học mới nào đó ở sách giáo khoa sẽ giúp bạn nhớ được các thông tin đó. Để sử dụng BĐTD trong khi dạy học kiến thức mới, tôi đã tổ chức các hình thức sau cho HS: Khi dạy HS hoàn toàn bằng bảng tôi thường dành một góc bảng bên phải để cùng HS hoàn thiện BĐTD. Ví dụ khi dạy bài “Đột biến gen” Sinh học 12, sau khi đã kiểm tra bài cũ, tôi đi theo tiến trình và cách trình bày như sau: Bảng ghi được chia làm 2 phần chủ yếu Đột biến gen I. Khái niệm và các dạng đột biến gen 1. Khái niệm 2. Các dạng đột biến gen (GV và HS cùng tìm hiểu phần I. Sau khi học xong phần I, BĐTD xuất hiện thêm 2 nhánh “Khái niệm”; “Các dạng” và thêm các nhánh con, ví dụ như: “mất” “thêm” “thay thế” ) (Ở bảng bên phải cũng xuất hiện từ khóa “Đột biến gen”) Đột biến gen Khái niệm Thêm Thay thế Các dạng Mất Tương tự như vậy, sau khi học xong mỗi phần với các kiến thức cần ghi nhớ thì BĐTD lại thêm những nhánh nữa. Khi kết thúc bài học mới cũng là lúc GV và HS đã hoàn thành xong BĐTD cho bài học. Khi dạy HS hoàn toàn bằng máy chiếu, tôi thường dùng bảng như một “bảng nháp” để cùng HS hoàn thiện BĐTD. Ngược lại, khi dùng bảng, với những bài giảng có nội dung kiến thức ngắn, những lần đầu khi HS làm quen với BĐTD tôi vẽ trực tiếp trên phần mềm để HS dễ quan sát và định hướng những công việc cần làm. Bên cạnh đó, cũng có những tiết dạy tôi cho HS hoạt động nhóm: Sau khi đã học xong nội dung kiến thức bài học, trước khi sang phần bài tập, củng cố tôi cho HS hoàn thành BĐTD theo nhóm hoặc hoàn thành theo kĩ thuật “khăn phủ bàn”. Tuy nhiên, quan trọng nhất là cho dù thực hiện theo cách nào thì sau đó HS phải lên trình bày, thuyết minh thông qua BĐTD mà GV và HS hoặc nhóm mình đã hoàn thành. HS khác nhận xét, bổ sung. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học. GV giới thiệu BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung 1 kiểu BĐTD, tôi chỉ chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức và góp ý thêm về đường nét vẽ và hình thức (nếu cần). Ví dụ: BĐTD hình thành sau khi học xong bài “Hệ sinh thái” Qua việc hướng dẫn cách ghi, cách học bài nói trên, tôi nhận thấy HS dần dần có những thay đổi đáng kể. Cụ thể, các em đã tự tin hơn trong việc ghi chép ở lớp và chuẩn bị bài ở nhà thông qua sự hướng dẫn của tôi. Và, tôi nghĩ rằng việc hệ thống kiến thức sẽ rất dễ dàng với các em khi các em đã quen với cách làm việc có hệ thống như trên. 2.3.3. Sử dụng BĐTD trong việc củng cố kiến thức Củng cố bài giảng là một khâu quan trọng của bài giảng, là một yếu tố dẫn đến sự thành công của bài giảng. Củng cố bài giảng giúp HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức hơn. Ngoài việc xác định kiến thức trọng tâm, HS còn có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình. Từ đó các em có thể điều chỉnh lại phương pháp học sao cho phù hợp. Bằng các phương pháp củng cố bài giảng cụ thể, GV sẽ giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu nội dung bài, đồng thời mở rộng và phát triển tư duy cho HS. Củng cố bài giảng còn tạo điều kiện tương tác giữa GV và HS. Điều đó tạo hứng thú học tập cho HS, nuôi dưỡng bầu không khí lớp học, tạo điều kiện để HS phát biểu ý kiến. Một số phương pháp củng cố bài thường dùng: Củng cố bài giảng bằng thiết kế và sử dụng các sơ đồ, bảng biểu. Biện pháp củng cố này giúp HS hiểu được kiến thức thông qua khả năng phân tích, so sánh và móc nối các kiến thức. Thường áp dụng với những bài mang tính so sánh hay tổng quát, có thể sử dụng các sơ đồ, bảng biểu để hệ thống lại kiến thức. Củng cố bài giảng bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập. Biện pháp này đánh giá việc học của HS, rèn cho HS khả năng diễn đạt. Nhưng sẽ tạo áp lực cho các HS tiếp thu chậm và không hiểu bài ngay tại lớp. Phương pháp áp dụng đối với những bài học nhiều lý thuyết. Củng cố bài giảng bằng việc tổ chức các trò chơi. Biện pháp này tạo sự vui vẻ, hứng khởi cho HS đối với môn học. Nhưng có hạn chế là tốn nhiều thời gian để tổ chức cho lớp tham gia trò chơi. Nguyên tắc cơ bản là trò chơi phải đơn giản, đi sâu vào vấn đề trọng tâm của bài. Củng cố bài giảng bằng cách cho HS tự tổng kết kiến thức. Biện pháp củng cố này rèn cho HS kĩ năng trình bày vấn đề trước đám đông và kĩ năng tóm lược vấn đề Phương pháp áp dụng với những bài nội dung đơn giản, dễ tổng kết lại kiến thức. Trên đây là một vài phương pháp củng cố bài học mà tôi và các bạn chắc chắn đã dùng trong các tiết dạy của mình. Mỗi phương pháp có một ưu nhược điểm ri
File đính kèm:
- skkn nam 20142015.doc