Đề tài Rèn luyện các thao tác tư duy và kỹ năng giải toán có lời văn Lớp 1

I. Mục tiêu của chuyên đề

* Đối với giáo viên và CBQL:

– Giúp giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung giải toán có lời văn.

– Giúp giáo viên xác định được kĩ năng cần dạy cho HS về giải toán có lời văn thông qua việc rèn luyện cho HS 2 thao tác cơ bản: thao tác phân tích tổng hợp;

– Giúp giáo viên tự rút ra được kinh nghiệm thông qua việc trãi nghiệm thực tế trên lớp học của mình để tiếp tục dạy tốt hơn cho những bài học khác;

– Bồi dưỡng cho GV, CBQL kĩ năng viết chuyên đề và tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại cơ sở nhằm nâng cao năng lực giáo viên, CBQL trong giai đoạn hiện nay.

* Đối với học sinh:

– Giúp HS hiểu được đề bài toán: cho gì ? hỏi gì? và biết các bước giải bài toán.

– Giúp HS có kĩ năng sử dụng kiến thức nền (Bài toán có lời văn) để thực hiện được giải toán có lời văn

– Tăng cường kĩ năng phân tích, tổng hợp của HS thông qua việc giải các bài toán thuộc dạng trên.

III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1. Phân tích sư phạm

a) Giải toán có lời văn ở lớp 1, với số tiết thống kê như sau:

Số tiết quy định Dạy tăng cường SEQAP Ghi chú

Lí thuyết Luyện tập Lí thuyết Luyện tập

Bài toán có lời văn 1 0 1 1 Tuần 21

Giải toán có lời văn 2 5 0 4 Tuần 22, 28

Luyện tập, ôn tập lớp 1 (Cuối năm) 0 25 0 14 Tuần 29 đến tuần 35

Tổng số tiết 3 30 1 19

b) Nội dung các Bài toán Giải toán có lời văn số được hệ thống như sau:

– Bài toán có lời văn. (Trang 115) ( Kiến thức nền)

– Giải toán có lời văn (Trang 117)

– Giải toán có lời văn ( TT). (Trang 148)

Về kiến thức học sinh nhận biết và xác định được:

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn luyện các thao tác tư duy và kỹ năng giải toán có lời văn Lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững bài học khác;
– Bồi dưỡng cho GV, CBQL kĩ năng viết chuyên đề và tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại cơ sở nhằm nâng cao năng lực giáo viên, CBQL trong giai đoạn hiện nay.
* Đối với học sinh:
– Giúp HS hiểu được đề bài toán: cho gì ? hỏi gì? và biết các bước giải bài toán.
– Giúp HS có kĩ năng sử dụng kiến thức nền (Bài toán có lời văn) để thực hiện được giải toán có lời văn
– Tăng cường kĩ năng phân tích, tổng hợp của HS thông qua việc giải các bài toán thuộc dạng trên.
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Phân tích sư phạm
a) Giải toán có lời văn ở lớp 1, với số tiết thống kê như sau:
Số tiết quy định Dạy tăng cường SEQAP Ghi chú
Lí thuyết Luyện tập Lí thuyết Luyện tập
Bài toán có lời văn 1 0 1 1 Tuần 21
Giải toán có lời văn 2 5 0 4 Tuần 22, 28
Luyện tập, ôn tập lớp 1 (Cuối năm) 0 25 0 14 Tuần 29 đến tuần 35
Tổng số tiết 3 30 1 19
b) Nội dung các Bài toán Giải toán có lời văn số được hệ thống như sau:
– Bài toán có lời văn. (Trang 115) ( Kiến thức nền)
– Giải toán có lời văn (Trang 117)
– Giải toán có lời văn ( TT). (Trang 148)
Về kiến thức học sinh nhận biết và xác định được:
– Phần số ( Điều đã biết)
– Phần hỏi (Điều cần tìm)
– Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
– Biết trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
Về kỹ năng, tập trung:
– Kĩ năng phân tích dữ kiện của bài toán;
– Kĩ năng tóm tắt;
– Kĩ năng đặt lời giải cho bài toán;
– Luyện kỹ năng thực hiện phép cộng, trừ số tự nhiên trong phạm vi 100.
– Kỹ năng giải bài toán liên quan đến đại lượng, các yếu tố hình học
c) Các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, được vận dụng trong quá trình hình thành quy tắc, thực hành phép tính và giải toán. Điều quan trọng là kết hợp rèn tư duy và rèn kỹ năng.
Đối với Thao tác phân tích:
– Nhận biết và xác định được các số ( Điều đã biết) và câu hỏi (Điều cần tìm)
– Tóm tắt được bài toán.
– Dựa vào câu hỏi của bài toán để xác định phép tính thích hợp.
Đối với thao tác tổng hợp:
– Kĩ năng đặt lời giải cho từng phép tính.
– Trình bày bài toán.
2. Rèn các thao tác tư duy khi hình thành và thực hành cách giải bài toán
Các bước giải toán có lời văn được hình thành thông qua việc xác định dữ kiện từ đó tóm tắt bài toán.
– Đối với HS có khả năng tiếp thu bài chậm:Tập trung vào dạng bài giải với các số.
– Đối với HS ở những nơi thuận lợi:
Lấy dạng bài giải với các số làm nền, tập trung khai thác giải với các đại lượng.
Các ví dụ minh họa:
a) Đối với bài toán Bài toán có lời văn:
Bài toán có lời văn: (Trang 115)
– Tập trung làm rõ bài 1 và bài 3 ở tiết chính khóa cũng như tiết tăng cường:
Bài 1: GV cho HS quan sát tranh và phân tích và điền số vào chỗ chấm
+ Lúc đầu GV cho HS quan sát tranh có 1 bạn sau đó hỏi: Trên bảng có mấy bạn?
+ HS trả lời: 1 bạn.
+ GV tiếp tục gắn thêm tranh và cho HS quan sát sau đó hỏi: Có thêm mấy bạn đang đi tới?
+ HS trả lời: 3 bạn.
– GV cho HS đọc hoàn thiện bài toán.
Chỗ chấm thứ nhất Chỗ chấm thứ hai
1 3
– GV chốt lại bài toán có lời văn gồm 2 phần: phần số và phần hỏi.
Bài 3:
+ Cho Hs quan sát tranh và nêu được phần số
+ Gv đưa bài toán để HS xác định được phần số và phần hỏi ( Phần gì đã có, phần gì chưa có).
+ HS nêu được ( Phần số đã có, phần hỏi chưa có)
+ Gv yêu cầu HS hoàn thành phần hỏi để có được bài toán có lời văn hoàn thiện.
Theo tinh thần dạy đâu chắc đó. Khi HS xác định được phần số thì điền được số thích hợp vào chỗ chấm và phần câu hỏi thì mới giới thiệu bài toán Giải toán có lời văn. (Có thể sử dụng luôn tiết tăng cường của tuần 21 của bài toán Giải toán có lời văn)
b) Bài: Giải toán có lời văn.
Tập trung làm rõ bài toán mẫu ở tiết chính khóa cũng như tiết tăng cường.
Bài toán mẫu:
– Giúp HS xác định được phần số và phần hỏi.
– Giúp HS tóm tắt được bài toán. ( hoàn thành tóm tắt bài toán ).
– Gv hướng dẫn Hs giải bài toán:
+ Xác định lời giải và phép tính tương ứng : dựa vào phần hỏi.
+ Viết được đáp số dựa vào kết quả tìm được.
– Khắc sâu cho Hs các bước để giải bài toán có lời văn.
* Với kiến thức nền từ Bài toán có lời văn cùng với cách xác định trên HS sẽ tự hình thành được thao tác tư duy trước khi trình bày bài toán.
Các bước giải:
– Tìm lời giải.
– Tìm phép tính.
– Đáp số.
Tập trung rèn kĩ năng giải toán thông qua các bài tập trong SGK, các bài tập trong tiết tăng cường. Hoàn thành thao tác tổng hợp thông qua các bài toán trong SGK và các bài toán tăng cường ở tiết luyện tập SEQAP.
* Một số bài toán tham khảo dành cho HS:
Bài 1) Em có 4 cái kẹo, cô cho thêm 5 cái kẹo. Hỏi em có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
Bài 2 Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Có : 13 viên bi
Cho bạn : 3 viên bi
Còn lại :.viên bi?
Bài 3) Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán đó.
Bài toán:
Lúc đầu có 8 con thỏ, có..con thỏ chạy đi. Hỏi còn lại bao nhiêu con thỏ?
Bài 4) Lúc đầu con sên bò được 10 cm, sau đó bò tiếp được 15 cm. Hỏi con sên bò được tất cả bao nhiêu cm?
**Chú ý: Một số dạng toán có lời văn.
– Một là, bài toán cho lời văn . (Đối tượng HS đại trà phải vẽ tóm tắt và giải được bài toán). Ở dạng này GV đã thực hiện kĩ trong giải bài toán có lời văn)
– Hai là, bài toán không cho trực tiếp mà chỉ cho tóm tắt Hs phải dựa vào tóm tắt suy luận nêu được bài toán. Sau đó sẽ giải được bài toán.
– Ba là, nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán đó. ( Hs phải quan sát tranh tìm được phần số và phần hỏi để hoàn thành bài toán. Sau đó dựa vào bài toán tóm tắt và giải bài toán )
3. Phát triển tư duy khi giải toán có lời văn
Tập trung các vào Bài toán có lời văn, Giải toán có lời văn và các bài toán liên quan đến giải toán có lời văn.
Các thao tác tư duy trong giải toán chủ yếu vẫn là phân tích, tổng hợp. Tương tự việc giải toán như các bài trên, tùy theo giả thiết của bài toán để tổ chức cho HS suy luận để tìm ra hướng giải và giải được các bài toán.
Ngoài các bài trong SGK và các bài tập nêu trên, giáo viên linh hoạt cho HS thực hiện các bài toán sau đi từ dễ đến khó.
Bài 1) Em có 3 quả cam, bà cho em thêm 5 quả cam. Hỏi em có tất cả bao nhiêu quả cam?
Tóm tắt bài toán:
+ Bài toán cho biết gì? ( Em có 3 quả cam, bà cho em thêm 5 quả cam )
+ Bài toán hỏi gì ? ( Hỏi em có tất cả bao nhiêu quả cam? )
– Từ đó Hs viết được tóm tắt.
Giải bài toán:
+ Để giải một bài toán có lời văn gồm mấy bước? ( Gồm 3 bước )
+ Để đặt được lời giải ta dựa vào phần gì? ( Phần hỏi )
+ Bài toán hỏi “ có tất cả “ thì ta làm phép tính gì? ( Phép tính cộng )
Ở thao tác này cần giúp cho học sinh nhận biết bài toán có lời văn gồm 2 phần và giải bài toán có lời văn gồm 3 bước.
Bài 2) Giải bài toán dựa theo tóm tắt sau :
Có : 15 con chim.
Bay đi : 4 con chim.
Còn lại:  con chim?
– Thao tác 1. Phân tích:
Yêu cầu Hs dựa vào tóm tắt nêu bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? ( Có 15 con chim, bay đi 4 con chim. )
+ Bài toán hỏi gì ? ( Hỏi còn lại bao nhiêu con chim? )
+ Để tìm số con chim còn lại ta làm như thế nào?
– Thao tác 2. Giải toán bằng cách tổng hợp
+ Viết lời giải
+ Viết phép tính
+ Viết đáp số.
III. Kế hoạch thực hiện chuyên đề
Trong phân phối chương trình ban hành kèm theo QĐ 16/2006/QĐ-BGD&ĐT môn toán được thực hiện 5 tiết /tuần riêng lớp 1 là 4 tiết /tuần.
Với trường tiểu học tham gia chương trình SEQAP hiện đang thực hiện T30 có nhiều thuận lợi trong việc tăng tiết ( Có thể tăng 2 đến 3 tiết / tuần) nhằm đáp ứng nhu cầu học của HS (HS có cơ hội để luyện tập, rèn kĩ năng). Tuy nhiên nếu giáo viên không linh hoạt, không xác định được kiến thức nền thì khó thực hiện thành công việc tổ chức cho HS nắm kiến thức, kĩ năng giải toán.
Do vậy với chuyên đề trên tôi xây dựng kế hoạch thời gian như sau:
Đối tượng HS Số tiết Nhận xét chung chất lượng DH
(Theo tường bài dạy cụ thể)
Lớp có từ 50% đến 100% HS DTTS
Dạng toán có lời văn:
53 tiết: 2 tiết tăng cường ở Tuần 21 gồm: 1 tiết bài mới,1 tiết luyện tập để cung cấp kiến thức nền ( Bài toán có lời văn); 2 tiết bài mới Giải toán có lời văn tuần 22 và tuần 28; 5 tiết luyện tập; 4 tiết tăng cường để luyện tập) và 25 tiết ôn tập cuối năm và 14 tiết tăng cường tuần 29 đến tuần 35. – Xác định được phần số và phần hỏi:.. em chiếm ..%)
-Tóm tắt: .. em đạt ..%
– HS tự giải được ví dụ (..em chiếm ..%)
– Nắm được các bước giải toán; .. em chiếm ..%
– Giải được bài toán ( . em chiếm ..%)
* Kế hoạch cụ thể về thời gian:
– Tháng 1 thực hiện chuyên đề; (GV tham gia chuyên đề phải tư duy và lựa chọn kiến thức nền, kiến thức luyện tập, ôn tập trong tiết tăng cường để áp dụng trong lớp của mình) Đính kèm phiếu hoạt động của GV.
– Tháng 1,2 phân tích đối tượng HS, lựa chọn kiến thức đưa vào bài; dự kiến các hoạt động của HS.
– Tháng 3 áp dụng vào dạy học (Tuần 27,28,29, 35) ghi chép kết quả HS đạt được.
– Cuối tháng viết báo cáo tổng kết chuyên đề (GV,Tổ khối, nhà trường); Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm.
– Tháng 4,5 viết SKKN.
Yêu cầu:
– Kế hoạch dạy học và dự giờ từng tuần/ tháng theo mẫu chung ở tài liệu.
– Riêng các tiết dạy tăng cường, mỗi GV cần ghi chép sự tiến bộ của HS (Thống kê theo mẫu trên) để tự rút kinh nghiệm khắc phục cho tiết học tới và cho những năm học sau.
PHIẾU LỰA CHỌN KIẾN THỨC NỀN VÀ BÀI TẬP CỦA GIÁO VIÊN KHI THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ
Phiếu thảo luận rút kinh nghiệm:
Nội dung kiến thức liên quan đến bài học PP – KTDH Sản phẩm
Khai thác nội dung theo hướng tích cực chuẩn bị cho bài sau:
Nội dung 1: Khai thác nội dung kiến thức và phương pháp dạy học –kỹ thuật dạy
học bài Giới thiệu tỉ số (SGK trang 146)
Phiếu thảo luận rút kinh nghiệm:
Nội dung 2: Lựa chọn nội dung bài vào tiêt học chính khóa, tiết học tăng cường và phương pháp dạy học tương ứng đối với HS hoàn thành nội dung bài; HS chưa hoàn thành nội dung bài (Đối với bài Giới thiệu tỉ số – Kiến thức nền)
Đối tượng học sinh Nội dung Phương pháp tương ứng
Tiết chính khóa Tiết tăng cường
HS chưa hoàn thành nội dung bài
HS hoàn thành nội dung bài
Phiếu thảo luận rút kinh nghiệm:
Nội dung 3: Khai thác nội dung , phương pháp – KTDH giải toán Tìm hai số khi biết Tổng và tỉ số của hai số đó.
Nội dung PP_

File đính kèm:

  • docren_luyen_cac_thao_tac_tu_duy_va_ky_nang_giai_toan_co_loi_va.doc