Đề tài Quy trình thiết kế bài học địa lí trong chương trình THCS
Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Để nhằm bổ trợ kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lý cho giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo tập hợp, biên soạn tài liệu phục vụ chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Địa lý cấp THCS (thời lượng 30 tiết), tài liệu gồm các nội dung sau:
Phần thứ nhất :
Hướng dẫn phương pháp dạy học một số dạng bài địa lí trong chương trình THCS
Phần thứ hai :
Hướng dẫn quy trình thiết kế bài học địa lí trong chương trình THCS
Trong quá trình biên soạn, mặc dầu đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức. Trong quá trình nghiên cứu, học tập rất mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp chỉ ra những thiếu sót, góp ý kiến để cuốn tài liệu ngày càng được hoàn thiên hơn. Xin chân thành cảm ơn!
nh mục tiêu nội dung của tiết ôn tập là gì? (gồm những kiến thức, kĩ năng nào, nội dung nào là chủ yếu). Giáo viên nên dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để thực hiện. - Tổ chức cho học sinh ôn tập: Phần này bao gồm nhiều hoạt động tuỳ theo lượng kiến thức ôn tập của từng tiết mà giáo viên chia ra thành các hoạt động. Trong khi chia các hoạt động động giáo viên cần chú ý dự đoán thời gian cho các hoạt động một cách hợp lí. Mỗi hoạt động tuỳ theo nội dung kiến thức, kĩ năng mà giáo viên có thể lựa chọn hình thức phương pháp phù hợp để hướng dẫn cho học sinh ôn tập. - Tổng kết bài học: Đánh giá ý thức học tập của học sinh trong giờ học và hệ thổng lại kiến thức kĩ năng đã ôn tập. - Hướng dẫn tự học: Phần này giáo viên cần chuẩn bị cho học sinh hệ thống câu hỏi ôn tập ở nhà để chuẩn bị cho giờ kiểm tra tốt hơn. III. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ MẪU GIÁO ÁN ÔN TẬP Ví dụ 1: Giáo án ôn tập giữa kỳ I lớp 8 - Tiết 16. A. Mục tiêu cần đạt: Sau bài học HS cần nắm được: 1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức cơ bản về: - Trình bày được đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á. - Hiểu được vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội và kinh tế một số khu vực châu Á (Tây Nam Á, Đông Á, Nam Á). 2. Kỹ năng : - Phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu, trình bày giải thích mối quan hệ địa lí. - Phân tích các bảng số liệu. B. Phương tiện và phương pháp dạy học: 1. Phương tiện: - Giáo viên: + Bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế châu Á. + Lược đồ các khu vực châu Á. + Bảng phụ cho học sinh thảo luận nhóm trình bày. + Hệ thống câu hỏi bài tập. + Giáo án. + Máy chiếu (nếu có) - Học sinh: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi bài tập mà GV đã dặn ở tiết trước. 2. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Đàm thoại gợi mở. C. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1phút). 3. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV - HS Nội dung chính GV giới thiệu bài định hướng mục tiêu, nội dung và kĩ năng cho học cần ôn tập trong tiết học : Đặc điểm kinh tế - xã hội châu Á ; Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á. Các khu vực đã học của châu Á : Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á. Hoạt động 1 : Nhận xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội châu Á hiện nay Cặp/nhóm (3 phút) 1, Nhận xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội châu Á hiện nay ? Hoạt động 2: Điền thông tin Nhóm- cá nhân (15phút) 2, Điền vào bảng thống kê các vật nuôi, cây trồng. Đông Nam Á Nam Á Đông Á Tây Nam Á và các vùng nội địa Cây trồng Vật nuôi - GV chia lớp ra các nhóm : + Nhóm 1: Thảo luận, điền các cây trồng vật nuôi vào khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á. + Nhóm 2: Tây Nam Á, Bắc Á và vùng nội địa. + Nhóm 3: Từ bảng thống kê nhận xét sản phẩm ngành nông nghiệp châu Á, tình hình phát triển ? sự phân bố nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố nào ? - HS các nhóm lên bảng trình bày. - HS các nhóm nhận xét lẫn nhau . - GV nhận xét các nhóm, chốt lại kiến thức (chiếu bảng phụ). 3. Những thành tựu trong nông nghiệp châu Á ? 4. Những ngành công nghiệp chủ yếu của châu Á ? Hoạt động 3: Trình bày nội dung Nhóm (20 phút) 5. Tống kết kiến thức kĩ năng đã học về các khu vực châu Á: Quan sát lược đồ, SGK vở ghi ... thảo luận hoàn thành bảng sau: Khu vực Tây Nam Á Nam Á Đông Nam Á Vị trí Đặc điểm tự nhiên Đặc điểm dân cư, xã hội Đặc điểm kinh tế Nhóm 1: Khu vực Tây Nam Á. Nhóm 2: Khu vực Nam Á. Nhóm 3: Khu vực Đông Á. - GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm khoảng 5-7 phút. - Các nhóm dán phần trình bày của mình trong bảng phụ lên bảng. - Gọi học sinh các nhóm khác quan sát nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét phần trình bày của các nhóm. - GV chiếu bảng phụ chốt kiến thức. - GV động viên khen thưởng nhóm làm trong thời gian nhanh nhất và hoàn thành nội dung đầy đủ nhất. Hoạt động 4: Đánh giá tiết ôn tập. - GV đánh giá tinh thần chuẩn bị của học sinh ; khả năng ghi nhớ, trình bày kiến thức của học sinh. Động viên khuyến khích các em ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra. Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học. - GV cung cấp hệ thống câu hỏi cho học sinh về nhà ôn tập tiếp. - Yêu cầu học sinh chuẩn bị kiến thức, kĩ năng và các đồ dùng học tập (giấy, bút, thước...) chuẩn bị cho tiết kiểm tra. I, Đặc điểm kinh tế- xã hội châu Á. - Trình độ phát triển không đều : phân thành các nhóm nước. + Nước phát triển : có nền kinh tế phát triển toàn diện là Nhật Bản (đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì). + Nước công nghiệp mới : Mức độ công nghiệp hóa cao và nhanh như Xin-ga-po, Đài Loan. + Nước nông-công nghiệp : mức độ công nghiệp hóa nhanh nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan như Trung Quốc và Ấn Độ + Nước nông nghiệp : nông nghiệp là ngành kinh tế chính như Mi- an- ma, Lào, Băng-la- đét, Nê-pan, Cam-pu-chia... + Nước giàu nhờ tài nguyên dầu mỏ nhưng trình độ phát triển kinh tế không cao: Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê út... + Nước có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ chiếm tỉ lệ cao. - Sản phẩm nông nghiệp châu Á đa dạng có nhiều loại có giá trị kinh tế cao. - Đa số các nước châu Á là những nước đang phát triển, nền kinh tế dựa vào nông nghiệp. - Nông nghiệp châu Á phát triển không đều. - Sự phân bố nông nghiệp châu Á phụ thuộc vào khí hậu : ở các nước khí hậu ẩm nông nghiệp phát triển mạnh mẽ với lúa nước là cây trồng quan trọng nhất. Ở các nước khí hậu khô hạn nông nhiệp kém phát triển . - Thành tựu : + Lúa gạo chiếm 93% sản lượng lúa gạo thế giới, lúa mì chiếm khoảng 39% sản lượng lúa mì thế giới. + Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới nhưng đã giải quyết đủ lương thực cho nhân dân và có sản lượng lúa gạo nhiều nhất thế giới. + Việt Nam và Thái Lan là hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới. - Công nghiệp châu Á đa dạng nhưng phát triển không đều gồm các ngành sau: + Công nghiệp khai khoáng phát triển ở các nước giàu khoáng sản: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-si-a. + Công nghiệp luyện kim, cơ khí, chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải...) ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc...... + Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ( may mặc , dệt, chế biến thực phẩm...) phát triển hầu hết các nước. THÔNG TIN BỔ SUNG CHO HOẠT ĐỘNG NHÓM. BẢNG 1. Bảng thống kê các cây trồng vật nuôi châu Á Vùng Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á Tây Nam Á và khu vực nội địa Cây trồng Lúa gạo, lúa mì, ngô, chè, cà phê, cao su, dừa.... Chè , cọ dầu, chà là, dừa.... Vật nuôi Lợn, trâu, bò, cừu Cừu. BẢNG 2. Bảng thống kê về các khu vực châu Á. Khu vực Tây Nam Á Nam Á Đông Á Vị trí địa lí -12B đến 42 B. - Giáp châu Âu, châu Phi, khu vực Trung Á, Nam Á. - Giáp biển : Biển Đen, biển Ca-xpi, biển A-Rap, biển Đỏ, biển Địa Trung Hải. - 913B - 3713B. - Giáp Tây Nam Á, Đông Á, Trung Á, Đông Nam Á. - Giáp biển : A-Ráp, Vịnh Ben-gan - 21B -53B. - Giáp các nước Mông Cổ, Liên Bang Nga, Ca-dắc-xtan, Ấn Độ, Mi-an ma, Việt Nam. Đặc điểm tự nhiên - Địa hình chủ yếu là núi và sơn nguyên : phía đông bắc là dãy núi cao bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ và sơn nguyên I- Ran. Phía tây nam là sơn nguyên A- Ráp. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà - Sông ngòi: kém phát triển. Hai sông quan trọng là Ti-grơ và Ơ - phrat. - Khí hậu khô hạn: Nhiệt đới khô, cận nhiệt Địa Trung Hải và cận nhiệt lục địa. - Cảnh quan: hoang mạc và bán hoang mạc. - Khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn tập trung ở vịnh Péc-xích. - Địa hình có ba miền địa hình chủ yếu : Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ, chạy theo hướng tây bắc- đông nam là ranh giới khí hậu giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á. Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông là dãy Gát Tây và Gát Đông. Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng. - Sông ngòi: có nhiều hệ thống sông lớn: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút. Chế độ nước sông không điều hòa thường gây lũ lụt vào mùa mưa nhất là sông Hằng. - Khí hậu đại bộ phận nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Cảnh quan tự nhiên đa dạng: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao. - Địa hình chia làm hai phần : + Phần đất liền : Phía Tây là những dãy núi , sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng lớn. Phía Đông là vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng lớn. + Phần hải đảo ( Nhật Bản và Đài Loan) là khu vực núi trẻ nằm trong vòng đai lửa Thái Bình Dương thường xuyên có động đất và núi lửa. - Sông ngòi khá phát triển có nhiều sông lớn: A-Mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang . - Khí hậu và cảnh quan: phía đông khí hậu gió mùa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm, phía tây khí hậu lục địa, cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc. Đặc điểm dân cư - Dân số: 286 triệu người.( 2001). - Người Arập và theo đạo Hồi là chủ yếu. - Tỉ lệ dân thành thị cao 80- 90%. - Phân bố dân cư không đều: chủ yếu tập trung đông ở các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, nơi có thể đào lấy nước. - Dân số: 1356 triệu người( 2001). - Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ Giáo, Hồi giáo, ngoài ra còn cóThiên Chúa Giáo, Phật Giáo.... phân bố không đều, dân cư tập trung đông ở các vùng đồng bằngvà các khu vực có lượng mưa lớn như : đồng bằng sông Hằng, dãi đồng bằng ven biển Gát Tây- Gát Đông, khu vực sườn nam Hi-ma-lay-a - Dân số: 1503 triệu người ( 2001) => Đông dân nhiều hơn cả dân số các châu lục lớn như châu Phi, châu Âu, châu Mĩ. - Phân bố không đều chủ yếu tập trung ở phía Đông. Đặc điểm kinh tế - Trình độ phát triển có sự chênh lệch giữa các nước. - Nông nghiệp: trồng lúa gạo, lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục. - Công nghiệp chủ yếu khai thác chế biến dầu mỏ (1/3 trữ lượng dầu mỏ thế giới). - Xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. - Nền kinh tế các nước trong khu vực đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. - Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất. - Phát triển nhanh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao. - Phát triển theo hướng đi từ thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản). - Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển cao. Hàn Quốc , Đài Loan là nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới, Trung Quốc là nước có nền kinh tế ph
File đính kèm:
- TL Địa lý THCS, đã duyet.doc