Đề tài Một số kinh nghiệm:“luyện tập thực hành những động tác của đội viên trong nghi thức đội

I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Nhằm thực hiện tốt và có hiệu quả cuộc vận động “Thiếu nhi Bến Tre thi đua thực hiện tốt điều Bác Hồ dạy” và phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đồng thời theo nghị quyết X của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn về tăng cường chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng, luật bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em ngày càng thiết thực góp phần phát huy tính sáng tạo để hoạt động Đội ngày càng được nâng cao, trong đó việc luyện tập thực hành nghi thức Đội cũng là một mảng rất quan trọng ở liên đội. Chính vì thế để các động tác nghi thức Đội đúng, chính xác thì cần phải được luyện tập một cách thường xuyên.

 Riêng bản thân nhận thấy đây là một công việc rất cần thiết mà những năm qua còn nhiều liên đội chưa thực hiện được. Từ đó tác giả muốn đưa ra đề tài này trao đổi cùng các đồng nghiệp để nghiên cứu.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm:“luyện tập thực hành những động tác của đội viên trong nghi thức đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïc. Từ đó tác giả muốn đưa ra đề tài này trao đổi cùng các đồng nghiệp để nghiên cứu.
II- THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH:
	Trong những năm qua một số liên đội trong Huyện nói chung, TH Bình Thới nói riêng, nghi thức đội chưa mang lại hiệu quả cao do những nguyên nhân sau:
1). Khách quan:
- Các động tác nghi thức Đội rất đa dạng, nhiều nội dung, khó nhớ lại được chỉnh sửa thường xuyên nên việc cập nhật đôi khi bị hạn chế.
- Tổng Đội phụ trách Đội mới, thời gian tập huấn cho công tác này quá ít ỏi.
2)Chủ quan:
 - Tổng phụ trách Đội chỉ tập trung vào việc triển khai nội dung của chương trình rèn luyện và dự bị đội viên nhiều về lý thuyết mà không thực hành, do đó chưa tập trung cao độ cho việc luyện tập nghi thức.
 - Học sinh bị mệt mỏi, nhàm chán trong tập luyện, đội viên có năng khiếu không nhiều do đó việc lựa chọn chỉ huy điều khiển gặp nhiều khó khăn.
 - Việc luyện tập thực hành chiếm nhiều thời gian trong sinh hoạt. Trong khi đó công việc này cần phải được tiến hành thường xuyên. Từ đó, bản thân nắm bắt được những hạn chế trên. Tự rèn luyện, học hỏi ở các anh chị đi trước, tài liệu liên quan, làm tốt công tác phối hợp nhằm đạt kết quả khả quan để phát triển chi đội mạnh, liên đội mạnh.
III- NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1)Xác định kĩ năng và thái độ trong nghi thức Đội:
a. Kĩ năng:
Kĩ năng thực hiện các động tác cơ bản của người đội viên, đội hình, đội ngũ.
Kĩ năng điều khiển, khẩu lệnh của người chỉ huy.
- Kĩ năng tập hợp điểm số, báo cáo, sinh hoạt vui chơi, thể dục thể thao theo nghi thức Đội.
 b. Thái độ:
 Cần phải coi trọng nghi thức Đội vì đây cũng là công việc góp phần giáo dục toàn diện cho thiếu nhi. Thông qua việc hăng say luyện tập để nắm vững, thực hành đúng các động tác, từ đó đề cao vai trò tập thể, ý thức tổ chức kỉ luật trong quá trình thực hiện.
2)Xác định các nội dung cơ bản:
 Nghi thức đội gồm các nội dung cơ bản sau:
- Những động tác cơ bản của đội viên trong nghi thức Đội
-Vị trí, vai trò của người chỉ huy trong nghi thức Đội
-Đội hình đội ngũ trong nghi thức Đội
Tiểu chương: NHỮNG ĐỘNG TÁC CƠ BẢN CỦA ĐỘI VIÊN TRONG NGHI THỨC ĐỘI
a..Hát đúng Quốc ca, Đội ca:
 Đội viên cần hát đúng Quốc ca (nhạc và lời: Văn Cao), Đội ca (nhạc và lời: Phong Nhã). Khi nghe khẩu lệnh “Quốc ca” hay “ Đọâi ca” thì phải hát ngay, không bắt nhịp. Khi hát phải ở tư thế nghiêm, giọng hùng hồn thể hiện sự nghiêm trang. Bài hát : Quốc ca được các em làm quen khi vào học lớp 1, bài “ Đội ca” được các em làm quen khi vào học lớp 3
b.Thắt, tháo khăn quàng đỏ:
 * Thắt khăn: gồm 6 động tác
 Động tác 1: Dựng cổ áo lên, gấp đôi chiều cạnh đáy khăn, để phần chiều cao của khăn còn khoảng 10 cm, so hai đầu khăn bằng nhau.
Động tác 2: Đặt đầu dải khăn bên trái lên dải khăn bên phải
Động tác 3: Vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đưa lên trên và kéo ra phía ngoài
Động tác 4: Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải và buộc tiếp thành nút từ phải sang trái với dải khăn bên phải.
Động tác 5: Thắt nút khăn, chỉnh cho hai dải khăn trên và dưới nút xoè ra, sửa nút khăn vuông vắn
Động tác 6: Bẻ cổ áo xuống, đưa tay ra sau chỉnh đỉnh khăn cho thẳng sống lưng.
- Khẩu lệnh: “Thắt khăn”
* Tháo khăn: Tay trái cầm nút khăn ( ngón cái và ngón giữa), tay phải cầm dải khăn bên phải phía trên nút khăn, rút khăn ra.
- Khẩu lệnh: “Tháo khăn”
c.Chào kiểu đội viên:
 Đội viên ở tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đỉnh đầu cách thuỳ trán 5 cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới. Khuỷu tay chếch ra phía trước tạo với thân người một góc khoảng 1300. tay giơ lên đầu biểu hiện đội viên luôn luôn đặt lợi ích của Tổ quốc và tập thể của Đội lên trên, năm ngón tay khép kín tượng trưng cho ý thức đoàn kết để xây dựng Đội vững mạnh. Giơ tay chào và bỏ xuống theo đường ngắn nhất không gây tiếng động. Đội viên chào khi dự lễ chào cờ, đón đại biểu, báo cáo cấp trên, làm lễ tưởng niệm…chỉ chào khi đeo khăn quàng đỏ hoặc đeo huy hiệu đội.
- Khẩu lệnh : Chào!
 Chào cờ, chào. Thôi!
d.Hô đáp khẩu hiệu Đội:
 Sau khi hát Quốc ca, Đội ca trong lễ chào cờ thi hô khẩu hiệu đội:
 “ Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì lý tưởng Bác Hồ vĩ đại: sẵn sàng!”. Toàn đội hình đáp “ sẵn sàng” một lần, không giơ tay. Người hô khẩu hiệu là tổng phụ trách hoặc liên đội trưởng hay chỉ huy.
e. Cầm cờ, giương cờ, vác cờ và kéo cờ:
 * Cầm cờ: Đội viên cầm cờ bằng tay phải cao ngang thắt lưng, chân cấm cờ đặt sát ngón út bàn chân phải. Khi có lệnh “ Nghiêm!” kéo cán cờ áp sát vào thân mình, người ở tư thế nghiêm.
Khẩu lệnh: “ Nghiêm!”
Khẩu lệnh: “Nghỉ!”
Khi có khẩu lệnh : “Nghỉ” chân trái chùng đồng thời tay phải đẩy cờ về phía trước
 * Giương cờ: Được thực hiện khi chào cờ, duyệt đội, diễu hành, đón đại biểu.
Động tác, tư thế giương cờ: từ tư thế nghiêm chuyển sang giương cờ, tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ thẳng đứng. Tay trái chuyển xuống nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 12 cm, tay phải chuyển xuống nắm đốc cán cờ kéo vào ngang thắt lưng vàđưa về ở tư thế giương cờ
 Khẩu lệnh: “ Nghiêm! Giương cờ! Thôi!
* Vác cờ: được sử dụng khi đi diễu hành, đi đều, chạy đều vào vị trí chào cờ, duyệt đội, làm lễ đón đại biểu .
Động tác vác cờ: từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang động tác giương cờ, sau đó tay trái kéo cán cờ đặt lên vai phải, tay phải cấp sát đốc cán cờ duỗi thằng ra phía trước, cán cờ tạo với mặt đất một góc khoảng 450 
 Khẩu lệnh: Nghiêm! Vác cờ! Thôi!
* Kéo cờ: Cờ buộc sẵn vào dây, đội cờ gồm hai đội viên, đôi viên thứ nhất kéo cờ, đội viên kia nâng cờ về phía cột cờ. Khi kéo cờ cầm tách dây, bàn tay phải cầm dây cao hơn bàn tay trái trước mặt
 Khẩu lệnh: Nghiêm! Chào cờ!Chào
f.Các động tác cá nhân di động và tại chỗ:
 * Động tác tại chỗ:
- Nghiêm: Người đứng thẳng, hai gót chân sát nhau, hai bàn chân chếch chữ V, hai bàn tay nắm hờ buông dọc theo thân người
Khẩu lệnh: Nghiêm!
- Nghỉ: Từ tư thế nghiêm, chân trái chùng tự nhiên, trọng tâm dồn vào chân phãi, ngực hơi ưỡn
Khẩu lệnh: 
 - Quay bên phải: dùng gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ xoay người sang phải một góc 900, rút chân trái lên trở về tư thế nghiêm
Khẩu lệnh: Bên phải quay!
 - Quay bên trái: dùng gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, xoay người sang phải một góc 900, rút chân phải lên trở về tư thế nghiêm
Khẩu lệnh: Bên trái quay!
- Quay đằng sau: lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ xoay người sang phải một góc 1800. Sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm!
Khẩu lệnh: Đằng sau quay!
- Dậm chân tại chỗ: chân trái nâng, hạ điều theo phách 1, chân phải nâng hạ điều theo phách 2, tay vung điều ra phía trước vòng ra thân người không cao quá thắt lưng. Khi vung tay, cánh tay thẳng. Khi có lệnh “ Đứng lại, đứng!” thì động lệnh rơi vào chân phải, đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải vể tư thế nghiêm
Khẩu lệnh: Dậm chân, dậm!. Đứng lại, đứng!
- Chạy tại chỗ: chân trái bước theo phách 1 chân phải phách 2 chạy đều, phối hợp nhịp nhàng chân nọ tay kia. tay vung dọc theo hướng chạy. Khi có lệnh “Đứng lại, đứng!” đội viên chạy thêm ba bước nữa, dậm chân phải đưa về tư thế nghiêm.
Khẩu lệnh: Chạy tại chỗ, chạy!. Đứng lại, đứng!
 * Các động tác di động:
- Tiến: Bắt đầu tiến bằng chân trái, bước liên tục theo số bước người chỉ huy hô, mỗi bước bằng một bàn chân, sau đó trở về tư thế nghiêm!
Khẩu lệnh: “ Tiến…(n) bước, bước!”
- Lùi: Bắt đầu lùi bằng chân trái, lùi liên tục theo số bước người chỉ huy hô, mỗi bước bằng một bàn chân, sau đó trở về tư thế nghiêm.
Khẩu lệnh: “ Lùi…(n) bước, bước!
- Sang phải (trái): Theo lệnh của người chỉ huy, bước sang bên nào thì bước chân bên đó trước và kéo theo chân kia một khoảng bước rộng bằng vai
Khẩu lệnh: “ Sang phải ( trái)…(n) bước, bước!”
- Đi đều: như dậm chân tại chỗ nhưng bước ra khỏi vị trí, không nhấc gối quá cao, chân thẳng, đi đều, người thẳng, mắt nhìn thẳng. Khi có lệnh “Đứng lại, đứng!” động lệnh đứng rơi vào chân phải, chân trái bước thêm một bước, chân phải bước kéo theo trở về tư thế nghiêm.
Khẩu lệnh: Đi đều, bước!. Đứng lại, đứng!
- Chạy đều: Giống chạy tại chổ nhưng bước ra khỏi vị trí, chạy vừa phải. khi dừng lại theo lệnh bước thêm ba bước nữa, kéo chân phải về, hạ tay, đứng nghiêm.
Khẩu lệnh: “ Chạy đều, chạy!”, “Đứng lại, đứng!”
IV- BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Để đạt được những kết quả như trên bản thân rút ra một số bài học kinh nghiệm như:
 - Luyện tập thực hành nghi thức Đội là một công tác khoa học, là vấn đề sư phạm cần phài được nghiên cứu nghiêm túc, có sự đầu tư đúng mức, phải luôn sửa đổi theo chỉ đạo cũa Hội đồng Đội Trung ương.
 - Cần phải tôn trọng, gần gũi, động 

File đính kèm:

  • docSKKN(1).doc
Giáo án liên quan