Đề tài Một số kinh nghiệm từ công tác chủ nhiệm lớp
Ñất nước trong thời kỳ hội nhập, phát triển cùng với các nước trên thế giới. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Đặc biệt là khinền kinh tế thị trường đang cuốn hút mạnh mẽ, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi vào công việc làm giàu cho dân cho nước. Hiện nay ngày càng xaûy ra các tệ nạn như nghiện hút, chích, quậy phá Trong đó có một số lứa tuổi học sinh. Chính vì lẽ đó mà người giáo viên cần phải có sự nỗ lực trong côngviệc giáo dục đạo đức cho học sinh, chú trọng những học sinh do mình chuû nhieäm. Trong thực teá thì bất kỳ người công dân nào dù công tác, lao động ở lĩnh vực nào trong xã hội phải trải qua thời kỳ cấp sách đên trường. Lý luận và thực tiễn đều khẳng định sâu sắc đến cuộc đời học sinh. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức đã được coi trọng và tiến hành ngay từ bậctiểu học.Vậy làm thế nào để cho học sinh của mình trở thành những đứa con ngoan trò giỏi, là con người có ích cho xã hội. Tôi hướng tới lời dạy của Bác:
"Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện.Chính vì lẽ đó, Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm thì phải trồngcây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
thần dân chủ, phải lấy ý kiến của số đông tránh việc áp đặt. Khi đặt ra những qui định nội quy của lớp thì phải cố gắng thực hiện tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Và khi có sự thay đổi cũng phải lấy ý kiến của học sinh. c./ Trao đổi với phụ huynh học sinh qua lần họp phụ huynh học sinh đầu năm. Nếu như ở trường các em là học sinh của giáo viên chủ nhiệm thì ở nhà các em là thành viên của một gia đình là con của cha mẹ. Cả giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ các em đều là những người chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục của học sinh. Tôi thiết nghĩ, để công tác giáo dục đạt hiệu quả thì phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm phải đồng cảm, hiểu nhau. Nếu như ở nhà, cha mẹ nhắc nhở, dạy bảo động viên con em mình, ở trường thầy cô tận tình chỉ dạy thì chắc chắn học sinh ấy sẽ tiến bộ, vâng lời. Trong phiên họp phụ huynh đầu năm tôi yêu cầu toàn thể phụ huynh đều có mặt bằng cách gửi thư mời trước một tuần. Nếu ngày đó phụ huynh nào không có đến được thì sáng ngày hôm sau phải đến gặp giáo viên chủ nhiệm tại trường. Tôi yêu cầu như thế bởi một lí do thật đơn giản. Phụ huynh không biết người chịu trách nhiệm dạy dỗ con em mình là ai? Người đó như thế nào? Thì làm sao nắm được kết quả học tập của con em mình? Thông qua phiên họp tôi đã làm các công việc sau: Thông qua nội quy nhà trường. Thông qua nội quy của lớp học, xin ý kiến của phụ huynh học sinh. Thông báo về các khoản thu đầu năm (Tránh việc học sinh lợi dụng lấy tiến của cha mẹ để đi chơi ). HS nộp các khoản thu bao nhiêu thì đều được gởi giấy báo về gia đình. Bầu ban đại diện phụ huynh học sinh: Nhiệt tình - có thời gian để giúp giáo viên chủ nhiệm trong suốt năm học. Lấy số điện thoại của phụ huynh để liên lạc và lấy chữ kí mẫu để tránh các trường hợp học sinh thay mặt cha mẹ tự tiện làm đơn nghỉ học. b. Cải tiến giờ sinh hoạt lớp sao cho sinh động và có hiệu quả. Thông thường giờ sinh hoạt lớp,GV chỉ sơ kết ưu nhược điểm trong tuần,thậm chí có khi “mắngmỏ” HS vô kỉ luật.Cách làm này “ lợi bất cập hại” bởi sẽ gây trong HS tâm thế sợ hãi, đối phó mất đi sự đồng cảm, thân ái giữa thầy và trò. Gv nên thay đổi hình thức SHL tùy theo từng thời điểmnhưng cốt lỏi là phát huy được tính tự quản của HS ( GV kể những chuyện nhẹ nhàng, dí dỏm liên quan đến đề tài Giáo Dục Đạo Đức để HS dể nhớ ). Gv cũng có thể giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp tự vạch ra một nội dung cho một giờ SHL cụ thể. Gv chỉ là người theo dõi , hướng dẫn khi cần thiết…. . trong tiết sinh hoạt lớp đặc biệt vào đầu năm học GV nên để cho các tổ và cá nhân tự giới thiệu về gia đình và bản thân để các em có thể hiểu rỏ về hoàn cảnh của bạn mình. Theo tôi, Giáo viên chủ nhiệm là chỗ dựa tin cậy nhất cho các em khi gặp các khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống, vì vậy buổi sinh hoạt lớp phải đạt được các mục tiêu sau: Tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẻ với giáo viên những vướng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập và cuộc sống. - Khích lệ động viên học sinh và chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng học tập sẵn sàng tiến bộ. - Hướng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập. - Tự nhận ra các lý do nguyên nhân yếu kém của mình và sẵn sàng khắc phục sửa chữa. Vì vậy, ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt lớp: tổng kết ưu điểm khuyết điểm đánh giá việc học tập của lớp cũng như đề ra những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từ đó xây dựng phương hướng cho tuần tới. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm không nặng nề mà rất cần sự góp ý phê bình góp ý chân tình trên tinh thần xây dựng làm cho tập thể lớp tốt hơn, điều cần nhất là làm cho các em cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi. Cho nên tôi thực hiện nghiêm túc các hoạt động sau: Hoạt động 1: Tự kiểm điểm (5 phút). Hoạt động này nhằm thể hiện tính tự giác, tự phê bình của học sinh vì có ý thức được cái sai, cái xấu, cái hại cũng có nghĩa là học sinh biết được cái lỗi vi phạm từ đó có hướng khắc phục sửa chữa. Hoạt động 2: Lớp trưởng tổng hợp đánh giá từng mặt mạnh yếu của các tổ. Tuyên dương những bạn có điểm tốt, làm việc tốt, phê bình những học sinh vi phạm nội qui, mắc điểm xấu và nêu rõ hình thức kỉ luật (5 phút). Hoạt động 3: Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm (5 phút). Nêu ưu điểm. Nêu khuyết điểm. Nhắc nhở học sinh vi phạm khuyết điểm, thi hành kỉ luật đối với từng học sinh vi phạm tùy theo mức độ năng nhẹ mà nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo,… Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch cho tuần tới (10 phút). Nhắc lại nội quy, nêu kế hoạch của nhà trường, của Đoàn, Đội, Hội,… Phân công cụ thể (Có ghi chép cẩn thận). Hoạt động 5: Giải đáp thắc mắc của học sinh (5 phút) Giáo viên chủ nhiệm giải đáp những thắc mắc, xem xét những yêu cầu của học sinh và có thể giải quyết nhu cầu cho các em nếu nhu cầu đó là chính đáng. Hoạt động 6: Mỗi tuần nói theo một chủ đề (15 phút): + Chia sẻ với học sinh: Tôi hỏi thăm trong gia đình em nào có sự kiện đặc biệt như ốm đau, tai nạn, hiếu hỉ, mùa màng,... + Trao đổi, tâm tình về tâm lí lứa tuổi, định hướng nghề nghiệp, ước mơ, kể chuyện từ sách Hạt giống tâm hồn,… vì học sinh lớp 8 ở vào lứa tuổi 14, 15 các em đã dậy thì và bắt đầu có những xúc cảm giới tính. Do đó, cần giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cũng như định hướng tâm lí, tình cảm, tình bạn trong sáng, đúng đắn, đẹp đẽ cho các em. + Hoặc chỉ vẽ cho các em về phương pháp học: khi làm bài tập: đọc kỹ đầu bài dành một vài phút hồi tưởng lại các kiến thức kỹ năng đã được nghe giảng rồi mới tiến hành làm bài => xem lại lý thuyết nếu không thể nhớ ra => đọc bài mới, tìm hiểu bài mới, học tập cần kết hợp với nghỉ ngơi tích cực, cách ghi nhớ những bài học gắn liền với hình ảnh,... b./ Biện pháp của GVCN đối với tập thể lớp. Để lớp đi vào nề nếp, chăm chú học tập, tham gia hoạt động tốt tôi đã bám sát kế hoạch giảng dạy từng học kì, kế hoạch Đội để đề ra kế hoạch hoạt động cho lớp chủ nhiệm. Lớp tiến hành hoạt động theo sự quản lí và theo dõi của Ban Cán sự lớp có sự kiểm tra đôn đốc của GVCN. Ở mỗi tuần, mỗi tháng tôi đều có lời khen đúng lúc cũng như kịp thời uốn nắn những hành vi sai trái. Việc làm này tôi thực hiện thường xuyên liên tục, kiên trì không hề bỏ qua dù bất cứ lí do nào. Tôi luôn luôn giữ uy tín đối với học sinh, nói và làm luôn đi đôi với nhau, việc làm phải tới nơi tới chốn. Là giáo viên chủ nhiệm cũng là giáo viên dạy bộ môn ở lớp, tôi luôn ứng dụng phương pháp mới. Sử dụng thường xuyên đồ dùng dạy học trực quan, đầu tư giáo án điện tử để thu hút học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em. Bởi giáo viên không có trình độ cao kiến thức rộng thì khó mà thành công trong công tác giáo dục. Ngoài ra, tôi còn sắp xếp thời gian để đọc nhiều tài liệu, thường xuyên theo dõi thời sự, tin tức,… nhằm làm phong phú kiến thức cho bản thân từ đó giúp cho việc giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Giáo viên chủ nhiệm phải là một người khéo léo, ứng xử và giao tiếp tốt. Nghĩa là giáo viên phải có kĩ thuật sư phạm trong mọi tình huống, phải nhẹ nhàng, tế nhị, phải tôn trọng danh dự của học sinh. Đến lớp giáo viên luôn tạo sự vui vẻ lạc quan nhiệt tình không nên chán nản, buồn rầu nhất là những chuyện buồn của cá nhân (riêng theo bản thân tôi, nếu có tôi cũng không giấu kín mà sẵn sàng tâm tình với các em vì các em đã lớn, đã có thể hiểu được, chia sẻ được, và khi được các em chia sẻ tôi càng nhanh chóng định hướng lại tư tưởng của mình theo hướng lạc quan, tích cực không làm ảnh hưởng đến tinh thần chung của lớp). Khi vào lớp phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho học sinh cũng như phụ huynh học sinh vì muốn người khác tôn trọng ta thì trước hết ta phải tôn trọng người, đặc biệt phải tôn trọng chính mình. Tóm lại giáo viên chủ nhiệm là đại diện cho quyền lợi chính đáng cho học sinh, bảo vệ cho học sinh về mọi mặt một cách hợp lí. Giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối để phản ánh những tâm tư tình cảm nguyện vọng của học sinh đến với Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn, gia đình và các đoàn thể xã hội khác. Để đạt được hiệu quả của công tác chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở cần có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cộng với ý thức trách nhiệm sự khéo léo tinh tế của giáo viên chủ nhiệm. 4. Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục khác. a. Phối hợp với Ban Giám Hiệu nhà trường. Mỗi tháng BGH tổ chức họp HĐSP một lần đề ra kế hoạch chủ nhiệm cho GVCN của cả trường cũng như ở các khối lớp. Kế hoạch của BGH chính là “Kim chỉ nam” cho mỗi giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời trong lần họp định kỳ, BGH cũng được nghe những phản ảnh từ GVCN về thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện hoặc có ý kiến đề xuất nào tôi trực tiếp gặp BGH để BGH kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Những khó khăn thắc mắc tôi đều xin ý kiến chỉ đạo hoặc nhận sự giúp đỡ từ phía BGH b. Phối hợp với gia đình học sinh Từ góc độ cá nhân mà nhiều người đã xem gia đình là tiểu xã hội. Trong các cá thể sinh ra và lớn lên cho đến khi tách ra thành một tiểu xã hội riêng cho mình. Đơn vị nhỏ nhất của xã hội này chứa đựng đầy đủ các mối quan hệ của xã hội vi mô
File đính kèm:
- cong tac chu nhiem lop.doc