Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 40 đến 51 - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được những biện pháp chủ yếu trong nuôi dưỡng và chăm sóc đối với vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản.

2. Kỹ năng:

- Có được những kỹ năng nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi.

- Rèn luyện kỹ năng trao đổi nhóm.

- Liên hệ thực tế.

3. Thái độ:

- Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.

4. Tích hợp GDMT:

- Chuồng nuôi đúng kĩ thuật góp phần: Nâng cao năng suất chăn nuôi, hạn chế mầm bệnh, tránh được dịch bệnh, thu chất thải trong chăn nuôi làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, tránh ô nhiễm môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Hình 78, SGK phóng to.

- Sơ đồ 12, 13 SGK phóng to.

2. Học sinh:

- Xem trước bài 45

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ: (4/)

- Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi ?

- Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt những yêu cầu gì ?

2. Bài mới:

 * Giới thiệu bài mới (1/)

- Mỗi loại vật nuôi đều có những đặc điểm sinh trưởng phát triển khác nhau. Do đó ta phải có những biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc sao cho phù hợp và đạt năng suất cao. Đây là nội dung của bài học hôm nay.

 

doc46 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 40 đến 51 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thức ăn trực tiếp của tôm, cá là gì ?
+ Thức ăn gián tiếp của tôm, cá là gì ?
- Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt và hỏi:
+ Thức ăn có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
- Giáo viên nhận xét, ghi bài.
- Giáo viên hỏi:
+ Muốn tăng lượng thức ăn trong vực nước nuôi trồng thủy sản phải làm những việc gì ?
- Giáo viên chốt lại kiến thức.
- Học sinh nghiên cứu thông tin SGK.
- Là các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
- Là chất vẩn , thực vật thủy sinh, vi khuẩn.
- Là chất vẩn và động vật phù du.
- Là thực vật thủy sinh, động vật thủy sinh, động vật đáy, vi khuẩn.
- Cá nhân trả lời, lớp bổ sung 
- Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung, ghi bài.
- Cá nhân trả lời, lớp bổ sung 
- Học sinh ghi bài.
- Học sinh trả lời:
- Học sinh lắng nghe.
II. Quan hệ về thức ăn
- Các sinh vật sống trong nước : vi khuẩn, thực vật thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy, rồi đén tôm cá, chúng có mối quan hệ với nhau – đó là mối quan hệ về mối quan hệ về dinh dưỡng.
3. Củng cố: (4/)
	- Học sinh đọc phần ghi nhớ
	- Tóm tắt các nội dung chính của bài.
4. Nhận xét – dặn dò: (1/)
	- Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
	- Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 53.
Lớp 7A. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 04 năm 2012. Sĩ số: 29 vắng:.......
Lớp 7B. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 04 năm 2012. Sĩ số: 30 vắng:.......
Lớp 7C. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 04 năm 2012. Sĩ số: 15 vắng:.......
TIẾT 47. BÀI 53. THỰC HÀNH:
QUAN SÁT ĐỂ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI THỨC ĂN 
CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (tôm, cá)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được một số loại thức ăn chủ yếu của tôm, cá.
- Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng phân biệt được 2 loại thức ăn là thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
- Phát triển kĩ năng thực hành và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, có ý thức tạo nguồn thức ăn phong phú phục vụ gia đình khi nuôi động vật thủy sản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kính hiển vi, lọ đựng dụng cụ có chứa sinh vật phù du, lam, lamen
- Các mẫu thức ăn như: bột ngũ cốc, trai, ốc, hến.được gói trong túi nilông và có ghi tên từng loại.
- Phóng to hình 78, 82, 83.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị mậu vật như: bột ngũ cốc, trai, ốc, hến để trong túi ni lông và có ghi tên từng loại.
- Xem trước bài 53.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: (4/)
- Nêu đặc điểm khác nhau giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo ?
- Em hãy trình bày mối quan hệ thức ăn của tôm, cá ?
2. Bài mới:
	* Giới thiệu bài mới: (1/)
- Thức ăn của tôm, cá có 2 loại: thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. Vậy 2 loại thức ăn này có những đặc điểm nào khác nhau mà người ta chia ra như thế ? Để biết được thế nào là thức ăn nhân tạo, thế nào là thức ăn tự nhiên ta vào bài thực hành hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: (5/) 
Vật liệu và dụng cụ cần thiết
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần I và cho biết:
 + Để tiến hành bài thực hành này ta cần những vật liệu và dụng cụ nào ?
- Giáo viên nhận xét và nêu các yêu cầu khi tiến hành bài thực hành này.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của học sinh.
- Yêu cầu học sinh chia nhóm thực hành.
- Học sinh đọc phần I và trả lời:
- Học sinh dựa vào mục I để trả lời:
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đem mẫu vật chuẩn bị cho giáo viên kiểm tra.
- Học sinh chia nhóm thực hành.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết
- Kính hiển vi, lọ đựng mẫu nước có chứa sinh vật phù du, lam kính, la men
- Các mẫu thức ăn như: bột ngũ cốc, trai, ốc, hến được gói trong túi ni lông và có ghi tên từng loại.
HOẠT ĐỘNG 2: (15/) 
Quy trình thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các bước trong quy trình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát dưới kính hiển vi kết hợp với tranh vẽ.
- Từ đó tìm thấy sự khác nhau giữa 2 nhóm thức ăn đó.
- Học sinh đọc các bước.
- Học sinh chú ý quan sát sự hướng dẫn của giáo viên.
- Phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại thức ăn.
II. Quy trình thực hành
- Bước 1: Quan sát tiêu bản thức ăn dưới kính hiển vi từ 3 đến 5 lần.
- Bước 2: Quan sát các mẫu thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo của tôm, cá.
- Bước 3: quan sát hình vẽ và các mẫu vật thức ăn.
HOẠT ĐỘNG 3: (15/) 
Thực hành
- Giáo viên yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành.
- Các nhóm tiến hành ghi lại kết quả quan sát được.
 + Trong mẫu nước có những loại thức ăn gì ?
 + Các mẫu thức ăn các em chuẩn bị có loại nào thuộc nhóm thức ăn nhân tạo, loại nào thuộc nhóm thức ăn tự nhiên ?
- Sau đó các em nộp bài thu hoạch cho giáo viên theo bảng dưới đây.
- Các nhóm tiến hành thực hành.
- Học sinh ghi lại kết quả quan sát được.
- Cá nhân trả lời lớp bổ sung.
- Cá nhân trả lời lớp bổ sung.
- Các nhóm nộp bài thu hoạch cho giáo viên.
III. Thực hành
Đại diện
Nhận xét: hình dạng, màu sắc, mùi
- Tảo khuê,
- Bọ vòi voi,..
- Bột cám
3. Củng cố và đánh giá giờ dạy: (4/)
- Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
- Yêu cầu học sinh nêu các đặc điểm phân loại thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên.
4. Nhận xét – dặn dò: (1/)
- Nhận xét về sự chuẩn bị mẫu thực hành và thái độ trong giờ thực hành của học sinh.
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài thực hành và học bài để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
g b ò a e
Lớp 7A. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 04 năm 2012. Sĩ số: 29 vắng:.......
Lớp 7B. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 04 năm 2012. Sĩ số: 30 vắng:.......
Lớp 7C. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 04 năm 2012. Sĩ số: 15 vắng:.......
CHƯƠNG II:
QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI THỦY SẢN
TIẾT 48. BÀI 54:
CHĂM SÓC, QUẢN LÍ VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH
CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (tôm, cá)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được biện pháp chăm sóc tôm, cá thông qua kĩ thuật cho cá ăn.
- Chỉ ra được những công việc cần phải làm để quản lí ao nuôi thủy sản như kiểm tra ao nuôi và tôm cá.
- Trình bày được mục đích và một số biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
	- Có ý thức vận dụng kiến thức được học vào thực tế cuộc sống tại gia đình và địa phương.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
	- Phóng to hình 84, 85 SGK. Bảng 9, bảng phụ.
	- Sưu tầm một số mẫu cây thuốc, nhãn mác thuốc chữa trị bệnh cho tôm, cá.
2. Học sinh:
	- SGK, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: (4/)
	- Yêu cầu HS nộp báo cáo TH.
2. Bài mới:
	* Giới thiệu bài mới: (1/)
	- Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho tôm, cá là những biện pháp kĩ thuật quan trọng vì nó quyết định đến năng suất, sản lượng của tôm, cá nuôi. Vậy chăm sóc, quản lí, phòng trị bệnh như thế nào để đạt năng suất và chất lượng tốt nhất. Đây là nội dung chúng ta cần tìm hiểu ở bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: (10/) 
Chăm sóc tôm, cá
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục 1 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao cho cá ăn vào lúc 7 – 8 giờ sáng là tốt nhất ?
+ Tại sao lại bón phân tập trung vào tháng 8 – 11 ?
+ Tại sao chúng ta không bón phân vào mùa hè ?
- Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt ghi bảng.
+ Nguyên tắc cho ăn “lượng ít và nhiều lần” mang lại lợi ích gì ?
+ Khi cho tôm, cá ăn thức ăn tinh phải có máng đựng thức ăn nhằm mục đích gì ?
- Học sinh nghiên cứu và trả lời:
- Học sinh trả lời
- Cá nhân trả lời lớp bổ sung.
- Thức ăn phân hủy nhanh gây ô nhiễm nước, nhiệt độ nước trong ao tăng.
- Học sinh ghi bài.
- Tiết kiệm thức ăn và cá, tôm sẽ ăn hết thức ăn.
- Thức ăn không bị rơi ra ngồi vì nếu thức ăn rơi tự do sẽ trôi đi, chìm xuống đáy ao rất lãng phí.
I. Chăm sóc tôm, cá
 1. Thời gian cho ăn
- Buổi sang lúc 7 – 8 giờ. Lượng phân bón và thức ăn nên tập trung vào mùa xuân và các tháng 8 – 11.
2. Cho ăn
- Cần cho tôm, cá ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng theo yêu cầu của từng giai đoạn, của từng loại tôm, cá.
- Cho ăn theo nguyên tắc “lượng ít và nhiều lần”.
+ Cho phân xanh xuống ao nhằm mục đích gì ?
+ Tại sao bón phân chuồng, phân bắc xuống ao phải dùng phân đã ủ hoai mục ?
- Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt, ghi bảng.
+ Cho biết chăm sóc nuôi dưỡng tốt cho tôm, cá là làm như thế nào ?
- Cá nhân trả lời lớp bổ sung.
- Tránh ô nhiễm môi trường lây lan mầm bệnh cho con người.
- Học sinh ghi bài.
- Cá nhân trả lời lớp bổ sung.
+ Thức ăn tinh và xanh thì phải có máng ăn, giàn ăn.
+ Phân xanh bó thành bó dìm xuống nước.
+ Phân chuồng đã ủ hoai và phân vô cơ hòa tan trong nước rồi vãi đều khắp ao.
HOẠT ĐỘNG 2: (10/) 
Quản lí
+ Có mấy biện pháp quản lí trong nuôi trồng thủy sản ?
+ Để kiểm tra ao nuôi cá ta cần làm những công việc gì ?
- Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt ghi bảng.
+ Để kiểm tra sự tăng trưởng của cá cần phải tiến hành như thế nào ?
+ Làm thế nào để kiểm tra chiều dài của cá ?
+ Kiểm tra khối lượng tôm, cá bằng cách nào ?
- Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt ghi bảng.
- Có 2 biện pháp quản lý
- Cần tiến hành các công việc:
+ Kiểm tra đăng, cống.
+ Kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm, cá.
+ Xử lí cá nổi đầu và bệnh tôm, cá.
- Học sinh ghi bài.
- Cần phải tiến hành kiểm tra:
+ Kiểm tra chiều dài.
+ Kiểm tra khối lượng của tôm, cá.
- Lấy thước đo chiều dài từ mút đầu đến cuối cùng của đuôi.
- Bắt cá lên cân, ghi chép theo dõi.
- Học sinh ghi bài.
II. Quản lý
 1. Kiểm tra ao nuôi tôm, cá
(SGK)
2. Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá
- Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá để đánh giá tốc độ lớn của chúng và chất lượng của cực nước nuôi.
HOẠT ĐỘNG 3: (15/) 
Một số phương pháp phòng trị bệnh cho tôm, cá
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục III.1 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao lại coi trọng việc phòng bệnh hơn trị bệnh ?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chỉnh chốt ghi bài.
- Học sinh đọc và trả lời:
- Vì khi tôm, cá bị bệnh việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém, hiệu quả thấp.
- Học sinh ghi bài.
III. Một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá
1. Phòng bệnh
 a. Mục đích:
+ Thiết kế ao nuôi thế nào cho hợp lí ?
+ Mục đích của vệ sinh môi trường là

File đính kèm:

  • docGiao an Cong nghe 7 chi tiet.doc