Đề tài Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách tiến hành và quan sát thí nghiệm trong chương trình hoá học lớp 8 (tiếp)

 Môn hoá học là một môn khoa học thực nghiệm các hiện tượng và quá trình phản ứng cũng như là kết luận phải được rút ra sau khi tiến hành thí nghiệm . Muốn thực hiện được mục tiêu đề ra thì đòi hỏi tất cả các học sinh phải có kĩ năng sử dụng dụng cụ hoá học phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản của môn hoá học. Có như vậy thì các em mới có khả năng quan sát hiện tượng, quá trình phản ứng từ đó mới phân tích và xử lý thông tin và các dữ liệu để giải thích các hiện tượng hoá học một cách lôgíc, rõ ràng và chính xác được.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách tiến hành và quan sát thí nghiệm trong chương trình hoá học lớp 8 (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thực hành hoá học cụ thể.
 Sau đây là mẫu thiết kế các hoạt động trong một tiết dạy thực hành thí nghiệm:
1. Tiết 52: Bài thực hành số 5
điều chế –thu khí hiđrô và thử tính chất của khí hiđrô
a. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Học sinh phân loại được các thí nghiệm trong bài là loại thí nghiệm kiểm tra giả thiết. 
- Học sinh được rèn luyện kỹ năng thực hành, củng cố các thao tác thí nghiệm. 
- Biết cách thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, đẩy nước. 
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét các hiện tượng thí nghiệm.
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng viết PTHH.
3. Thái độ:
- Tiếp tục rèn luyện tính cẩn thận, trung thực khách quan trong thực hành thí nghiệm. 
- Giáo dục lòng say mê môn học. 
II. Chuẩn bị :
Chuẩn bị đủ 4 bộ thí nghiệm bao gồm:
Đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, có ống dẫn. 
Giá sắt, kẹp gỗ, ống thủy tinh hình V. 
ống nghiệm: 2 chiếc
Hóa chất: Zn, HCl, P, CuO
c. phương pháp chủ yếu:
- Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân, thực hành hóa học. 
d. hoạt động dạy học:
* GV yêu cầu HS báo cáo việc chuẩn bị bài thực hành ở nhà
GV nhận xét, đánh giá, hoàn thiện
* GV yêu cầu nhóm HS tiến hành thí nghiệm theo các bước, theo hướng dẫn bằng hình vẽ hay trực tiếp bằng lời cuả GV. 
GV quan sát, hướng dẫn, nhận xét, điều chỉnh kịp thời cách tiến hành hoặc hoạt động của nhóm nếu cần. 
* GV yêu cầu HS ghi chép kết quả thí nghiệm. 
* GV yêu cầu mỗi HS ghi kết quả vào tường trình thí nghiệm theo mẫu. 
* GV yêu cầu nhóm HS vệ sinh sau tiết học. 
* Đại diện nhóm báo cáo :
-Mục tiêu của bài thực hành: Củng cố về nguyên tắc điều chế khí hiđrô trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí và tính chất hoá học của hiđrô. 
-Cách tiến hành mỗi thí nghiệm, những điểm cần lưu ý:
Cách tiến hành thí nghiệm như nội dung SGK. 
Thí nghiệm 1:Điều chế H2 từ Zn và HCl. 
Đốt cháy hidro trong không khí
Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí :
Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng II oxit
Lưu ý :
Thí nghiệm 1: Phải thử độ tinh khiết của khí hiđrô trước khi đốt 
Thí nghiệm3:Đặt đáy ống nghiệm hình chữ V chứa CuO vào điểm nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn. 
-Nhóm khác lắng nghe ý kiến bổ sung. 
*Nhóm HS thực hiện thí nghiệm đồng loạt :
Thí nghiệm 1:Điều chế H2 từ Zn và HCl. 
Đốt cháy hidro trong không khí
Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí :
Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng II oxit
*Nhóm HS mô tả, nhóm trưởng tổngkết, thư ký ghi chép kết quả:
Thí nghiệm 1: Điều chế H2 từ Zn và HCl. Đốt cháy hidro trong không khí
Hiện tượng: 
-Có bọt khí xuất hiện
-Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí thì thấy khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt. 
Hiđrô tác dụng với oxi trong không khí sinh ra nước. 
PTHH :2H2(k) + O2 (k) đ 2H2O (l)
Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí :
Hiện tượng: úp ngược ống nghiệm lên đàu ống dẫn khí hiđrô, sau 1 phút đưa miệng ống nghiệm vào gần sát ngọn lửa đèn cồn thấy có tiếng nổ lách tách nhẹ. 
Hỗn hợp khí hidrô và khí oxi tạo hỗn hợp nổ. Vì hỗn hợp khí này khi cháy rất nhanh và toả nhiều nhiệt . Nhiệt này làm cho thể tích hơi nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột nhiều lần, do đó làm chấn động không khí gây ra tiếng nổ. 
PTHH :2H2(k) + O2 (k) đ 2H2O (l)
Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng II oxit
Hiện tượng:
Xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch 
Xuất hiện những giọt nước. 
ở nhiệt độ cao khoảng 4000 C khí hiđrô đã chiếm hiđrô của đống II oxit(có màu đen) tạo thành hơi nước và đồng Cu(có màu đỏ gạch). 
PTHH: H2(k) + CuO(r ) đ Cu ( r) + H2O(h)
* Mỗi HS viết tường trình ngay sau buổi thực hành hoặc về nhà. 
*Nhóm HS phân công :
-Thu hồi hoá chất . 
-Khử hoá chất độc, dư. 
-Rửa dụng cụ thí nghiệm. 
2. Tiết 59: Bài thực hành số 6
 tính chất hoá học của nước
a. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Học sinh phân loại được các thí nghiệm trong bài là loại thí nghiệm kiểm tra giả thiết. 
- Củng cố, nắm vững những kiến thức về tính chất hóa học của nước: Tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và hidro. Tác dụng với một số oxit axit tạo thành axit. Tác dụng với oxit bazơ tạo thành bazơ. 
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tiến hành một số thí nghiệm với, H2O, Na, CaO, P2O5. 
- Quan sát mô tả, giải thích được hiện tượng, viết PTHH của nước:Tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và hidro. Tác dụng với một số oxit axit tạo thành axit. Tác dụng với oxit bazơ tạo thành bazơ. 
3. Thái độ:
- Tiếp tục rèn luyện tính cẩn thận, trung thực khách quan trong thực hành thí nghiệm. 
- Giáo dục lòng say mê môn học. 
b. Chuẩn bị
Giáo viên chuẩn bị cho 4 nhóm mỗi nhóm một bộ thí nghiệm gồm:
Chậu thủy tinh: 1 cái
Cốc thủy tinh: 1 cái
Bát sứ, hoặc đế sứ: 1 cái
Lọ thủy tinh có nút
Nút cao su có muỗng sắt
Đũa thủy tinh
Hóa chất: Na, CaO, P, quì tím. 
c. phương pháp chủ yếu:
- Hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm
d. Hoạt động dạy học:
* GV yêu cầu HS báo cáo việc chuẩn bị bài thực hành ở nhà
GV nhận xét, đánh giá, hoàn thiện
* GV yêu cầu nhóm HS tiến hành thí nghiệm theo các bước, theo hướng dẫn bằng hình vẽ hay trực tiếp bằng lời cuả GV. 
GV quan sát,hướng dẫn, nhận xét, điều chỉnh kịp thời cách tiến hành hoặc hoạt động của nhóm nếu cần. 
* GV yêu cầu HS ghi chép kết quả thí nghiệm. 
* GV yêu cầu mỗi HS ghi kết quả vào tường trình thí nghiệm theo mẫu. 
* GV yêu cầu nhóm HS vệ sinh sau tiết học. 
* Đại diện nhóm báo cáo :
-Mục tiêu của bài thực hành: Củng cố về tính chất hoá học của nước : Tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và hidro. Tác dụng với một số oxit axit tạo thành axit. Tác dụng với oxit bazơ tạo thành bazơ. 
-Cách tiến hành mỗi thí nghiệm, những điểm cần lưu ý:
Cách tiến hành thí nghiệm như nội dung SGK. 
Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với Natri
Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với Canxioxit(CaO)
Thí nghiệm 3:Nước tác dụng với điphotpho penta oxit(P2O5)
Lưu ý :
Thí nghiệm 1: Lấy mẩu Natri bằng hạt đậu đen. 
Thí nghiệm 2: Canxioxit lấy bằng hạt ngô, phải được bảo quản tốt thì thí nghiệm mới thành công. 
Thí nghiệm3:Đốt photpho đỏ trong muỗng sắt ngoài không khí rồi đưa vào bình chứa oxi, hoà tan sản phẩm trong nước. 
-Nhóm khác lắng nghe ý kiến bổ sung. 
*Nhóm HS thực hiện thí nghiệm đồng loạt :
Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với Natri
Thí nghiệm 2:Nước tác dụng với Canxioxit(CaO)
Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho penta oxit(P2O5)
*Nhóm HS mô tả, nhóm trưởng tổngkết, thư ký ghi chép kết quả:
Thí nghiệm 1 Nước tác dụng với Natri
Hiện tượng: 
-Natri phản ứng với nước, nóng chảy thành những hạt tròn có màu trắng chuyển động nhanh trên bề mặt nước. Mẩu natri tan dần và có khí xuất hiện, phản ứng toả nhiều nhiệt. 
-Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống nghiệm thu khí thì thấy khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, đó chính là khí Hiđrô tác dụng với oxi trong không khí sinh ra nước. 
Và làm bay hơi nước dung dịch tạo thành sau phản ứng thu được chất rắn màu trắng, đó là Natrihidrôxit (NaOH)
PTHH : 2H2O (l)+2 Na(r )→ 2NaOH +H2(k
2H2(k) + O2 (k) đ 2H2O (l)
Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với Canxioxit(CaO)
Hiện tượng: Có hơi nước bốc lên, CaO rắn chuyển thành chất nhão là vôi tôi-Canxihidroxit Ca(OH)2. Phản ứng toả nhiều nhiệt . Do CaO đã hoá hợp với nước . Dung dịch Ca(OH)2 làm quỳ tím hoá xanh. 
PTHH : CaO(r) + H2O (l) đ Ca(OH)2 (dd)
Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho penta oxit(P2O5)
Hiện tượng:Đi photpho penta oxit hoá hợp với nước tạo thành dung dịch không màu, dung dịch này làm quỳ tím hoá đỏ, đó là dung dịch axit photphoric (H3PO4)
PTHH: P2O5(r) + H2O(rl) đ H3PO4(dd)
* Mỗi HS viết tường trình ngay sau buổi thực hành hoặc về nhà. 
*Nhóm HS phân công :
-Thu hồi hoá chất . 
-Khử hoá chất độc, dư. 
-Rửa dụng cụ thí nghiệm. 
C. Phần Kết luận
 Qua giảng dạy thực nghiệm hai lớp trong năm học 2010-2011 và trong thời gian làm đề tài này, tôi đã áp dụng và dạy cho cả khối 8 của trường. Kết quả là những tiết học sau học sinh không còn bỡ ngỡ nữa, thậm chí các em còn đề ra phương án thí nghiệm phù hợp đơn giản hơn. Trong lớp các em hăng say phát biểu xây dựng bài, nhiều HS yêu thích bộ môn và luôn hoàn thành tốt yêu cầu của GV đề ra. Việc điều khiển của GV trên lớp diễn ra nhẹ nhành hơn, nhưng lại rất hiệu quả. 
 Kết quả khảo sát trên 2 lớp 8D và 8E mà tôi trực tiếp giảng dạy ở trường THCS Thiệu Dương năm học 2010-2011 như sau:
Kết quả đánh giá
Sĩ số lớp
Thành thạo
Loại biết làm
Loại chưa biết làm
SL
%
SL
%
SL
%
8D(28 HS)
9
32,1
17
60,7
2
7,2
8C (26HS)
8
30, 7
16
61,5
2
7, 8
 Vậy qua kết quả bảng số liệu như trên tôi nhận thấy việc giáo viên tìm tòi hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức hoá học thông qua hướng dẫn học sinh “Cách tiến hành và quan sát thí nghiệm” đem lại hiệu quả cao so với cách làm cũ là giáo viên thường hay lo sợ học sinh lúng túng trong các thao tác thí nghiệm, thường lóng ngóng dễ làm đổ vỡ dụng cụ thí nghiệm, hoá chất thuộc loại vật liệu tiêu hao nên tốn kém, vì vậy giáo viên thường biểu diễn thí nghiệm cho học sinh quan sát, tránh mất thời gian, tránh tốn kém hoá chất, sợ thí nghiệm không thành công sẽ không đạt mục tiêu bài học. . . nên dẫn đến kết quả khảo sát trước khi hướng dẫn cho học sinh về kỹ năng thực hành hoá hoc như sau:
Kết quả đánh giá
Sĩ số lớp
Thành thạo
Loại biết làm
Loại chưa biết làm
SL
%
SL
%
SL
%
8D(28 HS)
5
17,9
15
53,6
8
28,5
8C (26 HS)
5
19,2
12
46,2
9
34,6
 Kết quả kiểm tra và khảo sát như trên tôi thấy các em đa số đã có các thao tác thí nghiệm nhanh hơn, nâng cao hiệu quả trong giờ thực hành hoá học. Kỹ năng quan sát hiện tượng hoá học chính xác, giải thích và viết được PTHH, kỹ năng ghi chép các hiện tượng thí nghiệm tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số HS lười học, lười suy nghĩ ở mỗi nhóm chưa thực sự thành thạo kỹ năng thực hành hoá học. Tuy vậy số lượng này là ít so với phần đa. Từ kinh nghiệm bản thân cộng với việc giảng dạy trên lớp, tôi luôn cố gắng tìm tòi và suy nghĩ để giúp học sinh có những bước thí nghiệm tốt nhất. Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi rút 

File đính kèm:

  • docSKKN Hoa.doc