Đề tài Kinh nghiệm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tiết luyện tập số học lớp 6

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học toán 6 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong hoạt động học tập dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV. Nhưng những định hướng đổi mới PPDH ở lớp 6 thường đến với GV qua những tài liệu mang tính lý thuyết hơn là áp dụng vào thực hành. Đồng thời đổi mới phương pháp dạy học toán đáp ứng yêu cầu theo phong trào cách mạng KHKT hiện nay và nền giáo dục của nước ta tiến kịp các nước trên thế giới, đòi hỏi con người có phẩm chất đạo đức, có trí tuệ, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước .

 

doc13 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tiết luyện tập số học lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuyết trong giải số học 6 như thế nào? Học sinh mắc những sai lầm gì? Cách trình bày bài số học 6 như thế nào?
Đây chính là bước kiểm tra lại chất lượng học tập của học sinh một cách toàn diện về tiết số học 6 vừa qua.
5.1.2. Trên cơ sở đã nắm vững về các thông tin về những vấn đề nói trên giáo viên cần phải chốt lại vấn đề có tính chất trọng tâm:
- Nhắc lại một số vấn đề về lý thuyết mà học sinh chưa hiểu hoặc chưa hiểu sâu không nên vận dụng tốt vào giải bài tập số học 6.
- Giáo viên phải chỉ ra những sai sót của học sinh mà học sinh hay mắc phải trong quá trình dạy số học 6.
- Hướng dẫn cho học sinh cách trình bày, diễn đạt bằng lời nói bằng ngôn ngữ toán học.
5.1.3. Cho học sinh làm một số bài tập mới mà học sinh chưa làm nhằm đạt được 1 số yêu cầu sau:
+ Hoàn thiện lý thuyết, khắc phục những sai lầm mà học sinh mắc phải
+ Rèn luyện các phẩm chất trí tuệ: Tính nhanh, tính nhẩm một cách thông minh, tính linh hoạt trong khi giải toán.
+ Rèn luyện một vài thuật toán cơ bản mà yêu cầu học sinh cần phải nhớ trong quá trình học tập. Rèn luyện cách phân tích nội dung bài toán để tìm phương hướng giải.
+ Rèn luyện cách trình bày lời giải
	Ví dụ cụ thể:
Khi dạy tiết 65- Luyện tập thì giáo viên cần thực hành 3 bước:
Bước1: Giáo viên cho học sinh trình bày bài tập làm ở nhà dẫn ra 1 bài để minh hoạ.
B92 phần b có học sinh làm 2 cách:
C1: áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ
b/ (-57). (67-34) - 67(34-57)
= {(-57).67 - (-57).34} - (67.34 - 67.57). (1)
= {(-57).67 - (-57).34} - 67.34 + 67.57 (2)
= -57.67 + 57.34 -67.34 + 67.57 	 (3)
= (57 - 67) .34 = (-10) .34 = -340 	 (4)
C2: Tính trong ngoặc trước:
(-57).33 - 67.(-23) = -340
Có học sinh chỉ làm được 1 cách đó là cách thứ 2, ở bài trên ta thấy học sinh diễn đạt bài số học 6 dài khó hiểu, phức tạp mà thực chất chỉ cần bước (3) và (4) không cần bước (1) và (2). Do vậy thấy học sinh thứ 2 hạn chế ở việc vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ hay học sinh (1) có kỹ năng trình bày bài số học 6 chưa tốt.
Bước 2: Qua thông tin như vậy tôi chốt lại vấn đề sau: Minh hoạ một bài số học 6 ở trên.
- Nhắc lại tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng 
- Chỉ ra một số sai sót trong khi làm bài ví dụ: Khi nhân hai số nguyên khác dấu các em hay nhầm dấu chẳng hạn số âm nhân với số dương lại ra số dương và ngược lại. Nhấn mạnh lại về dấu của tích hai số nguyên.
- Hướng dẫn cho học sinh cách trình bày lại bài toán cho ngắn gọn.
(-57).(67-34)-67.(34-57)
= -57.67+57.34+67.34+67.57
= (57-67).34
= (-10).34
= -340
Bước3: Giáo viên cho học sinh làm bài tập sách giáo khoa phần luyện tập: B95, B96a, B97, B98, B99.(trang 95-96).
B95: (-1)3=-1 vì sao có số nguyên nào mà lập phương của nó bằng chính nó? Bài này nhằm hoàn thiện lí thuyết về tích chứa lẻ lần số thừa số nguyên âm sẽ mang dấu "-" và nhắc lại kiến thức về luỹ thừa của số 1và -1 và khắc phục sai lầm của học sinh đó là dấu của tích các số âm.
B96 (trang 95) Nhằm củng cố cho học sinh về tính chất của phép nhân đối với phép cộng và khi ta đổi dấu một thưà số cho một thừa số thì tích giữ nguyên.
B96	a/ 237.(-26) + 26.137= (-237).26 + 26 . 137 
= 26 . (-237+ 137) 
= 26(-100)
= -2600
Đồng thời rèn cho học sinh tính nhanh, óc quan sát, sáng tạo trong làm toán số học 6.
B97 So sánh yêu cầu học sinh phải có óc quan sát thông minh và củng cố cho học sinh tích số lẻ, thừa số 0, và so sánh số nguyên với 0. 
a/ (-16) . 1253 . (-8) . (-4) . (-3) > 0 vì vế trái là tích chứa một số chẵn thừa số nguyên âm sẽ mang dấu "+" do đó vế trái lớn hơn 0.
b/ 13 . (-24) . (-15) . (-8). 4 < 0. Vì vế trái là tích chứa một số lẻ thừa số nguyên âm sẽ mang dấu "-" do đó vế trái nhỏ hơn 0.
B98/ Củng cố tích số nguyên và rèn luyện tính nhanh thông minh.
B99/ Củng cố tính chất của phép nhân với phép cộng, phép trừ.
5-2- Phương án 2: Của tiết luyện tập số học 6 là cũng tiến hành theo 3 bước
Bước 1: Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học.
Bước 2: Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập đã làm mà giáo viên đã cho về nhà, nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết vào giải bài tập kiểm tra kỹ năng tính toán diễn đạt và cách trình bầy lời giải bài toán của học sinh. Sau đó cho học sinh nhận xét ưu, khuyết điểm trong lời giải, đánh giá đúng, sai hoặc đưa ra lời giải đúng hơn, thông minh hơn.
- Giáo viên cần phải chốt lại vấn đề: 
+ Phân tích sai lầm và nguyên nhân dẫn đến sai lầm (nếu có)
+ Khẳng định chỗ làm dúng làm tốt để động viên khuyến khích học sinh.
+ Đưa ra cách giải khác thông minh hơn ngắn gọn hơn.
Bước3: Giáo viên cho học sinh làm một số bài tập mới nhằm các yêu cầu sau:
+ Kiểm tra ngay được sự hiểu biết của học sinh phần lý thuyết đã học.
+ Rèn luyện các phẩm chất của trí tuệ: tính nhanh , tính nhẩm một cách thông minh, rèn luyện tính năng động sáng tạo.
+ Khắc sâu và hoàn thiện phần lí thuyết qua các bài tập có tính chất phản ví dụ.
Ví dụ: Minh hoạ các bước trên qua tiết luyện tập. 
Bước1: Học sinh nhắc lại hệ thống lý thuyết tiết học trước.
Giáo viên dùng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề bằng hệ thống câu hỏi nêu quy tắc hiệu 2 số nguyên? 
Cách tìm số hạng chưa biết ? Quy tắc cộng hai số nguyên?
Bước 2: Cho học sinh trình bày lời giải bài tập ở nhà.
VD: Bài 73 (SBT 63) .Tính 5-8; 4- (-3) ; (-6) -7 ; (-9) - (-8)
Có học sinh giải đúng nhưng có học sinh giải sai 
Ví dụ: 5-8 = -3 ; 4- (-3) = 4 + 3 = 7; (-6) - 7 = -13 ; (-9) - (-8) = -9 + 8 = -1
Có học sinh làm như sau: 4- (-3) = 1 ; (-9) - (-8) = -17; 5-8 = 3
Sau khi cho học sinh nhận xét bài sai. Giáo viên cần làm một số việc như sau:
+ Phân tích sai lầm của lời giải: Do học sinh đó chưa nắm bản chất của quy tắc, nắm quy tắc chưa vững cho nên còn nhầm kết quả và dấu.
+ Giáo viên khẳng định chỗ làm đúng của học sinh Ví dụ : 5- 8 = -3 là đúng
Bước 3: Cho học sinh làm một số bài tập mới. Bài 51;52;53;54;55;56 (trang 83 SGK)
Bài 51: yêu cầu tính củng cố quy tắc trừ 2 số nguyên , bài 52 cũng vậy qua 2 bài tập giáo viên có thể kiểm tra sự hiểu biết phần lý thuyết của học sinh và rèn luyện tính cẩn thận , ngoài ra còn kiểm tra kiến thức về thực hiện các phép tính trong biểu thức có dấu ngoặc.
B51 a/ 5-(7 - 9)	 Học sinh làm như sau a/ 5- (7 - 9) = 5 - (-2) = 5 + 2 =7
b/ (-3) - (4 -6) b/ (-3) - (4 -6) = (-3) - (-2) = -3 + 2 = -1
B 52 Còn rèn khả năng thực tế cách tính thông minh.
Tính tuổi thọ của nhà bác học ác -Si-Mét biết rằng ông sinh năm -287 và mất năm -212 học sinh làm: Tuổi thọ của nhà Bác học ác - Si - Mét là: 
(-212) - (-287) = (-212) + 287 = 75 (tuổi)
B53: Điền số: Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép trừ. 
Bài 54: Tìm x: 
a/ 2 + x = 3 ; 	b/ x + 6 = 0	c/ x + 7 = 1
Nhằm kiểm tra nắm quy tắc trừ 2 số nguyên và cách tìm một số hạng chưa biết, số đối.
HS giải a/ 2 + x = 3; 	b/ x + 6 = 0 	c/ x + 7 = 1
	x = 3 - 2 	x = - 6	x = 1-7
	x = 1	x = -6
Bài 55. Đố vui: Học sinh giải qua một bài tập thiết thực để khắc sâu hoàn thiện phần lý thuyết.
Bài 56. Sử dụng máy tính, rèn kỹ năng sử dụng máy tính.
Tóm lại: Dù sử dụng phương án nào trong tiết luyện tập thì cũng cần phải có 3 phần chủ yếu, cơ bản chủ yếu là để hoàn thiện lý thuyết rèn luyện kỹ năng thực hành và phát triển tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Muốn vậy giáo viên phải nghiên cứu kỹ hệ thống bài tập trong SGK về nội dung, cách giải đặc biệt là tính mục đích của bài tập mà các nhà viết sách đưa ra.
6 – Sự chuẩn bị của Giáo viên để thực hiện một tiết luyện tập số học 6 trên lớp:
6.1. Nghiên cứu tài liệu: 
+ Người giáo viên phải nghiên cứu lại phần lý thuyết mà học sinh được học trong các bài trước, trong đó phải xác định rõ ràng kiến thức cơ bản trọng tâm.
+ Tiếp theo người giáo viên phải nghiên cứu các bài tập sách giáo khoa, sách bài tập toán và tự bản thân giáo viên phải trả lời các câu hỏi sau:
- Cách giải các bài số học 6 như thế nào?
- Có thể có bao nhiêu cách giải bài số học 6 đó?
- Cách giải nào là cơ bản? Hay gặp?
- ý đồ của tác giả đưa ra bài số học 6 để làm gì?
- Mục đích tác dụng của từng bài tập là gì?
+ Nghiên cứu SGK, sách tham khảo, SGV , SHD. 
Sau khi nghiên cứu kỹ các tài liệu mới tập chung xây dựng nội dung luyện tập hay nội dung một giáo án phải đổi mới trong phương pháp soạn giáo án của tiết luyện tập .
Khâu 1: a/ Xác định rõ mục tiêu tiết luyện tập (mục tiêu nêu cụ thể )
6.2. Cấu trúc tiết luyện tập.
- Chữa bài tập cũ đã ra tiết trước.
+ Số lượng bài tập - thời gian.
+ Chốt lại vấn đề gì qua bài tập đó.
+ Cho học sinh làm bài tập mới.
+ Số lượng bài, dự kiến thời gian.
+ Mỗi bài đưa ra có dụng ý gì? Chốt lại vấn đề gì qua bài số học 6 đó.
+ Hệ thống bài tập cho về nhà.
+ Gợi ý bài tập cho về nhà.
6.3. Thực hiện nội dung đã nêu trên trong tiết luyện tập.
6.3.1. Tiến trình thực hiện như thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh.
Phần này là dự kiến của giáo viên trong tiết luyện tập mà giáo viên phải làm được.
Khâu 2: Nội dung tiến trình một giáo án của tiết luyện tập.
1/ Đủ nội dung các bước cơ bản, trình bày rõ ràng thể hiện rõ các hoạt động học tập, sạch đẹp có tính khoa học.
2/ Thể hiện rõ công việc của thầy và trò.
3/ Xác định rõ nội dung chính (Số lượng bài tập). Cần giải đầu tư thời gian hợp lý. 
4/ Trong từng bài tập, từng tiết cụ thể lưu ý lựa chọn phương pháp dạy học nào .
5/ Hình thức kiểm tra học sinh theo cá nhân hay nhóm, đảm bảo kiểm tra nhiều học sinh, nhiều đối tượng.
6/ Kết quả đạt được trong tiết luyện tập, tỷ lệ % trung bình trở lên là bao nhiêu. Phần củng cố giáo viên cần nhấn mạnh kiến thức trọng tâm thông qua các bài tập đã chữa.
Hướng dẫn về nhà : Giáo viên cần giành thời gian để hướng dẫn cụ thể từng bài.
Khâu 3: Tiến trình giảng dạy.
1/ Đối với thầy : 
Đổi mới phương pháp dạy học tiết luyện tập số học 6: 
* Tổ chức các hình thức học tập đa dạng.
- Vận dụng các phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, phương pháp sử dụng máy tính.
- Tổ chức thảo luận theo nhóm, hoặc toàn lớp.
- Bổ xung ý kiến vào cách giải BT , hoặc trả lời câu hỏi.
- Học sinh biểu lộ nhận thức qua lời nói, bài là

File đính kèm:

  • docToan 6.doc
Giáo án liên quan