Đề tài Để thêm yêu quý Tiếng Việt - Ngôn ngữ dân tộc

Phần I. CHUẨN BỊ

1.Tiếp nhận đề tài và nghe hướng dẫn (chèn hình lớp khi tiếp nhận đề tài và nghe hướng dẫn)

2. Mời cộng tác nhóm (chèn hình nhóm/chú thích tên)

3. Phác thảo kế hoạch nghiên cứu :

" Để thêm yêu quý tiếng Việt - ngôn ngữ dân tộc"

 

 - Bước 1. Tìm hiểu đề tài – Xác định phạm vi kiến thức nghiên cứu

 + Sự hình thành và phát triển của tiếng Việt qua từng giai đoạn ( trong đó có tìm hiểu về Vị trí địa lí Việt Nam ta như thế nào để ngôn ngữ các nước lân cận ảnh hưởng đến tiếng Việt)

 + Sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt

 + Bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc : Tiếng Việt

 - Bước 2. Phân công tìm kiếm tư liệu

 + Quốc Bảo: Tìm kiếm tài liệu về lịch sử tiếng Việt ( môn Lịch sử )

 + Hương Thủy: Tìm kiếm tài liệu về vị trí địa lí của Việt Nam và những ảnh hưởng của điều đó tiếng Việt ( môn Địa lí )

 + Thành Công: Tìm kiếm tài liệu về sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt và dẫn chứng (môn Ngữ Văn ); cách bảo tồn những nét đẹp trong ngôn ngữ Việt Nam (phân môn GDCD ).

 

doc36 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Để thêm yêu quý Tiếng Việt - Ngôn ngữ dân tộc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ha). Thế đấy, cùng là một nước, một ngôn ngữ nhưng mỗi miền lại có cách đọc, cách nói, cách phát âm khác nhau. Vì thế mà ngôn ngữ nước ta luôn có những sự biến đổi “thần kì” dẫn đến một sự phong phú, đa dạng cho một nền ngôn ngữ học 	Với sự giàu có, dồi dào phong phú của hệ thống nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, sự linh hoạt và thích ứng một cách nhanh chóng của hệ thống từ vựng và cấu tạo ngữ pháp, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định: "Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử...".
VÀI NÉT THỰC TẾ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT HIỆN NAY
Nhưng chúng ta hãy nhìn vào thực trạng hiện nay. Hiện tượng nói và viết Tiếng Việt tùy tiện, bừa bãi xuất hiện không chỉ trong đời sống hàng ngày mà cả trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tình trạng ngôn ngữ chat vẫn xảy ra ở khắp nơi
Ngay cả văn viết cũng bị ảnh hưởng bởi sự bóp méo ngôn ngữ Tiếng Việt
Chả cần đi đâu xa, bước chân ra ngõ là đã có thể nghe thanh thiếu niên nói bậy, chửi tục, nói trống không , trái với thuần phong mỹ tục... Sách báo thì in sai, in lỗi hoặc để cho nhiều phát ngôn kém văn hóa ngang nhiên tồn tại , so với ngày xưa thì việc báo hay đặc biệt là sách, thì việc in sai và lỗi rất ít, không như bây giờ. 
Còn nhớ thời kỳ Pháp thuộc, nhiều người dân đã trộn lẫn một số từ tiếng Pháp sang tiếng Việt vì thực dân Pháp qui định những điều vô cùng tai hại với ngôn ngữ của ta. Vì sao? Vì chúng vốn có âm mưu làm cho người Việt ta quên đi thứ ngôn ngữ thường dùng và chỉ học theo thứ tiếng của chúng nhằm hủy đi truyền thống quý báu của dân tộc ta. Thành ra nhiều sinh viên, học sinh, công chức thời đó nói tiếng Pháp rất giỏi cũng là chuyện thường tình. Cho đến khi sau Cách mạng tháng Tám, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã giải thoát cho Tiếng Việt của ta khỏi nguy cơ đau xót này. Nhưng rồi, không lâu sau, lại có thêm sự xuất hiện ngôn ngữ tiếng Anh, thứ ngôn ngữ được dùng trên khắp thế giới, đã thế bước đi của tiếng Pháp, tiếp tục bào mòn ngôn ngữ truyền thống của ta cho đến nay. Sự thâm nhập yếu tố ngôn ngữ thứ hai thật ra rất cần cho nhu cầu học tập giao lưu nhưng đối với một số người có nhận thức hạn chế thì chính nó lại có ảnh hưởng đáng ngại. Nó đã thay thế đi rất nhiều từ trong văn nói cũng như văn viết của ta. Chẳng hạn như từ “email”, thay vì dùng từ mượn ấy, ta cũng có thể thay bằng từ “ điện thư” được vậy, nó cũng đồng nghĩa đấy thôi; rồi tiếp đến nào là “mít tinh” đồng nghĩa với từ “cuộc biểu tình” hay “buổi tập họp”; trái “cherry” cũng giống như trái “anh đào”; “tiêm vaccine” có nghĩa y như “chích ngừa” vậy; “logic” là “thuận lý”; “top ten” là “mười hạng đầu”; Rồi các từ mượn này cũng xen dần vào luôn cả câu nói như “bản nhạc này hot lắm”, trong khi cũng nói theo một cách bình thường thì “bản nhạc này được ưa chuộng lắm”; “bạn ấy chơi pro lắm” thì cũng có thể nói là “bạn ấy chơi hay lắm”; Những câu nói đó có khác gì đâu mà tại sao ta lại phải sử dụng nó để làm hư đi nét đẹp tự hào ngôn ngữ Tiếng Việt của ta. Rồi lại đến hiện tượng nửa Anh nửa Việt. Thật là rắc rối! Phải nói là nực cười khi ta nghe những câu sau: “Hi, mọi người! Mình là XXX. Mình đang study ở một High School ở Úc.”. Bước vào cuộc sống thực, đã bao giờ các bạn rơi vào tình huống mà người bạn lâu ngày của bạn đi du học trở về, hẹn cả hội bạn lúc trước học chung đi chơi này nọ, kiểu như hàn thuyên tâm sự sau mấy năm xa cách. Đến khi cậu bạn ấy mở miệng ra thì cứ nói tiếng Anh như gió luôn, lâu lâu, cứ tầm vài giây thì lại xuất hiện 1 từ tiếng Anh, dù là đơn giản hay phức tạp, ví dụ như câu này: “Cái học bổng đi qua Mỹ của tớ tốt lắm”, vốn dĩ bạn đó có thể nói như vậy, nhưng lại chuyển thể thành : "mình tin với capacity của mình, mình sẽ hoàn thành completely cái syllabus đó.”. Dám cá nếu bạn không sành sỏi tiếng Anh sẽ chẳng thể hiểu được cậu ấy nói gì và tình trạng như thế này rất dễ thấy đối với du học sinh Mỹ. Đồng ý là các bạn có quyền tự do muốn nói như thế nào thì tùy bạn, nhưng nếu bạn thích nói tiếng Anh đến như vậy thì bạn có thể nói chúng ở trường, lớp vào tiết Anh Văn hay đến thẳng Trung Tâm Anh Ngữ để học với người bản xứ, rồi khi đó các bạn có thể tha hồ nói tiếng Anh, nói bao nhiêu tùy thích, không ai cấm cản gì các bạn cả, vì lúc bấy giờ bạn nói tiếng Anh có mục đích chính đáng, vì lúc này bạn nói chúng không thừa thải. Trong những bài viết thì đá đưa mấy từ vào theo kiểu thói quen: “bài viết” thì cứ thích dùng “bài post”, hay như cái tái bút thôi, cũng thích dùng từ P/S (postscript) như một kiểu bắt chước tiếng Anh. Chẳng hạn như có một số câu khó mà tự nói ra như: "Mình không bao giờ từ bỏ, phải cố lên!", nghe có vẻ hơi "nhàm", nếu dùng "Never Give Up" hay "Never Cry Craven" thì nó sẽ dễ dàng hơn và tính động viên sẽ cao hơn. Hay chẳng hạn là dùng từ Tiếng Anh để tạo sự vui vẻ, ví dụ như từ "Hê-lô" nghe sẽ thoải mái hơn từ "Xin chào". Tóm lại, tiếng Việt ta vốn đâu có phức tạp như vậy, chẳng qua là do nhận thức của người học ngoại ngữ quá kém dẫn đến không biết đâu là ngôn ngữ gốc mà dùng. Phải dùng ngoại ngữ như một công cụ, để làm phong phú thêm cho ngôn ngữ nước mình, chứ không phải là thay thế ngôn ngữ nước mình. Việc sử dụng tiếng Anh cho mục đích học hỏi và trau dồi kiến thức hay vốn từ vựng là không sai, nhưng chính việc lạm dụng nó để thể hiện trình độ của bản thân với mọi người xung quanh mới là đáng bỏ đi. Trong thời buổi hội nhập như thế này, chẳng cần nói cũng biết là mọi người ai ai cũng muốn mình hiện đại hơn, bắt kịp với nhịp sống nhộn nhịp này hơn và việc học tiếng Anh cũng hết sức quan trọng cho từng công việc làm. Việc sử dụng tiếng Anh quá nhiều lần trong một cuộc đối thoại đôi lúc cũng sẽ gây khó chịu, dễ gây hiểu lầm cho người đang đối thoại.
Nói tiếng Anh để phát triển kinh tế là tốt nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng lẫn lộn ngôn ngữ
Nhắc đến giáo dục, hẳn ai cũng nghĩ đến “nạn” nói từ thô tục. Theo thống kê thì hơn bảy mươi phần trăm dân số ta nói những từ thô tục hay nói nôm na là những từ không có trong từ điển Tiếng Việt. Cách nói thô tục này thường là do người lớn khi nói với nhau để chọc ghẹo hay chửi nhau thường dùng chúng. Đây là khối từ mà ta không nên nói vì nó rất là “bậy bạ”, nó quá thô nên khi nói với nhau bằng những từ này, người nghe sẽ có cảm giác rằng mình đã bị khiêu khích nên dẫn đến xung đột trầm trọng và làm cho mối quan hệ giữa người với người không được trong sáng, lành mạnh, đẹp đẽ như trước nữa (Chắc người đọc cũng sẽ hiểu những từ đó là gì, chúng tôi sẽ không nêu những ví dụ về từ đó ra vì vấn đề tế nhị)..
Đấy là chưa kể đến việc dùng ngôn ngữ trên mạng mới thực sự là đáng sợ và quá thể, chúng biến dạng tùy hứng trăm hình vạn vẻ. Thoạt nghe thì có vẻ thật nghịch lý, nhưng dường như đối với giới trẻ Việt Nam ngày nay, việc viết đúng chính tả tiếng mẹ đẻ của mình dường như là chuyện không hề đơn giản. Không đơn giản là vì các bạn trẻ ngày ngày tiếp xúc với thế giới internet cũng như di động – nơi mà cách viết cũng như phát âm tiếng Việt bị bóp méo với hàng trăm, hàng ngàn kiểu. Thoạt đầu là tìm những từ viết tắt, những tiếng nước ngoài thay thế để cho nhanh, tiết kiệm thời gian trong việc nhắn tin hay tán gẫu, rồi sau đó tìm cách chế biến ra hàng trăm, hàng ngàn kiểu viết khác mà có lẽ rằng những người không có “kinh nghiệm” trong việc đọc những ngôn ngữ thế này thì khó mà đoán được ý nghĩa chính xác của chúng. Rồi như một thói quen, cách sử dụng ngôn ngữ bừa bãi như vậy dần lan truyền trong cuộc sống hàng ngày và nổi lên như một trào lưu, để rồi tiếng Việt “hiện đại” ngày một trở nên lộn xộn hơn và đôi khi là khó hiểu hơn ngay cả đối với người Việt. 
Như đã nêu ở trên, nếu như trước đây sự biến tướng của cách viết tiếng Việt chỉ nhằm mục đích tiết kiệm thời gian thì hiện nay có hàng trăm, hàng ngàn cách viết khác nhau. Thật là nực cười cho những kiểu viết quái gở: từ “rồi” viết thành “roài”, “không” thành “hông”, “hem”, “biết” thành “bít” , “thế” thành “thía”. Nào, chúng ta hãy thử lắp vào một câu xem: “Thia la cau hem bit roai, hihi”. Nhưng đó chỉ là những kiểu thay đổi “sơ khai”. Hẳn trí tuệ luôn luôn phát triển và giới trẻ hiện nay dành nó để cho ra đời những đứa con tinh thần quái gở hơn, cụm từ “ bị bóp méo” đến lúc này đã có thể dùng để nói đến nghĩa vốn có của nó. Chữ “a” viết thành 4, chữ e viết thành 3, i thành j, g đổi sang 9, o thành 0, c thành k, b thành p, vânvânNào chúng ta hãy xem lại câu vừa rồi sau khi đã qua “chế tác” lần 2: “Th3 l4 k4u h3m pjt r04j, hyhy”. Cười cho một đống ký tự lộn xộn không dịch nổi có phải là ngôn ngữ không, chưa nói gì đến đó là ngôn ngữ của chính dân tộc chúng ta. Ồ! nhưng óc sáng tạo của tuổi trẻ hiện nay là vô bờ, như thế đã là gì nhỉ? Viết thì có 2 kiểu viết: viết in và viết thường, ờ thì tội gì ta lại không viết bừa đi cho nó “cá tính”. Thử xem sao: “ThE^ lA` kA^.u hEm pYt r0A`j , hYhY”. Trông nó có vẻ ngộ nghĩnh hơn đấy nhỉ. Đến đây thì không còn là ngôn ngữ nữa rồi. Hãy hiểu rằng đó chỉ là một tập hợp hỗn độn những con chữ vô giá trị thôi! Nhưng đến khi nó đã là trở thành nhếch nhác như  rác thải rồi, vẫn không được buông tha. À, xem nào  Viết thế ra chừng ngắn và kém độ hoành tráng quá nhỉ. Chữ a phải thành @ hay là ã, Æ mới hoành tráng, chữ q thì phải là v\/ mới sành điệu, p thành º]º mới “xì tin” và thật sự là khi này, câu nói đơn giản đó chẳng còn đơn giản chút nào nữa. Chúng ta thử đọc vài câu bình luận (comment) ngắn trong một trang Facebook của một 9X: “Seo zị, chiện như zị mà mài cũng bùn là seo hử?” (Sao vậy, chuyện như vậy mà mày cũng buồn là sao hả?), hay “Chài ai, hum wa đi zìa trùi mưa lớn wé! Mệc hem ăn kơm đc lun” (Trời ơi, hôm qua đi về trời mưa lớn quá, mệt không ăn cơm được luôn). Có thể nói, việc sử dụng ngôn ngữ như thế này trong giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi 9X đã không còn xa lạ gì. Một số các em học sinh còn cho cách viết như thế là xì-tin , là hợp thời hay đơn giản các em chỉ thấy nó hay hay. Mà chính cái “thấy hay hay” như thế này rồi các em lại vô tình bắt chước theo, rồi hình thành một trào lưu sử 

File đính kèm:

  • docnghien cuu khoa hoc ve tieng Viet.doc