Đề tài Dạy học tích cực trong bài luyện tập Hóa học 8

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nền giáo dục quốc dân cần phải có những đổi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh ở từng cấp học. Trong giai đoạn hiện nay, toàn ngành giáo dục trong cả nước đã và đang áp dụng những biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao trình độ nhận thức của học sinh, đem lại hiệu quả giảng dạy và học tập cao nhất.

Một trong những đổi mới về phương pháp dạy học là đổi mới hoạt động dạy học của giáo viên, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh, đổi mới phương tiện dạy học theo hướng tích cực. Phương tiện hiện đại hỗ trợ đắc lực cho việc soạn giảng trong thời kì mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện này là bộ trình chiếu (đầu chiếu projector, máy vi tính), mạng Internet và một số phần mềm hỗ trợ (đặc biệt phần mềm microsoft Power Point là một trong những phần mềm hỗ trợ cho nhiều môn học và làm nền cho nhiều phần mềm khác chạy trên microsoft Power Point , ). Làm cho mỗi giáo viên tự thấy phải thay đổi thói quen lên lớp chỉ với phấn trắng bảng đen.Việc thiết kế giáo án điện tử bằng phần mềm Power Point .đã trở thành nhu cầu cần thiết ở một số tiết dạy.

Tuy nhiên trong quá trình thiết kế, để có được một giáo án điện tử tốt, từng cá nhân giáo viên còn gặp không ít trở ngại trong việc tự đi tìm hình ảnh minh họa, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng. phù hợp với bài giảng. Ngoài ra mỗi giáo viên phải chịu khó tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ vi tính,trình độ tiếng Anh đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thường đưa ra để tránh né việc thực hiện giảng dạy bằng các phương tiện công nghệ thông tin.

Trong quá trình giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào môn hóa học, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG BÀI LUYỆN TẬP HÓA HỌC 8” vì đây là dạng bài rất phù hợp để soạn giảng bằng giáo án điện tử, không cần nhiều phần mềm hỗ trợ soạn giảng phức tạp mà lại có khả năng phát huy cao tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh. Thông qua một số hình thức thi đua với một số trò chơi như : Rung chuông vàng, hình thức tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm hoặc trả lời một số câu hỏi - bài tập phát triển tư duy hoặc bài tập mở rộng.

 Rất mong sự đóng góp ý kiến chân tình của quý đồng nghiệp để chúng tôi ngày càng được hoàn thiện hơn trong nghề nghiệp.

 

doc42 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Dạy học tích cực trong bài luyện tập Hóa học 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?
Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần theo thể tích của không khí là 78 % khí nitơ, 21 % khí oxi, 1 % khí khác.
5. Một trong những nguyên liệu để điều chế khí oxi trong công nghiệp?
KHÔNG KHÍ
Cho biết thành phần của không khí?
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu
6. Phản ứng hóa học sau đây thuộc loại phản ứng hóa học nào? 
Fe + S FeS
HOÁ HỢP
Nêu định nghĩa phản ứng hóa hợp?
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất snh ra từ hai hay nhiều chất mới.
7. Phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa học nào? 
2KMnO4 K2MnO4+ MnO2 +O2
PHÂN HỦY
Nêu định nghĩa phản ứng phân hủy?
BÀI LUYỆN TẬP 6
 Kiến thức cần nhớ sgk tr 118
Câun hỏi trả lời nhanh
Câu hỏi phụ
Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thich hợp hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. các phản ứng này đều tỏa nhiệt.
1. Tính chất hóa học đặc trưng của khí hiđro là gì?
TÍNH KHỬ
Nêu tính chất hóa học của khí hiđro ?
Có thể điều chế hiđro trong phòng thí ngiệm bằng dung dịch axit clohđric hoặc dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại như Zn, Fe, Al,.Có thể thu khí hiđro vào bình bằng 2 cách : đẩy không khí hoặc đẩy nước (miệng bình úp xuống dưới ).
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố trong hợp chất.
2.Phản ứng giữa dung dịch axit( HCl) với kim loại kẽm ( Zn) thuộc loại phản ứng hóa học nào? 
Zn + 2HCl ZnCl2+ H2
 PHẢN ỨNG THẾ
Nêu định nghĩa phản ứng thế?
Cho biết những cách thu khí hiđro trong phòng thí nghiệm?
Nêu những ứng dụng của hiđro ?
Quá trình tách nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất là sự khử. Chất chiếm oxi là chất khử.
4. Quá trình tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là gì?
SỰ KHỬ
Chất khử là gì?
Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa. Đơn chất oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.
5. Là một quá trình trái ngược với sự khử?
SỰ OXI HÓA
Chất oxi hóa là gì?
 Sự oxi hóa là gì?
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
4. Phản ứng sau thuộc loại phản ứng hóa học gì ?
PbO + H2 Pb + H2O
OXI HÓA – KHỬ
Nêu định nghĩa phản ứng oxi hóa –khử?
QUI TRÌNH LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị trước: 
Các câu hỏi trắc nghiệm ( tùy nội dung kiến thức từng bài mà thiết kế nội dung và dạng câu hỏi cho phù hợp ). 
Đáp án cho từng câu hỏi
Một số câu hỏi phụ để mở rộng và đào sâu kiến thức ( phần này giáo viên chỉ nêu sau khi học sinh đưa ra đáp án, không đưa vào Power Point). 
 Bước 2:
Khởi động microsoft PoWePoint/Insert/ NEW Slide/chọn một sile trắng 
Click vaøo ñaây ñeå taïo sile trắng
Mỗi textbox nhập nội dung câu hỏi hoặc một phương án trả lời vào ( để dễ tạo các hiệu ứng cho từng phương án).
Click vaøo ñaây ñeå taïo TexBox 
Bước 2: Tạo hiệu ứng xuất hiện cho câu hỏi và các phương án trả lời ( như đã nêu ở phần trò chơi ô chữ). 
Bước 3: Tạo hiệu ứng nhấn mạnh cho phương án trả lời đúng 
Bước 4: Tạo khung trang trí cho câu hỏi và đáp án
Sử dụng phaàn meàm webstyle3.0 đđể làm khung, lưu vào vào một tập tin trong ổ D .
Lấy khung từ ổ dĩa D trong máy vi tính qua microsoft Power Point : vào Insent/ picture / From File / chọn khung / Insent.
Khi lấy khung ra nếu gặp trường hợp khung che mất câu hỏi hoặc đáp án thì: Chọn khung/Draw/ Order / Send to back.
QUI TRÌNH LÀM CÂU HỎI ĐIỀN KHUYẾT
Bước 1: Tạo Slide mới và nội dung câu hỏi như ở phần câu hỏi nhiều lựa chọn ở trên. Để trống phần nội dung cần điền, tạo texbox cho số thứ tự các vị trí cần điền) 
Bước 2: Tạo texbox và nhập nội dung cần điền vào chỗ trống mà câu hỏi yêu cầu.
Bước 3: Tạo hiệu ứng xuất hiện cho nội dung cần điền. 
 Chọn từ cần điền/AddEffect/Entrance/peek In.
QUI TRÌNH LÀM CÂU HỎI GHÉP CỘT
Bước 1: Tạo Slide mới và nội dung câu hỏi như ở trên. 
Bước 2: Tạo khung ( gồm các cột dọc và các hàng ngang) để chứa nội dung cần ghép.
 Vào Insert/ Table/Number of columns ( chọn cột)/ number of rows ( chọn hàng)/ OK.
Chọn hàng
Chọn cột
Bước 3: Tạo texbox và nhập nội dung cần ghép vào các cột tương ứng.
Bước 4: Tạo cùng một hiệu ứng nhấn mạnh cho hai nội dung cần ghép với nhau (hiệu ứng nhấn mạnh đã nêu ở phần câu hỏi nhiều lựa chọn ) .
b.Tổ chức hoạt động theo nhóm
 Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ có một vai trò quan trọng trong việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực nói riêng và việc nâng cao dạy học hóa học nói chung.Giúp học sinh khắc phục được nhược điểm học tập cá nhân, các học sinh giỏi chỉ biết mình, học sinh yếu thì tự ti không dám phát biểu và tham gia xây dựng bài. Đây là một phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay ở các trường và các cấp học. 
Mục đích: Rèn cho học sinh kĩ năng làm việc hợp tác theo nhóm nhỏ. Biết chia sẻ trách nhiệm, lắng nghe ý kiến của bạn bè, đặc biệt rèn khả năng tổ chức chỉ đạo cho nhóm trưởng, khả năng nắm bắt ghi chép các thông tin cho các thư kí nhóm, tạo được không khí đoàn kết thi đua trong học tập giúp đỡ nhau trong học tập. Nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò với phương châm “Học thầy không tày học bạn”.
Thực trạng của hình thức tổ chức cho học sinh thảo luận, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
Thực trạng: Qua thực tế giảng dạy của bản thân, dự giờ các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, tham khảo ý kiến của một số thầy cô giáo làm công tác thanh tra viên, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
Đối với giáo viên: 
Việc tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm còn mang tính hình thức.
 Nhìn chung giáo viên chưa bao quát hết lớp trong thời gian học sinh thảo luận nhóm. 
Việc qui định thời gian thảo luận chưa phù hợp : Quá nhanh đôi khi chỉ có 1 phút nên học sinh chưa kịp suy nghĩ nói chi là phải trình bày bài tập lên bảng con hoặc thời gian thảo luận hơi lâu trên 10 phút làm loãng không khí giờ học . Thậm chí có những giáo viên không qui định thời gian thảo luận. Việc qui định thời gian thảo luận rất quan trọng, tùy thuộc vào trình độ học sinh của từng lớp, tùy vào mức độ của nội dung thảo luận mà giáo viên dành thời gian thảo luận cho phù hợp. 
Nội dung câu hỏi thảo luận chưa phù hợp : 
Tình huống quá dễ sẽ làm học sinh chủ quan. 
Câu hỏi quá khó, chưa cụ thể, chưa rõ ràng hoặc không sáng ý làm học sinh lúng túng khi thảo luận. vấn đề đưa ra quá khó, quá cao thì học sinh không thể tranh luận để giải quyết được. 
Nội dung thảo luận quá dài khiến học sinh trình bày nội dung thảo luận lên bảng phụ mất nhiều thời gian và không khoa học .
Khi thống nhất kết quả thảo luận, một số giáo viên còn qua loa trong việc chấm điểm cho các nhóm, giáo viên chưa chú ý khắc sâu kiến thức cho học sinh ở phần thảo luận, nhiều giáo viên còn quên tổng kết điểm cho các nhóm vào cuối giờ học. 
Chưa chu đáo trong việc dặn dò các em việc chuẩn bị bài trước ở nhà.
Hình thức tổ chức thảo luận còn đơn điệu , chủ yếu thực hiên theo nhóm ( 2 bàn họp lại một nhóm , thành viên mỗI nhóm cố định, xuyên suốt năm học nên dễ tạo sự nhàm chán).
 Đối với học sinh:
Trong quá trình thảo luận chỉ có một số học sinh tranh luận đóng góp ý kiến, ghi chép, số học sinh còn lại ngồi im lặng, thụ động, ỷ lại trông chờ vào kết quả của bạn.
Chạy đi chạy lại lộn xộn mất thời gian. Quá ồn ào, gây mất trật tự trong giờ học (ở một số trường hợp).
Trình bày nội dung thảo luận lên bảng phụ chưa khoa học: Chữ viết quá nhỏ, khoảng cách giữa các dòng quá gần nhau khi treo bảng phụ rất khó đọc . 
Nguyên nhân của thực trạng trên:
Nguyên nhân chủ quan :
Một là : Do một số giáo viên có suy nghĩ rằng cứ phương pháp mới thì phải gắn liền với thảo luận, thảo luận càng nhiều thì mới thể hiện được phương pháp mới. Vì thế việc chuẩn bị nội dung thảo luận không được chọn lựa kĩ và cũng vì thế cho nên khi có giáo viên dự giờ, thăm lớp là sử dụng đến thảo luận nhóm mà chưa thực sự chú ý đến hiệu quả của nó mang lại như thế nào?
Hai là : Giáo viên không chú ý đến việc qui định thời gian thảo luận.
Ba là : 
Giáo án soạn sẵn trên máy vi tính nên đôi khi giáo viên còn ỷ lại, không đầu tư nhiều cho tiết dạy. Cùng một giáo án thực hiện cho nhiều lớp nên có thể nội dung thảo luận mà giáo viên đã chuẩn bị phù hợp với lớp này nhưng không phù hợp với lớp khác.
Nội dung thảo luận giáo viên đưa ra chưa phù hợp.
 Nguyên nhân khách quan:
Một là: Việc chuẩn bị bài trước của học sinh chưa được chu đáo do đa số học sinh là con nhà nông, kinh tế còn nhiều khó khăn, gia đình chưa có điều kiện quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình.
Hai là : Sĩ số học sinh quá đông, giáo viên khó có thể bao quát lớp, mất nhiều thời gian trong việc chấm và sửa bài cho các nhóm.
Ba là: Do việc tổ chức thảo luận nhóm của giáo viên còn mang tính hình thức nên học sinh chưa thật sự coi trọng và thấy được lợi ích thảo luận nhóm nên các em chưa nhiệt tình thảo luận. 
Để khắc phục hiện trạng trên chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau:
Một là: Xác định nội dung thảo luận một cách thích đáng không nhất thiết giờ học nào cũng hoạt đông nhóm, nội dung nào cũng đem ra thảo luận. Chỉ thảo luận khi cần thiết, khi cần giải quyết một nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của một bài, một phần nào đó trong chương trình, khi giải bài tập hoặc khi xuất hiện tình huống có vấn đề cần có sự hợp sức của tập thể .Đặt học sinh vào những tình huống có vấn đề để các nhóm hoạt động, từ đó các em có thể rút ra được bài học.
Hai là: Tùy nội dung câu hỏi _ bài tập, tùy trình độ học sinh của từng lớp mà giáo viên qui định thời gian thảo luận cho phù hợp.Tránh tình trạng học sinh vừa mới vào vị trí chưa đầy phút đã lại trở về chỗ.
Ba là :
Chia nhóm sao cho tỷ lệ giữa các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém được cân đối. Muốn vậy giáo viên bộ môn phải trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh theo tiêu chí trên từ đầu năm học (chẳng hạn hình thành các “đôi bạn cùng tiến” trong nhóm hoặc “nhóm bạn cùng tiến” mà chương trình đội viên đã và đang thực hiện ở nhà trường).
 Nhà t

File đính kèm:

  • docTu lieu day hoc Hoa hoc 8 Yen Bai.doc
Giáo án liên quan