Đề tài Anh/chị hãy phân tích một bài soạn và liên hệ với quan điểm phát triển năng lực

Câu hỏi 11: Anh/chị hãy phân tích một bài soạn và liên hệ với quan điểm phát triển năng lực. Có thể cải tiến, bổ sung những mục tiêu dạy học nào, những nội dung và phương pháp dạy học nào nhằm góp phần phát triển năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể của học sinh.

doc10 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Anh/chị hãy phân tích một bài soạn và liên hệ với quan điểm phát triển năng lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng: ví dụ như đọc một văn bản cụ thể ...
Nắm vững và vận dụng được các phép tính cơ bản ...;
• Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành cơ sở chung trong việc giáo dục và dạy học;
• Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm nhất định nào đó, HS có thể, cần phải đạt được những gì?
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau:
Các thành phần cấu trúc của năng lực
Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy lô gic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình. Năng lực chuyên môn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực „nội dung chuyên môn“, theo nghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn.
􀂙 Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn.
Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức.
􀂙 Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác.
Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử .
Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau. Ví dụ năng lực của GV bao gồm những nhóm cơ bản sau: năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực đánh giá, chẩn đoán và tư vấn; năng lực phát triển nghề
nghiệp và phát triển trường học.
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành
trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này.
Mô hình năng lực theo OECD: Trong các chương trình dạy học hiện nay của các nước thuộc khối OECD, người ta cũng sử dụng mô hình đơn giản hơn, phân chia năng lực thành hai nhóm chính, đó là các năng lực chung và các năng lực chuyên môn.
Nhóm năng lực chung bao gồm:
• Khả năng hành động độc lập thành công;
• Khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tự chủ;
• Khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất.
Năng lực chuyên môn liên quan đến từng môn học riêng biệt. Ví dụ nhóm năng lực chuyên môn trong môn Hóa bao gồm các năng lực sau đây:
• Giải quyết các vấn đề hóa học;
• Lập luận hóa học;
• Mô hình hóa học;
• Giao tiếp hóa học;
• Tranh luận về các nội dung hóa học;
• Vận dụng các cách trình bày hóa học;
• Sử dụng các ký hiệu, công thức hóa học.
Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
A. Mục tiêu
Học sinh biết: Nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học, khái niệm đồng đẳng, đồng phân.
Học sinh hiểu: Thuyết cấu tạo hóa học giữ vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu cấu tạo và tính chất của hợp chất hữu cơ; Sự hình hành liên kết đơn, đôi, ba.
Học sinh vận dụng: Lập được dãy đồng đẳng, viết được công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử cho trước.
B. Chuẩn bị. 
GV: Mô hình hoặc tranh ảnh về cấu trúc phân tử hữu cơ (phân tử CH4).
HS: Xem trước bài học.
C. Tổ chức hoạt động dạy học.
Hoạt động 1
I – Công thức cấu tạo
1. Khái niệm
Giáo viên phân tích ví dụ về công thức phân tử, công thức cấu tạo, HS rút ra khái niệm về cấu tạo hóa học.
Thí dụ: C3H6 có công thức cấu tạo 
GV giúp HS thấy được: công thức cấu tạo là công thức biểu diễn thứ tự liên kết và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
2. Các loại công thức cấu tạo
HS nghiên cứu SGK rút ra khái niệm về các loại công thức cấu tạo:
- Công thức cấu tạo khai triển;
- Công thức cấu tạo thu gọn (2 loại).
II – Thuyết cấu tạo hóa học 
	Trong hoạt động 1 cần hình thành cho HS năng lực về phương pháp và năng lực chuyên môn. Công thức cấu tạo là một trong những khái niệm mở đầu, giúp HS nắm và vận dụng thuyết cấu tạo hóa học. Vì vậy việc hiểu và vận dụng khái niệm cũng như khả năng nhận thức, đánh giá, xử lí thông tin. Cùng một công thức phân tử nhưng có thể có nhiều công thức cấu tạo khác nhau. Do đó để xác định công thức cấu tạo của một chất hữu cơ, người ta thường cần dựa vào thực nghiệm để kết hợp với thuyết cấu tạo hóa học.
Hoạt động 2
1. Nội dung.
- GV đưa ra các ví dụ và giúp HS phân tích các ví dụ, từ đó HS tự nêu ra các nội dung chính của thuyết cấu tạo hóa học.
Cùng công thức phân tử C2H6O nhưng có thể biểu diễn được dưới dạng 2 công thức cấu tạo (GV ghi song song 2 công thức cấu tạo) kèm theo đó là những tính chất khác nhau.
- HS nhận xét:
Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo một trật tự nhất định, gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đối thứ tự liên kết đó sẽ tạo ra chất khác.
Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng.
Việc học nội dung chuyên môn không chỉ thể hiện ở nội dung chuyên môn và việc tiếp thu nội dung này cần chuyển thành các kĩ năng cụ thể
Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một trật tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu trúc hóa học, sẽ tạo ra hợp chất khác.
Ví dụ: Ứng với 2 công thức phân tử C2H6O có 2 công thức cấu tạo kèm theo đó là những tính chất khác nhau.
(1) CH3CH2OH ancol etylic: chất lỏng, tan nhiều trong nước, tác dụng với Na, t0s= 78,30C.
(2) CH3OCH3 đimetyl ete: chất khí, ít tan trong nước, không tác dụng với Na, t0s= -230C.
Nhận xét: Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi vạch ngang biểu thị một hóa trị trong cấu tạo.
Nguyên tố, nhóm nguyên tố 
Biểu diễn trong hợp chất hữu cơ 
Hóa trị
Cacbon
IV
Hiđro 
-H
I
Oxi
-O- hoặc O=
II
Hiđroxyl
-OH
I
Halogen
-Cl, -Br, -I
I
Hoạt động 3
- GV đưa ra thí dụ về các công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ và nêu vấn đề:
Trong các thí dụ trên, số liên kết mà C có thể tạo ra là bao nhiêu?
Hãy nhận xét về mạch C, về khả năng liên kết của nguyên tử C với các nguyên tử của các nguyên tố khác.
- HS: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, C luôn có hóa trị IV.
Nguyên tử C có thể liên kết với nhau tạo mạch hở (không nhánh, có nhánh), mạch vòng và với các nguyên tố khác.
	Như vậy thông qua hai động trên HS có phương pháp nhận thức chung: liên kết giữa các nguyên tử C với nhau và giữa nguyên tử C và các nguyên tử khác; đánh giá khả năng tham gia liên kết giữa các nguyên tử ...
Hoạt động 4
- GV đưa ra thí dụ minh họa cụ thể về sự phụ thuộc của tính chất hợp chất hữu cơ theo thành phần phân tử và cấu tạo hóa học (hoặc yêu cầu HS quan sát bảng trong SGK, căn cứ vào các thông tin về các chất và rút ra nhận xét).
- HS : Tính chất của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất nguyên tố và số lượng nguyên tử của nguyên tố đó) và cấu tạo hóa học.
2. Ý nghĩa
Thuyết cấu tạo hóa học giúp giải thích hiện tượng đồng đẳng, đồng phân.
III – Đồng đẳng, đồng phân
Hoạt động 5
1. Đồng đẳng
- GV đưa ra một dãy các công thức phân tử (ví dụ: CH4, C2H6, C3H8, ...) và hướng dẫn HS rút ra quy luật (chất trước và các chất sau hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2). Vậy, công thức phân tử chung của dãy được kí hiệu như thế nào?
- GV bổ sung: Các chất trên không chỉ có thành phần hơn kém nhau một số nhóm CH2 mà còn tương tự nhau về đặc điểm cấu tạo nên dẫn đến tính chất hóa học của chúng tương tự nhau. Hiện tượng đó được gọi là đồng đẳng.
2. Đồng phân
GV nêu vấn đề: Các chất có thành phần hơn kém nhau một số nhóm CH2, cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau thì ta có khái niệm đồng đẳng, vậy nếu các chất có cùng công thức phân tử nhưng công thức cấu tạo khác nhau ta sẽ có khái niệm mới nào?
GV đưa ra ví dụ cụ thể hình thành khái niệm về đồng phân.
GV hướng dẫn HS phân biệt các loại đồng phân: đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí liên kết bội, đồng phân nhóm chức, đồng phân lập thể, ...
IV. Liên kết hóa học và cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. 
Hoạt động 6
Ở bài mở đầu, HS đã được giới thiệu: liên kết cộng hóa trị là liên kết chủ yếu trong hợp chất hữu cơ. Vì vậy, trong phần IV, GVt thông báo để HS biết được liên kết cộng hóa trị trong hợp chất hữu cơ chia thành 2 loại: liên kết xich ma (δ) và liên kết pi (π). Vậy khái niệm, cách biểu diễn, đặc điểm của mỗi loại liên kết đó được thể hiện như thế nào?
1. Liên kết đơn
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về liên kết xich ma, đặc điểm của liên kết xich ma.
HS quan sát mô hình phân tử metan, xác định kiểu liên kết trong phân tử metan, rút ra khái niệm về liên kết đơn.
2. Liên kết đôi
GV yêu cầu HS nhắc lại khái liên kết pi, đặc điểm của liên kết pi.
HS vận dụng xác định kiểu liên kết trong phân tử etilen, từ đó rút ra khái niệm về liên kết đôi.
3. Liên kết ba
GV hướng dẫn HS tương tự như trên để rút ra khái niệm liên kết ba.
	Đây là một nội dung học tập không quá khó đối với hoạt động nhận thức của học sinh vì vậy có thể tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập theo nhóm hoặc cá nhân: quan sát biểu bảng, sơ đồ, tìm qui luật, đọc sách, tài liệu, lập bảng tổng kết kiến

File đính kèm:

  • docbai thay dung.doc