Đề luyện thi số 8 – làm bài 45 phút môn: hoá học

Câu 1: Nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất nhôm trong công nghiệp là.

A. Đất sét B. Quặng boxit C. Mica D. Cao lanh

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện thi số 8 – làm bài 45 phút môn: hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TR­êng THPT M­êng So
§Ò luyÖn thi sè 8 – lµm bµi 45 phót
M«n: ho¸ häc
 ( Nh«m vµ hîp chÊt)
Hä vµ tªn: .líp: 12A
H·y khoanh trßn vµo ®¸p ¸n ®óng nhÊt trong c¸c c©u sau
Câu 1: Nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất nhôm trong công nghiệp là. 
A. Đất sét 	B. Quặng boxit 	C. Mica 	D. Cao lanh 
Câu 2: Trong công nghiệp, người ta điều chế Al bằng cách nào dưới đây. 
A. Điện phân hỗn hợp nóng chảy của Al2O3 và criolit 	 C. Dùng chất khử CO, H2, Al2O3 ... để khử 	
B. Điên phân nóng chảy AlCl3 D. Dùng kim loại mạnh khử Al ra khỏi muối 
Câu 3: Có dung dịch muối nhôm Al2(NO3)3 lẫn tạp chất là Cu(NO3)2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm?
A. Mg.                    B. Al.                      C. AgNO3.              D. Dung dịch AgNO3.
Câu 4: Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
A. Có kết tủa nhôm cacbonat. B. Có kết tủa Al(OH)3.
C. Có kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa tan trở lại. D. Dung dịch vẫn còn trong suốt.
Câu 5: Trong các oxit sau CuO; Al2O3; SO2 hãy cho biết chất nào chỉ phản ứng được với bazơ và chất nào cho phản ứng được với axit lẫn bazơ. Cho kết quả theo thứ tự trên.
A. SO2; CuO.          B. CuO; Al2O3.       C. SO2; Al2O3.        D. CuO; SO2.
Câu 6: Các phát biểu sau, phát biểu nào đúng nhất.
A. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau nhôm trên dãy điện ho¸ với điều kiện kim loại ấy dễ bay hơi.
B. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau hiđro trên dãy điện ho¸
C. Nhôm có thể khử tất cả các oxit kim loại.
D. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng trước và sau nhôm trong dãy điện ho¸ với điều kiện kim loại ấy dễ bay hơi.
Câu 7: Al(OH)3 lưỡng tính có thể tác dụng với axit và bazơ nào trong 4 chất sau đây: Ba(OH)2; H2SO4; NH4OH; H2CO3.
A. Với cả 4 chất.                     B. Ba(OH)2; H2SO4. C. Chỉ với H2SO4.                 D. NH4OH; H2CO3.
Câu 8: Chỉ dùng một chất để phân biệt 3 kim loại: Al; Ba; Mg.
A. Nước.                                 B. Dung dịch MgCl2. C. Dung dịch NaOH.              D. Dung dịch HCl.
Câu 9: Chỉ dùng một hoá chất làm thuốc thử hãy phân biệt được các chất sau: (dung dịch NaCl; CaCl2; AlCl3; CuCl2).
A. Dùng dung dịch Ba(OH)2.                  B. Dùng dung dịch Na2CO3.
C. Dùng dung dịch AgNO3.                    D. Dùng dung dịch NaOH.
Câu 10: Cho từ từ đến dư Na (1) hay dung dịch NH3 (2) vào dung dịch muối sunfat của kim loại A; (1) tạo kết tủa, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch trong suốt còn (2) tạo kết tủa. A là kim loại:
A. Al.                      B. Zn.                      C. Na.                      D. Fe.
Câu 11*: Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn M gồm 3 kim loại và dung dịch T. Cho M vào dung dịch HCl thấy có khí thoát ra. Thành phần của M gồm:
A. Al; Fe; Ag.         B. Al; Ag; Cu.         C. Fe; Ag; Cu.         D. Kết quả khác.
Câu 12: Cho từ từ đến dư Na (1) hay dung dịch NH3 (2) vào dung dịch muối nitrat của kim loại A; (1) tự tạo kết tủa còn (2) tạo kết tủa sau đó tan vào dung dịch trong suốt. A là kim loại:
A. Ag.                     B. Cu.                      C. Zn.                      D. Al.
Câu 13: Cho bột Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa các chất HCl; FeCl3; CuSO4; MgCl2. Số lượng các phản ứng xảy ra là:
A. 2.                        B. 3.                        C. 4.                        D. 5.
Câu 14: Để giữ cho các đồ vật làm từ kim loại nhôm được bền, đẹp thì cần phải:
(1) Ngâm đồ vật trong nước xà phòng đặc, nóng, để làm sạch.
(2) Không nên cho đồ vật tiếp xúc với dung dịch nước chanh, giấm ăn.
(3) Dùng giấy nhám, chà trên bề mặt của vật, để vật được sạch và sáng.
(4) Bảo vệ bề mặt của vật như nhà thiết kế, sản xuất ban đầu.
Các làm đúng là:
A. 1 và 2.                 B. 1 và 3.                 C.  1 và 4.                D. 2 và 4.
Câu 15: Cho 5 chất AlCl3 (1); Al (2); NaAlO2 (3); Al2O3 (4); Al(OH)3 (5). Chọn sơ đồ gồm 5 phản ứng với sự khởi đầu và kết tủa đều là Al:
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5 → 2.                                B. 2 → 5 → 3 → 1 → 4 → 2.
C. 2 → 1 → 3 → 5 → 4 → 2.                                D. 2 → 5 → 1 → 3 → 4 → 2.
Câu 16: Chọn các phản ứng sai trong số các phản ứng cho sau đây:
1. 2Al + 3MgSO4 → Al2(SO4)3 + 3Mg.
2. Al + 6HNO3 đặc nguội → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O.
3. 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 (hỗn hợp Al - Hg)
4. 2Al + 2H2O + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 3H2.
A. 3, 4.                    B. 1, 2.                    C. 1, 3.                    D. 2, 4.
Câu 17: Cho Al tác dụng với S, C ở nhiệt độ cao, lấy sản phẩm phản ứng trên cho tác dụng với H2O thì sản phẩm cuối cùng thu được là:
A. Al(OH)3; H2S; CH4.       B. Al2S3; Al(OH)3; CH4. C. Al4C3; Al(OH)3; H2S.        D. Al(OH)3; H2S; C2H2.
Câu 18: Cho phản ứng:          Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
Hệ số cân bằng (mọi hệ số đã cân bằng đều để ở dạng số nguyên, và tối giản) các chất trong sản phẩm lần lượt là: A. 2, 1, 4.               B. 2, 2, 5.                 C. 8, 3, 15.              D. 8, 3, 9.
Câu 19: Cho Na vào dung dịch chứa Al2(SO4)3 và CuSO4 thu được khí (A), dung dịch (B) và kết tủa (C). Nung kết tủa (C) thu được chất rắn (D). Cho khí (A) dư tác dụng với rắn (D) thu được rắn (E). Hoà tan (E) trong HCl dư thu được rắn (F), E là:
A. Cu và Al2O3.      B. Cu và CuO.        C. Cu và Al(OH)3.  D. Chỉ có Cu.
Câu 20: Bản chất của phản ứng Al tác dụng với dung dịch kiềm là?
A. Al tác dụng với Na+ B. Al3+ tác dụng với OH-.
C. Al tác dụng với bazơ tan trong nước. D. Al tác dụng với H2O.
Câu 21: Al tác dụng với dung dịch HNO3, thu được muối và hỗn hợp gồm hai khí NO và N2O với tỉ lệ mol 1 : 3.
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O.
Vậy hệ số cân bằng của phản ứng trên là:
A. 9, 34, 9, 1, 3, 17.      B. 9, 36, 9, 1, 3, 18. C. 9, 30, 9, 1, 3, 15.                D. 9, 38, 9, 1, 3, 19.
Câu 22: Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm: NaOH; Al; Mg và Al2O3. Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử để phân biệt 4 chất trên, thuốc thử được chọn là:
A. Dung dịch KOH.                B. H2O C. Dung dịch HCl.                  D. Dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Câu 23: Quá trình sản xuất Al trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân quặng boxit cần dùng criolit (hay băng thạch). Công thức của criolit là:
A. KAl(SO4)2.12H2O.            B. 3NaF.AlF3. C. Na3AlF6.              D. Cả B và C đều đúng.
Câu 24: Mục đích của việc sử dụng criolit trong quá trình sản xuất Al bằng phương pháp điện phân quặng boxit là:
A. Tăng hàm lượng nhôm thu được sau khi điện phân; hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 để tiết kiệm năng lượng.
B. Hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 để tiết kiệm năng lượng; tạo chất lỏng có độ dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy.
C. Tăng hàm lượng nhôm thu được sau khi điện phân; hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 để tiết kiệm năng lượng và tạo chất lỏng có độ dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy.
D. Hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 để tiết kiệm năng lượng; tạo chất lỏng có độ dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy và tạo hỗn hợp chất điện li bảo vệ Al nóng chảy không bị oxit hoá trong không khí.
 Câu 25. Trường hợp nào sau đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
	A. Thêm dư NaOH vào dd AlCl3.	B. Thêm dư AlCl3 vào dung dịch NaOH.
	C. Thêm dư HCl vào ddNaAlO2	D. Thêm dư CO2vào dung dịch NaOH.

File đính kèm:

  • docluyen thi TN so 8.doc
Giáo án liên quan