Đề kiểm tra một tiết môn Âm nhạc (Lí thuyết) Lớp 7+8+9 - Năm học 2010-2011
ra đời bài hát Nhạc Rừng?
Câu 2. Nhịp 4/4 là gì ? nêu cách đánh nhịp 4/4 và ứng dụng nhịp 4/4 ?
Câu 3. Nhịp lấy đà là gì ?cho ví dụ ?
đáp án
Câu 1 .
- Nhạc sĩ Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực.Ông sinh năm 1928 quê ông ở xã An Hữu huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang.
- Là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Lên Ngàn,Lá Xanh,Tình Ca Tác phẩm Quê Hương của Ông là bản giao hưởng nhiều chương đầu tiên của Việt Nam.
- Ông hi sinh năm 1967 trên đường đi công tác ở Miền Nam.
- Năm 1996 Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- Bài hát Nhạc Rừng ra đời năm 1953 ở Nam Bộ.Bài hát viết ở nhịp 3/4 bài hát là bức tranh sinh động, tràn đầy âm thanh của thiên nhiên.Trong đó nổi lên hình ảnh các anh bộ đội cụ Hồ trẻ tuổi lạc quan yêu đời,say mê ca hát và cũng rất anh dũng chiến đấu chống quân thù.
Câu 2.
- Nhịp 4/4 là nhịp có 4 phách,mỗi phách có giá trị bằng một nốt đen.Phách thứ nhất là phách mạnh,phách thứ 2 nhẹ,phách thứ 3 mạnh vừa,phách thứ 4 nhẹ.
- Cách đánh nhịp 4/4:Đánh nhịp bằng tay phải,phách thứ nhất đánh từ trên xuống dưới,phách thứ 2 sang trái chếch lên trên,phách 3 sang phải,phách 4 lên trên chếch sang trái.
- ứng dụng nhịp 4/4: nhịp 4/4 được ứng dụng trong các bài hát hành khúc,trữ tình,trang nghiêm
Câu 3.
- Nhịp lấy đà là một nhịp thiếu,nhịp lấy đà chỉ có phách nhẹ và thường đứng ở đầu bản nhạc.
- VD:
Ngày soạn: 26/09/2010 Ngày dạy:7A 7B Tuần 8. K 7 Bài 2. Tiết 8. KIểM TRA MộT TIếT(lí thuyết) Câu hỏi Câu 1. Tóm tắt sơ lược cuộc đời sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Việt và hoàn cảnh ra đời bài hát Nhạc Rừng? Câu 2. Nhịp 4/4 là gì ? nêu cách đánh nhịp 4/4 và ứng dụng nhịp 4/4 ? Câu 3. Nhịp lấy đà là gì ?cho ví dụ ? đáp án Câu 1 . - Nhạc sĩ Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực.Ông sinh năm 1928 quê ông ở xã An Hữu huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. - Là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Lên Ngàn,Lá Xanh,Tình CaTác phẩm Quê Hương của Ông là bản giao hưởng nhiều chương đầu tiên của Việt Nam. - Ông hi sinh năm 1967 trên đường đi công tác ở Miền Nam. - Năm 1996 Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật - Bài hát Nhạc Rừng ra đời năm 1953 ở Nam Bộ.Bài hát viết ở nhịp 3/4 bài hát là bức tranh sinh động, tràn đầy âm thanh của thiên nhiên.Trong đó nổi lên hình ảnh các anh bộ đội cụ Hồ trẻ tuổi lạc quan yêu đời,say mê ca hát và cũng rất anh dũng chiến đấu chống quân thù. Câu 2. - Nhịp 4/4 là nhịp có 4 phách,mỗi phách có giá trị bằng một nốt đen.Phách thứ nhất là phách mạnh,phách thứ 2 nhẹ,phách thứ 3 mạnh vừa,phách thứ 4 nhẹ. - Cách đánh nhịp 4/4:Đánh nhịp bằng tay phải,phách thứ nhất đánh từ trên xuống dưới,phách thứ 2 sang trái chếch lên trên,phách 3 sang phải,phách 4 lên trên chếch sang trái. - ứng dụng nhịp 4/4: nhịp 4/4 được ứng dụng trong các bài hát hành khúc,trữ tình,trang nghiêm Câu 3. - Nhịp lấy đà là một nhịp thiếu,nhịp lấy đà chỉ có phách nhẹ và thường đứng ở đầu bản nhạc. - VD: Ngày soạn: 26/09/2010 Ngày dạy:8A 8B Tuần 8. K 8 Bài2. Tiết 8. KIểM TRA MộT TIếT(lí thuyết) Câu hỏi 1.Em hãy cho biết ý nghĩa bài hát "Mùa thu ngày khai trường”? 2.gam thứ, giọng thứ là gì? Viết cấu tạo gam thứ? 3. Em hãy nêu sơ lược về nhạc sỹ Hoàng Vân và hoàn cảnh ra đời bài hát “Hò kéo pháo” ? đáp án 1. ý nghĩa bài hát “Mùa thu ngày khai trường” là: -mùa thu là mùa mà sau một mùa hè các em học sinh được cắp sách đến trường để học tập thêm nhiều tri thức mới, bài hát mở đầu bằng tiếng trống trường rất rộn rã báo hiệu mùa hè đã hết và bắt đầu vào năm học mới. Bài hát còn nói lên niềm vui, sự trong sáng của các em học sinh khi các em được bước vào năm học mới. 2. – Gam thứ là hệ thống bậc 7 âm được xắp xếp lền bậc và được hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau: I II III IV V VI VII (I) - Bài hát , bản nhạc dùng các bậc âm trong gam thứ xây dựng nên gọi là giọng thứ, mỗi gam thứ thì có tên gọi một giọng thứ tương ứng. 3. Nhạc sỹ Hoàng Vân và bài hát “Hò kéo pháo”. * nhạc sĩ Hoàng Vân - Sinh năm 1930 tại HN,tên thật của nhạc sĩ là Lê Văn Ngọ còn có bút danh nữa là Y-na. - Các tác phẩm của nhạc sĩ như: Quảng Bình Quê Ta Ơi,Tôi là người thợ mỏ.các tác phẩm nhạc thiếu nhi như:Em yêu trường em, con chim vành khuyên => Nhạc sĩ Hoàng Vân đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. * Bài hát hò kéo pháo - bài hát được nhạc sĩ viết lên khi chứng kiến sự gian khổ hi sinh của các chiến sĩ khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Ngày soạn:30/09/2012 Ngày dạy: 9A 9B Tuần 8. K 9 Bài 2. Tiết 8. KIểM TRA MộT TIếT(lí thuyết) Câu hỏi 1.Em hãy cho biết ý nghĩa bài hát "Bóng dáng một ngôi trường ” ? 2.Hợp âm là gì? Viết 3 hợp âm 3 ? 3. Ca khúc thiếu nhi phổ thơ là gì? Cho ví dụ ? đáp án 1. ý nghĩa bài hát "Bóng dáng một ngôi trường ” là: Bài hát “Bóng dáng một ngôi trường” là một bài hát nói về kỷ niệm của mái trường, khi chúng ta là những học sinh thì chính nơi đó là nơi chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta sau này, ở nơi đó có biết bao kỷ niệm vui, buồn và đó chính là quãng thời gian đẹp và đáng nhớ nhất trong cuộc đời của mỗi con người. 2. - Hợp âm là sự vang lên đồng thời của ba hoặc bốn âm cách nhau một quảng 3. - Có nhiều loại hợp âm nhưng những hợp âm mà chúng ta dễ nhận biết nhất đó là hợp âm 3, hợp âm 3 có 2 âm cách nhau một quãng 3, hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 5 (hợp âm này còn được gọi là hợp âm 5), Tiếp đến là hợp âm 7 gồm có 4 âm, khoảng cách giữa các âm là một quãng 3, 2 âm ngoài cùng tạo thành quãng 7. Còn có hợp âm 9, gồm các âm cách nhau một quãng 3, nhưng chỉ sử dụng 4 âm, 2 âm ngoài cùng tạo thành quãng 9 - VD : C- E - G , F - A - C , H - D - F 3. - Ca khúc thiếu nhi phổ thơ là các ca khúc được hình thành nên từ những bài thơ, ca dao, tục ngữ được các nhạc sĩ phổ nhạc thành bài hát. - Điều dễ nhận thấy nhất trong âm nhạc thiếu nhi phổ thơ là sử dụng rất nhiều các làn điệu dân ca của các vùng miền, các bài lí. xuất phát của các bài hát này chính là những bài thơ, những bài ca dao, sau đó được các nhạc sĩ phổ nhạc trở thành các bài hát rất đỗi mềm mại, sâu lắng và đi vào tâm hồn người nghe. - Khi phổ nhạc các bài thơ, bài ca dao đó có thể được giữ nguyên phần lời thơ nhưng phần này rất hiếm mà chủ yếu sẽ được các nhạc sĩ sửa phần lời để cho phú hợp với giai điệu, sắc thái tình cảm của bài hát, để phù hợp hơn với người hát và người nghe cũng như lứa tuổi các em. - Đối với lứa tuổi học sinh thì đặc điểm âm nhạc là có sắc thái tình cảm vui vẻ, hồn nhiên, nhí nhảnh hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh. - VD: Hạt gạo làng ta, cho con, Bác Hồ người cho em tất cả..
File đính kèm:
- kiem tra tuan 8.doc