Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 ( văn học trung đại) - Năm học 2017-2018

Phần I : Trắc nghiệm: (2đ) :

1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: . “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) còn có tên gọi là .

* Chọn phương án đúng nhất.

2. Truyện Kiều ra đời ở giai đoạn:

A. Từ thế kỷ 15 đến nửa đầu thế kỷ 16. B. Từ cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19.

C. Từ thế kỷ 17 đến nửa đầu thế kỷ 18. D. Nửa cuối thế kỷ 19.

3. Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nói ẩn dụ :

 A. Đúng B. Sai

4. Lời nói của Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái nam Xương” của Nguyễn Dữ có các cụm từ sau, cụm từ nào là điển tích ?

 A. Lòng chim dạ cá B. Ngọc Mị nương, cỏ Ngu Mĩ

 C. Làm mồi cho cá tôm D. Lừa chồng dối con

5. Sắp xếp các văn bản sau cho đúng thể loại ( đ)

Tên tác phẩm Thể loại

1- Lục Vân Tiên

2- Hoàng Lê nhất thống chí

3- Truyện Kiều

4- Người con gái Nam Xương 1 –

2 –

3 –

4 - a - Truyện truyền kì

b - Truyện cổ tích

c - Tuỳ bút

d - Tiểu thuyết lịch sử chương hồi

e- Truyện thơ nôm

Phần II. Tự luận :

Câu 1 : (3,0 điểm)

 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi.”

a. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b. Đây là lời của nhân vật nào? Nhân vật ấy nói trong hoàn cảnh nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 ( văn học trung đại) - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN
ĐỀ KIỂM TRA
NĂM HỌC 2017 -2018
	MÔN: Ngữ văn 9 – tiết 48 ( Văn học Trung đại) 
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề này gồm 07 câu, 01 trang)
Phần I : Trắc nghiệm: (2đ) :
1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: . “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) còn có tên gọi là ..
* Chọn phương án đúng nhất.
2. Truyện Kiều ra đời ở giai đoạn:
A. Từ thế kỷ 15 đến nửa đầu thế kỷ 16. B. Từ cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19. 
C. Từ thế kỷ 17 đến nửa đầu thế kỷ 18. D. Nửa cuối thế kỷ 19.
3. Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nói ẩn dụ :
 A. Đúng B. Sai
4. Lời nói của Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái nam Xương” của Nguyễn Dữ có các cụm từ sau, cụm từ nào là điển tích ?
 A. Lòng chim dạ cá B. Ngọc Mị nương, cỏ Ngu Mĩ
 C. Làm mồi cho cá tôm D. Lừa chồng dối con
5. Sắp xếp các văn bản sau cho đúng thể loại ( đ)
Tên tác phẩm
Thể loại
1- Lục Vân Tiên 
2- Hoàng Lê nhất thống chí
3- Truyện Kiều
4- Người con gái Nam Xương 
1 –
2 – 
3 – 
4 -
a - Truyện truyền kì
b - Truyện cổ tích
c - Tuỳ bút
d - Tiểu thuyết lịch sử chương hồi 
e- Truyện thơ nôm 
Phần II. Tự luận :
Câu 1 : (3,0 điểm)
 	Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	“Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi.”
a. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
b. Đây là lời của nhân vật nào? Nhân vật ấy nói trong hoàn cảnh nào? 
c. Câu văn “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Câu văn này gợi cho em nhớ đến tác phẩm nào trong chương trình THCS mà em đã học cũng có nội dung khẳng định như vậy? Hãy chép lại chính xác hai câu thơ đầu của bài thơ đó. 
Câu 2: Viết một bài văn ngắn phân tích đoạn thơ sau:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Hết
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN
HƯỚNG DẪN CHẤM
 ĐỀ KIỂM TRA
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: Ngữ văn ( Phần Văn học trung đại) 
( Hướng dẫn gồm 07 câu, 02 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
Phần I: Trắc nghiệm
2 điểm
Câu 1
( 0,25 đ)
Điền từ: Đoạn trường tân thanh
0,25
Câu 2
( 0,25 đ)
Đáp án B
0,25
Câu 3
( 0,25 đ)
Đáp án A
0,25
Câu 4
 ( 1,0 đ)
Đáp án B
0,25
Câu 5
0,5 điểm
1 – e
0,25
 2 – d
0,25
3 – e
0,25
4 - a
0,25
- Mức tối đa: Trả lời đúng các đáp án trên. 
- Mức chưa tối đa: Chưa trả lời chính xác đủ các đáp án trên.
- Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời không đúng đáp án nào.
Phần II: Tự luận: 
8 điểm
Câu 1
 ( 3 điểm) 
- Đoạn văn được trích trong Hồi thứ 14 ( Hoàng Lê nhất thống chí) của Ngô gia văn phái.
0,5
- Đây là lời của vua Quang Trung nói trong buổi duyệt binh.
0,5
- Câu văn đã khẳng định ranh giới lãnh thổ và chủ quyền của dân tộc
1,0
- Câu văn đã gợi ta nhớ đến bài “ Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt.
- Hai câu có nội dung tương tự: Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
1.0
- Mức tối đa: Trả lời đúng các ý trên.
- Mức chưa tối đa: Chưa trả lời chính xác đủ các đáp án trên
- Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời không đúng đáp án nào. 
Câu 2
( 5 điểm)
* Về nội dung:
4 điểm
a. Mở bài 
- Giới thiệu chung về đoạn trích
0,25 đ
- Cảm nhận chung về khung cảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích
0,25 đ
b. Thân bài:
*Hai câu thơ:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
- Nghệ thuật: Hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi hình.
0,5
- Hai câu thơ vừa nói về thời gian mà còn gợi tả không gian mùa xuân
0,25
- Ngày xuân qua đi nhanh như chiếc thoi dệt vải trong khung cửi
0,25
- Bức tranh mùa xuân rộn ràng, tươi sáng của cảnh vật trong mùa xuân, tâm trạng nuối tiếc ngày xuân trôi qua nhanh quá. 
0,25
*Hai câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Nghệ thuật: Hình ảnh đặc sắc, nghệ thuật đối, đảo ngữ
0,25
- Bức tranh mùa xuân trải ra vô tận với cỏ xanh non mơn mởn
 ( so sánh với thơ cồ Trung Quốc: Phương thảo liên thiên bích. Lê chi sổ điểm hoa)
0,5
- Sự phối hợp màu sắc của bức tranh thật hài hòa. Màu xanh non tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, cho sức sống đang lên; màu trắng là biểu tượng của sự trong trắng tinh khiết.
0,25
- Hai gam màu “ xanh - trắng” làm cho bức tranh trở nên tươi tắn, sống động.
0,25
- Từ “điểm” làm cho bức tranh thêm sinh động, có hồn.
0,25
- Bức tranh mùa xuân khoáng đạt, mới mẻ, tinh khôi, dạt dào sức sống trong một không khí trong lành, thanh thoát.
0,25
3. Kết bài:
- Khái quát bức tranh mùa xuân
0,25 đ
- Tài năng nghệ thuật và tình cảm của Nguyễn Du.
0,25 đ
+ Mức tối đa: Trả lời đủ các ý trên.
+ Mức chưa tối đa: Chưa đạt các yêu cầu trên.
+ Mức chưa đạt: Không trả lời được ý nào.
* Về hình thức và các tiêu chí khác: Viết thành bài văn, có bố cục 3 phần rõ ràng, đạt tương đối trôi chảy, có cảm xúc.
1,0 đ
- Mức tối đa: Đảm bảo được các yêu cầu trên.
- Mức không tối đa: Không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên
- Mức không đạt: Mắc quá nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt
 Hết.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_van_hoc_trung_dai_nam_hoc_2017.doc
Giáo án liên quan