Đề kiểm tra môn Ngữ văn 8 - Truyện kí hiện đại Việt Nam 1930-1945 - Trường THCS Thái Học (Có đáp án)
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm( 2 điểm)
1. Văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào ?
A. Bút kí B. Truyện ngắn trữ tình C. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút.
2. Văn bản "Trong lòng mẹ" ( Nguyên Hồng) có mấy nhân vật chính?
A. Một B. Hai. C. Ba D. Bốn
3. Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" ( Ngô Tất Tố), điều gì đã giúp chị Dậu quật ngã được hai tên tay sai ?
A. Lòng căm giận. B. Tình yêu thương chồng.
C. Uất hận vì sự bất công. D. Sự căm ghét bọn tay sai.
4. Trong tác phẩm " Lão Hạc" ( Nam Cao), lão Hạc hiện lên là một con người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất vô cùng cao quý. Theo em, ý kiến này đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
5. Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được những nhận định chính xác về chủ đề của các văn bản truyện kí đã học ?
TRƯỜNG THCS THÁI HỌC ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 ( Truyện kí hiện đại Việt Nam 1930-1945) Thời gian: 45 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Tên chủ đề (Lĩnh vực KT) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Tôi đi học Nhận biết thể loại, đặc điểm nhân vật, tên tác phẩm với chủ đề dã cho. Số câu: Số điểm : 2 0,5 2 0,5 Trong lòng mẹ Nhận biết nhân vật chính và nhân vật trung tâm, tên tác phẩm và chủ đề đã cho Hiểu được các sự việc liên quan đến nhân vật Đề 2- C2) Nắm được tâm trạng, tình cảm của bé Hồng với mẹ để viết đoạn văn( Đề 2- C2) Vận dụng sáng tạo văn nghị luận để cảm nhận được nhân vật Đề 2- C2) Số câu: Số điểm : 2 0,5 1- C2 1 1- C2 4 1- C2 1 3 6,5 Tức nước vỡ bờ Nhận biết được tên tác phẩm với chủ đề đã cho. Nhận biết vị trí đoạn trích và nhân vật chính Hiểu được tình yêu thương của chị Dâụ dành cho chồng Hiểu được tình cảnh của chị Dậu Số câu: Số điểm : 1 0,25 1 0,5 1 0,25 1 1,5 4 2,5 Lão Hạc Nhận biết được tên tác phẩm với chủ đề đã cho. Hiểu được phẩm chất của lão Hạc. Hiểu được các sự việc liên quan đến nhân vật Đề 1- C2) Nắm được những việc làm và phẩm chất của lão Hạc để viết đoạn văn.( Đề 1- C2) Vận dụng sáng tạo văn nghị luận để cảm nhận được nhân vật Đề 1- C2) Số câu: Số điểm : 1 0,25 1 0,25 1- C2 1 1- C2 4 1- C2 1 3 5,5 Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ %: 7 2 20% 3-1ý 3 30% 1ý 4 40% 1ý 1 10% 11 10 100% TRƯỜNG THCS THÁI HỌC ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm( 2 điểm) 1. Văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào ? A. Bút kí B. Truyện ngắn trữ tình C. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút. 2. Văn bản "Trong lòng mẹ" ( Nguyên Hồng) có mấy nhân vật chính? A. Một B. Hai. C. Ba D. Bốn 3. Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" ( Ngô Tất Tố), điều gì đã giúp chị Dậu quật ngã được hai tên tay sai ? A. Lòng căm giận. B. Tình yêu thương chồng. C. Uất hận vì sự bất công. D. Sự căm ghét bọn tay sai. 4. Trong tác phẩm " Lão Hạc" ( Nam Cao), lão Hạc hiện lên là một con người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất vô cùng cao quý. Theo em, ý kiến này đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 5. Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được những nhận định chính xác về chủ đề của các văn bản truyện kí đã học ? A Phần nối B 1. Tôi đi học a. Nói lên tình cảnh đáng thương của một em bé mồ côi cha và tình cảm sâu sắc của em dành cho người mẹ bất hạnh. 2. Trong lòng mẹ b. Nói về một người nông dân cùng khổ bị chà đạp và đè nén quá đã uất ức vùng lên. 3. Tức nước vỡ bờ c. Nói về một ông lão nông dân do quá nghèo đói đã tự tử bằng bả chó. 4. Lão Hạc d. Nói về tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ nảy nở trong lòng một em nhỏ ở ngày đến trường đầu tiên. II. Tự luận ( 8 điểm ) Câu 1 ( 2 điểm ) a) Trong số những văn bản truyện kí hiện đại Việt Nam đã học, văn bản nào viết về người nông dân. b) Nhận xét ngắn gọn cuộc sống, số phận của người nông dân trong các văn bản trên. Câu2 ( 6 điểm ) Viết một đoạn văn khoảng 20 dòng nêu cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc trong truyện "Lão Hạc" của Nam Cao. TRƯỜNG THCS THÁI HỌC HƯỚNG DẪN CHẤM I.Phần trắc nghiệm ( 2 điểm ) * Mức tối đa: Trả lời đúng được một ý của mỗi câu được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B A B A 1-d; 2-a; 3- b; 4-c * Mức không đạt: không có điểm Chọn các phương án khác hoặc không chọn phương án nào. II. Tự luận ( 8 điểm ) Câu 1 ( 2 điểm ) * Mức tối đa : Đảm bảo các ý cơ bản sau : a) Các VB truyện kí đã học : (0,5 điểm ) : * Những văn bản viết về người nông dân : Tức nước vỡ bờ , Lão Hạc (0,5điểm ) b) Những người nông dân như chị Dậu, lão Hạc họ có cuộc sống nghèo khổ, cùng túng, cơ cực.(0,5đ) - Sống trong xã hội TD nửa PK họ chịu cảnh áp bức, bất công khiến cho cuộc sống của họ bị bần cùng. (0,25đ) - Chị Dậu bần cùng đến mức phải bán cả đứa con gái đầu lòng ( cái Tí ) của mình cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ tiền nộp suất sưu cho anh Dậu.(0,25đ) Còn lão Hạc bần cùng đến mức phải tìm đến cái chết tự giải thoát cho cuộc đời của mình.(0,25đ) Số phận của họ thật bi đát.(0,25 điểm ) * Mức chưa tối đa : Chưa đảm bảo so với các yêu cầu trên, nêu thiếu nội dung. Căn cứ bài làm cụ thể của HS giáo viên đánh giá điểm. * Mức không đạt : Trình bày sai nội dung hoặc không làm được. Câu 2 ( 6 điểm ) * Về nội dung( 4,5 điểm) * Mức tối đa : Đảm bảo nội dung các phần sau : 1.Mở đoạn : giới thiệu chung được nhân vật lão Hạc( 0,5đ). 2.Thân đoạn : + Lão thương con, nhớ con, tình yêu đó được dồn nén qua tình cảm với cậu Vàng. Vì ốm một trận kéo dài, hoa màu bị bão phá sạch, thóc cao gạo kém, lão bị thất nghiệp nên lão đành phải bán cậu Vàng.( 1 đ) + Sau khi bán cậu Vàng lão rất ân hận, đau khổ vì lão cho rằng: “ đã chót lừa một con chó”, con chó là kỉ vật duy nhất của con trai lão để lại. Lão vô cùng ân hận. Điều đó chứng tỏ lão là người rất yêu thương con, yêu cậu Vàng.( 1điểm) + Lão quyết định sang nhà ông giáo nhờ cậy 2 việc: gửi 30 đồng và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Lão Hạc đã chọn cái chết như là một giải pháp để bảo toàn danh dự của một ngươi làm cha, danh dự của một con người, thà “ chết trong còn hơn sống đục” không muốn liên luỵ đến bà con hàng xóm để lo ma cho mình. Đối với ông giáo, lão rất nể phục nhưng trước khi chết lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo một cách hách dịch. Điều này càng chứng tỏ lão Hạc là người có phẩm chất vô cùng trong sạch, lương thiện, giàu lòng tự trọng. ( 1,5 điểm ) -3.Kết đoạn: Cảm nghĩ của em về nhân vật( 0,5đ). * Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo so với các yêu cầu trên, nêu thiếu nội dung. Căn cứ bài làm cụ thể của HS giáo viên đánh giá điểm. * Mức không đạt : Trình bày sai nội dung, lạc chủ đề hoặc không làm được. * Về hình thức :( 1,5 điểm ) * Mức tối đa : Đảm bảo các yêu cầu sau : - Làm đúng yêu cầu về số lượng; viết chữ sạch, rõ ràng, không sai chính tả, dùng từ, ngữ pháp; lời văn trong sáng, lưu loát.( 1 điểm ) - Văn viết sáng tạo, biểu cảm, cảm nhận tinh tế, sâu sắc.(0,5 điểm ) * Mức chưa tối đa: Chữ viết còn ẩu, sai chính tả, diễn đạt lủng củng viết chưa sáng tạo. Căn cứ vào biểu điểm và yêu cầu trên, giáo viên đánh giá điểm cho phù hợp. * Mức không đạt: Không đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_8_truyen_ki_hien_dai_viet_nam_1930_1.doc