Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.”

a. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b. Nêu ý nghĩa đoạn văn? Bài học cuộc sống mà em nhận được từ đoạn văn trên là gì?

Câu 2. (3,0 điểm)

a. Đọc đoạn trích sau, cho biết từ gạch chân là từ loại nào? Dấu hai chấm trong đoạn văn dùng để làm gì ?

 Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

 - Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

 (Nguyên Hồng, “Trong lòng mẹ”)

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 
CẨM GIÀNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề gồm: 01 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...” 
a. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
b. Nêu ý nghĩa đoạn văn? Bài học cuộc sống mà em nhận được từ đoạn văn trên là gì?
Câu 2. (3,0 điểm) 
a. Đọc đoạn trích sau, cho biết từ gạch chân là từ loại nào? Dấu hai chấm trong đoạn văn dùng để làm gì ?
 Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: 
 - Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
 (Nguyên Hồng, “Trong lòng mẹ”) 
 	b. Đặt một câu ghép. Phân tích cấu tạo và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép đó.
c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong câu thơ sau:
 “Xách búa đánh tan năm bảy đống,
 Ra tay đập bể mấy trăm hòn.” 
 (Phan Châu Trinh, "Đập đá ở Côn Lôn”)
Câu 3. (5,0 điểm) 
 Giới thiệu một cuốn sách giáo khoa hoặc một cuốn sách tham khảo mà em yêu thích.
.Hết.
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 
CẨM GIÀNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2015 - 2016 
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Hướng dẫn chấm gồm 04 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
a, (0,5 điểm): 
 - Đoạn văn trích trong tác phẩm: "Lão Hạc” (0,25 điểm)
 - Tác giả: Nam Cao. (0,25 điểm)
 * Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên
 * Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng một yêu cầu trên.
 (Tuỳ mức độ bài làm của học sinh, giáo viên cho điểm cụ thể)
 * Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không có câu trả lời.
b, (1,5 điểm)
 * Hình thức: (0,25 điểm): Viết được đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ.
 * Nội dung (1,25 điểm): Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý cơ bản sau:
 - Ý nghĩa đoạn văn:
 + Đoạn văn giàu tính triết lí xen lẫn cảm xúc xót xa của nhân vật ông giáo.
 + Tác giả muốn gửi gắm tới người đọc bức thông điệp về cách nhìn nhận đánh giá con người mang tinh thần nhân đạo: không nhìn người xung quanh bằng cái nhìn phiến diện, bằng cặp mắt lạnh lùng, vô cảm mà phải nhìn nhận bằng sự cảm thông, bằng đôi mắt của tình thương, thấu hiểu bằng lòng nhân ái của con người. Đây là quan điểm đúng đắn, toàn diện khi đánh giá một con người.
 - Bài học cuộc sống rút ra: cần có cái nhìn thân ái đối với những người xung quanh, biết đồng cảm sẻ chia...
 * Mức tối đa (1,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên.
 * Mức chưa tối đa ( 0,25 điểm ->1,25 điểm): Đáp ứng được một số yêu cầu trên. 
 (Tuỳ mức độ bài làm của học sinh, giáo viên cho điểm cụ thể)
 * Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 2: (3,0 điểm)
(0,5 điểm)
Học sinh xác định được: 
+ Từ “đi” là tình thái từ. (0,25 điểm)
+ Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (0,25 điểm)
* Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng được một trong hai yêu cầu trên 
 (Tuỳ mức độ bài làm của học sinh, giáo viên cho điểm cụ thể)
 * Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không có câu trả lời 
b,(1,0 điểm)
 - Học sinh đặt được một câu ghép (0,5 điểm)
 - Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp của câu ghép đó (0,25 điểm)
 - Xác định đúng mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu (0,25 điểm)
 * Mức tối đa (1,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên.
 * Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 0,75 điểm): Đáp ứng được một số yêu cầu trên
 (Tuỳ mức độ bài làm của học sinh, giáo viên cho điểm cụ thể)
 *Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không có câu trả lời
c, (1,5 điểm)
- Biện pháp nói quá được sử dụng ở những từ ngữ: “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn” .
- Tác dụng: 
+ Biện pháp tu từ nói quá được sử dụng trong lời thơ đã làm cho hình ảnh thơ trở nên sinh động, tăng giá trị biểu đạt.
+ Thể hiện hành động quả quyết, mạnh mẽ phi thường của người tù.
+ Làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người trong tư thế ngạo nghễ vươn ngang tầm vũ trụ; biến công việc lao động khổ sai nặng nhọc thành một cuộc chinh phục thiên nhiên.
=>Khẳng định tầm vóc khổng lồ, sừng sững của người anh hùng giữa đất trời Côn Đảo.
* Mức tối đa (1,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa (0,25 -> 1,25 điểm): Đáp ứng một số yêu cầu trên. 
(Tuỳ mức độ bài làm của học sinh, giáo viên cho điểm cụ thể)
* Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không có câu trả lời
Câu 3: (5,0 điểm)
I.Tiêu chí về nội dung các phần bài viết (4,0 điểm)
1. Mở bài (0,5 điểm)
- Dẫn dắt, giới thiệu đối tượng thuyết minh( cuốn sách giáo khoa hoặc sách tham khảo mà mình yêu thích)
* Mức tối đa (0,5 điểm): Giới thiệu hay, tạo ấn tượng, có sự sáng tạo.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Giới thiệu được đối tượng thuyết minh nhưng chưa hay, còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
 Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài.
2. Thân bài (3,0 điểm): Thuyết minh cụ thể về quyển sách: 
 HS có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các nội dung thuyết minh: 
	- Nguồn gốc, xuất xứ của cuốn sách: Nhà xuất bản, năm xuất bản, tác giả
- Hình thức cuốn sách: Màu sắc, chất liệu giấy, cách trang trí hoạ tiết các trang bìa
- Nội dung cuốn sách: Sắp xếp các bài, chương, phần cụ thểtrong cuốn sách 
- Cách trình bày các kiến thức: Tính khoa học, mạch lạc, thẩm mĩ của cuốn sách
- Ý nghĩa, giá trị của cuốn sách: Ý nghĩa của cuốn sách đối với việc học tập, nghiên cứu của bản thân, giá trị của cuốn sách với mọi người
- Sử dụng và bảo quản: cách học, cách tham khảo cuốn sách hiệu quả; biện pháp giữ gìn cuốn sách
* Mức tối đa (3,0 điểm): Đáp ứng tốt những yêu cầu trên; 
* Mức chưa tối đa (0,25->2,75 điểm): Đáp ứng một số yêu cầu trên. Tuỳ theo mức độ bài làm của học sinh, giáo viên cho điểm phù hợp.
* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề/ Không đạt yêu cầu hoặc không làm bài.
	3. Kết bài (0,5 điểm)
 - Tình cảm yêu mến, trân trọng cuốn sách và niềm vui khi có những quyển sách hữu ích, ý nghĩa.
 * Mức tối đa (0,5 điểm): Biết cách kết bài hay, tạo ấn tượng, có sự sáng tạo.
 * Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Kết bài đạt yêu cầu song còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
 *Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề/ Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài.
 II.Các tiêu chí khác (1,0 điểm)	
1. Hình thức (0,5 điểm)
* Mức tối đa (0,5 điểm): Viết được một bài văn với đủ 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài); các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí; chữ viết rõ ràng; không mắc lỗi diễn đạt.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Viết được một bài văn với đủ 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài); các ý trong phần thân bài chưa sắp xếp hợp lí, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
* Mức không đạt (0 điểm): Chưa hoàn thiện bố cục bài viết hoặc các ý trong phần thân bài chưa được chia tách hợp lí, chữ viết không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc không làm bài.
	2. Sáng tạo (0,25 điểm)
* Mức tối đa (0,25 điểm): Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt; sử dụng từ ngữ có chọn lọc, biết kết hợp các phương pháp thuyết minh hiệu quả trong bài viết.
* Mức không đạt (0 điểm): Không có những cố gắng trong diễn đạt/ Không sáng tạo.
	3. Lập luận (0,25 điểm)
* Mức tối đa (0,25 điểm): Biết cách trình bày chặt chẽ, phát triển ý đầy đủ theo một trật tự logic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài; thực hiện tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết.
* Mức không đạt (0 điểm): Không biết cách trình bày, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết cách phát triển ý ở phần thân bài, các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn hoặc không làm bài.
Lưu ý: GV chấm căn cứ vào bài viết của học sinh để cho điểm phù hợp, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo.
.Hết.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2015_2016_pho.doc
Giáo án liên quan