Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)
Câu 1 (1,5 điểm).
Cho hai câu thơ:
“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.”
a. Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Cảm nhận của em về hai câu thơ trên.
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Thế nào là nói giảm nói tránh?
b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong hai câu thơ sau:
"Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.”
(Tố Hữu, Bác ơi!)
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (1,5 điểm). Cho hai câu thơ: “Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắt son.” a. Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Cảm nhận của em về hai câu thơ trên. Câu 2 (1,5 điểm). a. Thế nào là nói giảm nói tránh? b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong hai câu thơ sau: "Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.” (Tố Hữu, Bác ơi!) Câu 3 (7,0 điểm). Giới thiệu về chiếc kính đeo mắt. ---------------------------Hết--------------------------- UBND THỊ XÃ CHÍ LINH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn 8 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) A. YÊU CẦU CHUNG Hướng dẫn chấm dưới đây nêu khái quát nội dung cần đạt và biểu điểm mức tối đa. Giám khảo cần phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, khái quát, tránh đếm ý cho điểm ; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu đáp ứng được tốt các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý : Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 và không làm tròn số. Câu 1 (1,5 điểm). a. Mức tối đa: Phần Nội dung Điểm a - Hai câu thơ trích trong văn bản: “Đập đá ở Côn Lôn”. - Tác giả: Phan Châu Trinh. 0,25 đ 0,25đ b Nêu được các ý sau: - Hai câu thơ như một lời tự dặn lòng vững vàng, kiên định trước gian nguy; khắc họa vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng. - Người chiến sĩ cách mạng không chỉ đẹp ở tư thế lẫm liệt, oai phong cứng cỏi, trung kiên không sờn lòng đổi chí trước mọi gian lao, thử thách mà còn đẹp một vẻ đẹp rất con người. 0,5 đ 0,5 đ b. Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý. c. Mức không đạt: Trình bày không đúng yêu cầu, hoặc không viết được gì. Câu 2 (1,5 điểm). a. Mức tối đa: Phần Nội dung Điểm a - Nêu đúng khái niệm: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. 0,5 đ b - Chỉ ra phép tu từ nói giảm nói tránh trong câu thơ: Tác giả Tố Hữu dùng từ "đi" để chỉ việc Bác Hồ đã mất. - Tác dụng: giảm đi nỗi đau, sự mất mát quá lớn của dân tộc Việt Nam trước sự ra đi của Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc. 0,5 đ 0,5 đ b. Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý. c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3 (7,0 điểm). 1. Về phương diện nội dung (5,5 điểm) a. Mức tối đa: Phần Nội dung Điểm Mở bài Giới thiệu chung về kính đeo mắt. 0,5 đ Thân bài - Lịch sử hình thành: cuối thế kỉ 12, kính xuất hiện ở Trung Quốc và châu Âu. Trải qua quá trình phát triển chiếc kính ngày càng hoàn thiện với nhiều công dụng. - Cấu tạo của kính đeo mắt: gồm 2 bộ phận chính: gọng kính, mắt kính. + Gọng làm bằng kim loại chống gỉ hoặc chất dẻo (cứng hoặc dẻo), phần cuối được uốn cong để lên vành tai. Giá đỡ có hai miếng đệm, để gác lên sống mũi. + Mắt kính được làm bằng chất dẻo cứng hoặc thủy tinh. Mắt kính được gắn vào gọng nhờ một sợi dây cước trắng và gọng được xiết chặt giữ hai tròng kính nhờ hai con đinh vít. - Các loại kính và công dụng: có nhiều loại kính với công dụng khác nhau + Kính thuốc: chỉ định cho người mắc tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, ). + Kính an toàn: hạn chế dị vật, chống mảnh vỡ bay vào mắt, chắn bớt sáng hay bức xạ. + Kính râm: giúp nhìn tốt hơn trong ánh sáng ban ngày, bảo vệ khỏi tia UV, hoặc chỉ để che đôi mắt. + Kính thời trang: chủ yếu để làm đẹp. - Cách sử dụng và bảo quản kính. + Khi lấy kính ra dùng. + Khi dùng xong. 1,0đ 1,5 đ 1,0 đ 1,0 đ Kết bài Suy nghĩ về kính đeo mắt và lợi ích của nó 0,5 đ b. Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời 2. Về phương diện hình thức và các tiêu chí khác (1,5 điểm): a. Mức tối đa: - Viết đúng kiểu bài thuyết minh, đảm bảo bố cục; hệ thống ý khoa học. - Phối hợp các phương pháp thuyết minh, bước đầu biết sử dụng yếu tố miêu tả. - Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt thông thường. b. Mức chưa tối đa: - Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên. b. Mức không đạt: Sai kiểu bài hoặc không làm bài. ---------------------------Hết---------------------------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2015_2016_co.doc