Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5 năm 2014

1. Mục tiêu: Giúp học sinh

 1.1. Kiến thức:

* Hoạt động 1,2:

 - Nắm được khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

* Hoạt động 3,4

 - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.

 1.2. Kỹ năng:

* Hoạt động 1,2:

 - Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

* Hoạt động 3,4

 - Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng hoàn cảnh giao tiếp và có hiệu quả.

 1.3. Thái độ:

 - Ra quyết định: Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

2. Nội dung học tập:

 

doc11 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5 năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ví dụ/58, tìm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
* Trong thực tế có nên sử dụng lớp từ này một cách tuỳ tiện không? Tại sao?
_ Không nên lạm dụng một cách tuỳ tiện vì nó gây tối nghĩa và khó hiểu.
* GV gọi HS đọc ghi nhớ (SGK/58)
HĐ3: (15')
* Bài tập 1:
- Mận: Quả doi. - Vô: Vào. 
- Thơm: Quả dứa. - Ghe: Thuyền.
- Trái: Quả. - Ni: này
- Chén: Cái bát. - Mãng cầu: na …
* Bài tập 2: GV hướng dẫn học sinh làm bài trong phần bài học.
* Bài tập 3:
_ Trường hợp (a) dùng từ ngữ địa phương. 
_ Các trường hợp còn lại không nên dùng từ ngữ địa phương.
(Phần luyện tập: GV có thể tổ chức cho hs tổ 1,2 sưu tầm từ đia phương mình, tổ 3 sưu tầm từ địa phương khác, tổ 4 sưu tầm biệt ngữ xã hội.
- Đại diện tổ trình bày, GV cùng HS nhận xét, chốt lại kết quả)
I. Từ ngữ địa phương:
_ Là từ ngữ chỉ dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
 * Ghi nhớ1: (SGK/56)
II. Biệt ngữ xã hội:
_ Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
 * Ghi nhớ2: (SGK/57).
III. Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội:
_ Khi sử dụng cần chú ý: tình huống và hoàn cảnh giao tiếp để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
_ Không nên lạm dụng một cách tuỳ tiện vì nó gây tối nghĩa và khó hiểu.
 * Ghi nhớ3 (SGK/58)
IV. Luyện tập:
Bài tập 1: Thống kê một số từ ngữ địa phương mà em biết.
Bài tập 2: Về nhà làm
Bài tập 3:
 4.4 Tổng kết: 
Câu 1: Thế nào là từ ngữ địa phương?
Trả lời: _ Là từ ngữ chỉ dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
Câu 2: Theo em biệt ngữ xã hội là gì?
Trả lời: _ Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
 4.5. Hướng dẫn học tập: 
 1. Đối với tiết học này:
 _ Về nhà học bài. Làm bài tập còn lại.
 _ Sưu tầm một số câu ca dao, hò, vè, thơ văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
 2. Đối với tiết học sau: 
 _ Soạn bài: “Trợ từ và thán từ”. 
 + Đọc kỹ ví dụ và trả lời câu hỏi SGK/69,70
5. Phụ lục:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________________________________
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Tuần: 5 Tiết: 18 Bài: 5 
Ngày dạy: ……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
 1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
 - Hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
* Hoạt động 2:
 - Biết đuợc các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
 1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1,2:
 - Đọc – hiểu, nắm được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
 - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
* Hoạt động 3:
 - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng. 
 1.3. Thái độ:
 -Ra quyết định: Lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
2. Nội dung học tập: 
 - Khái niệm tóm tắt văn bản tự sự.
 - Cách tóm tắt một văn bản tự sự.
 - Luyện tập
3. Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên: Văn bản tóm tắt (Sách Tư liệu Ngữ Văn 8/56)
 3.2 Học sinh: Đọc câu hỏi SGK, trả lời, xem trước bài tập trong VBT
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 
8A2: 
8A3:
8A4: 
 (Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
 4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là liên kết các đoạn văn trong văn bản?(4đ)
_ Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì chúng ta cần sử dụng các phương tiện liên kết.
Câu 2: Có mấy kiểu liên kết?(4đ)
_ Có 2 kiểu liên kết:
 + Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết.
 + Dùng câu nói.
Câu 3: Hôm nay chúng ta học bài gì?(2 đ)
 - HS trả lời, giáo viên vào bài.
 4.3. Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (8')
* Hãy cho biết những yếu tố quan trọng nhất trong tác phẩm tự sự?
_ Sự việc và nhân vật chính. (cốt truyện và nhân vật).
* Ngoài yếu tố quan trọng, tác phẩm còn có các yếu tố nào khác?
_ Miêu tả, biểu cảm, các nhân vật phụ, các chi tiết ...
* Khi tóm tắt tác phẩm tự sự ta dựa vào yếu nào là chính?
_ Phải dựa vào sự việc tiêu biểu và nhân vật chính.
* Theo em, việc tóm tắt tác phẩm tự sự có mục đích gì?
_ Kể lại cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy. 
* Vậy thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
_ Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
HĐ2: (12')
* GV gọi HS đọc văn bản tóm tắt (SGK/60)
* Nội dung đoạn văn trên nói về văn bản nào? Tại sao em biết được điều đó?
_ Nói về văn bản: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh => Nhờ vào nhân vật chính và sự việc chính.
* So sánh đoạn văn trên với nguyên văn của văn bản có gì khác nhau?
_ Nguyên văn truyện dài hơn.
_ Số lượng nhân vật, chi tiết nhiều hơn.
* Hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt?
_ HS nêu, GV cùng nhận xét.
* Theo em để viết được văn bản tóm tắt trên thì người viết cần làm những việc gì? Và thực hiện theo trình tự nào? 
Giáo viên gợi ý:
* Người viết có cần đọc văn bản không? Đọc kỹ hay đọc lướt qua?
* Các sự việc trong bản tóm tắt có sát với cốt truyện và nhân vật chính không?
* Các sự việc trong văn bản tóm tắt có hợp lí chưa?
_ HS trình bày, GV chốt ý, gọi HS đọc ghi nhớ
HĐ3: (15')
Thảo luận: (5 phút)
_ HS thảo luận, trình bày, GV cùng HS nhận xét.
* GV đọc thêm cho HS nghe văn bản tóm tắt “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng)- (Sách Tư liệu Ngữ Văn 8/56)
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
_ Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn, trung thành nội dung chính của văn bản tự sự đó.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự:
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
_ Ngắn gọn.
_ Phản ánh đúng nội dung chính và nhân vật chính.
_ Dùng llời văn của người tóm tắt.
2. Các bước tóm tắt văn bản:
_ Bước 1: Đọc kỹ toàn bộ văn bản để nắm nội dung.
_ Bước 2: Lựa chọn sự việc chính và nhân vật chính.
_ Bước 3: Sắp xếp cốt truyện theo trình tự hợp lý.
_ Bước 4: Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
 Ghi nhớ (SGK/61)
III. Luyện tập:
Bài tập: Tóm tắt văn bản “Bánh chưng bánh giầy” khoảng 10 dòng.
 4.4. Tổng kết: 
Câu 1: Các bước tóm tắt văn bản tự sự?
_ Bước 1: Đọc kỹ toàn bộ văn bản để nắm nội dung.
_ Bước 2: Lựa chọn sự việc chính và nhân vật chính.
_ Bước 3: Sắp xếp cốt truyện theo trình tự hợp lý.
_ Bước 4: Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
 4.5. Hướng dẫn học tập: 
 1. Đối với tiết học này: 
 - Xem lại bài học. học ghi nhớ.
 - Tập tóm tắt văn bản đã học.
 2. Đối với tiết học sau: Chuẩn bị: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
 + Đọc bài tập và thực hiện theo yêu cầu.
 + Mỗi HS lập sơ đồ tóm tắt văn bản “Lão Hạc”.
5. Phụ lục:
Tuần: 5 Tiết:19 Bài: 5
Ngày dạy:… … 
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
 1.1. Kiến thức:
 - Vận dụng kiến thức đã học ở tiết 18 để luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
 1.2. Kỹ năng:
 - Đọc – hiểu, nắm được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
 - Rèn kỹ năng tóm tắt một văn bản tự sự.
 1.3. Thái độ:
 - Có ý thức tóm tắt văn bản tự sự sau khi học. 
2. Nội dung học tập: 
 - Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
3. Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên: Xem trước bài tập, tìm ra hướng giải quyết.
 Phiếu học tập cho HS viết đoạn văn
 3.2 Học sinh: Tập tóm tắt văn bản “Lão Hạc” và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 8A1: 8A2: 
 8A3: 8A4:
 (Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
 4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?(5đ)
Trả lời:. Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn, trung thành nội dung chính của văn bản tự sự đó.
Câu 2: Các bước tóm tắt văn bản tự sự?(5đ)
Trả lời: Bước 1: Đọc kỹ toàn bộ văn bản để nắm nội dung.
_ Bước 2: Lựa chọn sự việc chính và nhân vật chính.
_ Bước 3: Sắp xếp cốt truyện theo trình tự hợp lý.
_ Bước 4: Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
 4.3. Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bài tập 1:
* Giáo viên gọi học sinh đọc phần 1 trong sách giáo khoa.
Áp dụng kỹ thuật mảnh ghép: Vòng1, GV cho HS thảo luận hai câu hỏi sau: (3’)
Dãy A: Theo em bản tóm tắt trong sách giáo khoa đã nêu đã nêu tương đối đầy đủ các sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện ngắn Lão Hạc chưa? Nếu có bổ sung thì em sẽ bổ sung những gì? Trình tự sắp xếp như vậy có hợp lí chưa?
_ Bản tóm tắt đã nêu tương đối đầy đủ các sự việc, nhân vật chính.
_ Bổ sung: Ý (g) tách phần “và lão bị ốm một trận khủng khiếp lên sau ý (a).
 + Ý (d) bổ sung thêm “dù lão rất đau đớn”
_ Trình tự còn lộn xộn.
Dãy B: Theo em, cách sắp xếp các trình tự sự việc như thế nào mới hợp lí? 
_ Có thể sắp xếp các trình tự sau: b,a,d,c,g,e,i,h,k.
* Vòng 2: Kết hợp hai nhóm ở vòng 1 hình thành nhóm mới: Em hãy viết lại đoạn văn tóm tắt khoảng 10 dòng? (7’)
_ Học sinh tự viết và đại diện nhóm trình bày, GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
 Bài tập 2: 
* Giáo viên: gọi học sinh đọc bài tập 2.
* Theo em nhân vật chính trong “Tức nước vỡ bờ” là ai?
_ Nhân vật chính trong Tức nước vỡ bờ là chị Dậu.
* Hãy nêu các sự việc tiêu biểu trong “Tức nước vỡ bờ”?
_ Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm.
_ Chị Dậu đánh lại cai lệ, người nhà Lý trưởng để bảo vệ anh Dậu.
* Dựa vào văn bản đã học em hãy viết thành một đoạn văn tóm tắt khoảng 10 dòng? 
_ GV hướng dẫn HS về nhà làm.
Bài tập 3:
* Tại sao nói văn bản “Tôi đi học của Thanh Tịnh” và “Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng” rất khó tóm tắt?
_ Hai văn bản trên rất khó tóm tắt vì đó là những văn bản trữ tình. Chủ yếu miêu tả những diễn biến trong đời sống nội tâm của nhân vật, ít các sự việc để kể lại.
Bài tập 1:
Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc” ngắn gọn (khoảng 10 dòng).
Bài tập 2: 
Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” ngắn gọn (khoảng 10 dòng).
Bài tập 3:
 4.4. Tổng kết: 
Câu 1: Các bước tóm tắt văn bản tự sự?
_ Bước 1: Đọc kỹ toàn bộ văn bản để nắm nội dung.
_ Bước 2: Lựa chọn sự việc chính và nhân vật chính.
_ Bước 3: Sắp xếp cốt truyện theo trình tự hợp lý.
_ Bước 4: Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình. 
 4.5. H

File đính kèm:

  • docVan 8 tuan 5 day du.doc
Giáo án liên quan