Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 140 năm 2008

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhở ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kỹ năng:

+ Kỹ năng chuyên môn

- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.

+ Kỹ năng sống

Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật trong ngày đầu đi học

Xác định giá trị bản thân: trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân

Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

 

doc447 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 140 năm 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhiệm vụ trọng đại vô cùng, khó khăn vô cùng, thiêng liêng vô cùng.
- Tại sao ngườ cha lại mong con nhớ tổ tông khi trước?
- Lời khuyên nhủ của người cha được tác giả diễn tả bằng giọng điệu như thế nào? 
- Nỗi lòng nào của người cha được gửi gắm qua lời khuyên nhủ chân thành, thống thiết ấy ?
- Biên ải là nơi tận cùng của đất nước phủ lên cảnh vật 1 màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại càng giục cơn sầu trong lòng người. Sức gợi tả là ở đó.
- Đối với cả 2 cha con tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm, da diết và để tột cùng đau đớn xót xa. Nước mất nhà tan, cha con ly biệt cho nên máu và lệ hoà quyện là sự chân thật tậm đáy lòng, không có chút sáo mòn nào cả .
- Có ý nghĩa như 1 lời trăng trối. Nó thiêng liêng súc động và có sức truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết khiến người nghe phải khắc cố ghi tâm.
- Đọc.
"Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định", Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì!
- Đặc điểm truyền thống dân tộc: Nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt.
- Vì DT ta vốn có lsử hào hùng.
- Vì người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng DT ở người con.
- Niềm tự hào DT:1 Biểu hiện ở lòng yêu nước .
- ước lệ, tượng trưng.
- Có giặc giã, bị huỷ hoại.
Nghe tiếp thu
- Cảnh nước mất nhà tan.
- Đó là những tâm trạng:
 " Xé tâm can", "Ngậm ngùi" " khóc than", "thương tâm", "xây khối nát" "Vật cơm sầu", "càng nói càng đau".
- Đó vừa là tâm trạng của Nguyễn phi Khanh, vừa là tâm trạng của tác giả và nhân dân Đại Việt đầu thể kỷ XV.
- Giọng điệu không còn tự hào như đoạn trên nữa mà trở nên lâm ly, thống thiết lẫn phần phẫn uất hờn căm. Mỗi dòng thơ là 1 tiếng than, tiếng nấc xót xa cay đắng.
- Sử dụng nhân hoá và so sánh để tả nỗi đau mất nước thấu đến cả trời đất, sông núi Đại Việt.
- Học sinh đọc.
" Cha sót phận tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ đành chịu bó tay: "Thân lươn bao quản vùng lầy "
- Tuổi già sức yếu, bất lực.
- Khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm được, giúp ích cho nước nhà .
" Giang sơn gánh vác... cậy con.
Con nên nhớ tổ tông khi trước.
 Đã từng phen vì nước gian lao
Bắc nam bờ cõi phân mao,
Ngọn cờ đl máu đào còn đây"
- Để khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông.
- Thống thiết chân thành.
- Yêu con yêu nước.
- Đặt ntin vào con và đất nước .
- Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước, dân tộc.
III. Tìm hiểu chi tiết.
 1. Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ éo le đau đớn.
- Cuộc chia ly diễn ra ở nơi biên giới ảm đạm, heo hút: ải Bắc, mâu sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu... 
- H/C: Cha bị giải sang Tàu, ko mong ngày trở lại, con muốn đi theo cha để phụng dưỡng cho tròn đạo hiếu.
 2. Nỗi lòng người cha trước cảnh nước mất nhà tan.
- Hình ảnh ước lệ tượng trưng.
- Nỗi đau mất nước.
- Nỗi đau thiêng liêng cao cả, vượt lên trên số phận cá nhân mà trở thành nỗi đau non nước, kinh động trời đất.
- Giọng điệu:
+ Lâm ly thống thiết.
+ Phẫn uất,hờn căm.
- Biện pháp NT: Nhân hoá SS.
-> Nhấn mạnh nỗi đau mất nước.
3. Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
- Tuổi già sức yếu, bất lực.
- Khích lệ con làm thếp những điều cha chưa làm được.
- Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông.
- Giọng điệu: thống thiết chân thành.
- đặt niềm tin vào con và đất nước.
- Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước DT.
HĐ 4: HD tổng kết.(2p)
- GV tổng kết, 
Gọi HS đọc GN.
- Đọc ghi nhớ.
IV. Tổng kết.
 * Ghi nhớ: SGK
HĐ5: HD luyên tập. (8p)
- Có người nhận xét thơ Trần tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ 1 số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ ?
- Theo em sức hấp dẫn > nhất của đoạn thơ XP từ đâu?
- Vì sao Trần Tuấn Khải chọn thể loại song thất lục bát để gửi gắm niềm tâm sự của mình?
- Một số hình ảnh có tính chất ước lệ, sáo mòn: "ải bắc", "gío thảm", "mây sầu", hỏ thét", "chim kêu", máu nóng", hồn nước", "Hồng lạc","Vong quốc" , "héo hon tấc da". "Là chã dòng châu"... Tuy nhiên các hình ảnh này gắn với lòng yêu nước thiết tha, nối đau sâu sắc trước tình cảm chân thành của tác giả trước tình cảnh đất nước bị xâm lược nên vẫn gây xúc động lòng người.
- Sức hấp dẫn của đoạn thơ xuất phát thừ cảm xúc mãnh liệt, lòng yêu nước thiết tha của Trần Tuấn Khải.
- Thể loại STLB ( Chinh phụ ngâm) là thể loại phù hợp vớiviệc diễn tả tâm trạng u buồn, sầu thảm hay nỗi oán thán, căm hờn.
V. Luyện tập.
 Bài tập 1.
 Bài tập 2.
 Bài tập 3.
 c. Củng cố: (3p) Khái quát ND, NT của VB.
 d. Dặn dò: (2p)Về nhà: 
 - Học ND, NT của VB. Ôn tập tất cả các kiến thức đã học chuẩn bị KT học kì I.
 - Chuẩn bị hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ.
Tiết 67:
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu: 
 a. kiến thức: Giúp Học sinh:
 - Ôn lại những kiến thức đã học.
 - Nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm về kết quả bài làm .
 - Hướng khắc phục những lỗi còn mắc.
 b. Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng viết câu, đoạn
 - Rèn KN tự nhận thức, KN tư duy sáng tạo..
 c. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức sửa cỏc lỗi sai 
2. Chuẩn bị:
 - Gv: Giáo án, đáp án , BKT của Học sinh , bảng phụ.
 - Hs: BKT của bản thân.
3. Các hoạt động dạy và học. (5p)
 a. Kiểm tra bài cũ: Không.
 b. Bài mới: Giới thiệu bài.
	Mặc dù đã làm rất nhiều những bài tập kiểm tra và đã chữa lỗi nhiều nhưng các em vẫn hay mắc lỗi khi làm bài kiểm tra. Giờ học này cô cùnh các em sẽ xây dựng đáp án cho BKT tập văn và các em sẽ chữa lỗi đã mắc.
Hoạt động 1: Xây dựng đáp án. (10p)
	Giáo viên Yêu cầu lần lượt từng Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Sau đó giáo viên đưa đáp án đúng.
Phần 1: Trắc nghiệm: Gv đưa ra đáp án đúng.
- Giáo viên nêu Yêu cầu và biểu điểm của phần tự luận.
- Học sinh đối chiếu đáp án Yêu cầu và biểu điểm từ đó khái quát lên những ưu nhược điểm .
Hoạt động 2: Giáo viên nhận xét đánh giá. (10p)
*) Kiến thức:
 Đa số các em nắm được kiến thức cơ bản, đã biết ứng dụng những lý thuyết vào trong bài tập thực hành . Nhận diện các loại từ trong 1 câu văn cụ thể. Biết cách đặt câu ghép, xác định được yêu cầu phần trắc nghiệm. Nội dung đoạn văn còn thiếu , sai.
*) Kỹ năng: 
- Kỹ năng đặt câu: Đa số các em đã biết đặt câu ghép với các cặp quan hệ từ cho trước. Song một số em còn sai, 1 số em còn thiếu sáng tạo, chưa biết vận dụng kiến thức thực tế.
- Kỹ năng viết đoạn: Đã biết cách viết đoạn văn với 1 nội dung cho trước và theo 1 cấu trúc nhất định. Song các em còn quá phụ thuộc vào những kiến thức đã được cung cấp, chưa biết diễn đạt bằng lời văn của mình.
3. Trình bầy: Đa số các em biết cách trình bầy khoa học, sạch sẽ. Nhưng vẫn còn 1 số em chữ xấu, bẩn sai lỗi chính tả sai từ nhiều .
Hoạt động 3: (7p)
Học sinh tìm và chữa lỗi:
Giáo viên Yêu cầu học sinh chia lớp thành bốn nhóm: Tìm và chữa lỗi.
Giáo viên gọi từng nhóm tìm các lỗi tiêu biểu của nhóm mình và cách chữa.
Giáo viên Yêu cầu học sinh nhận xét chéo.
Giáo viên đưa 1 số lỗi lên bảng phụ. Yêu cầu học sinh làm và phát biểu ý kiến cá nhân.
Giáo viên nhắc nhở Học sinh những thiếu sót và cách khắc phục.
Hoạt động 4: (6p)
 Học sinh tự chữa bài, sau đó 2 người cùng bàn đổi chéo cho nhau để sửa lỗi.
Hoạt động 5: (2p)
 Giáo viên công bố kết quả.
 c. Củng cố: (3p) Nhận xét giờ trả bài. Trong bài KT tiếng việt các em thường mắc phải những lỗi gì? Cách sửa lỗi như thế nào?
 d. Dặn dò: (2p)Về nhà: 
 - Tiếp tục chữa lỗi, chép bài đã chữa vào vở.
 - Làm lại bài dưới 5 điểm .
 - Ôn tập tốt chuẩn bị thi kì 1.
Tiết 68 - 69:
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I
(Đề thi lấy phòng giáo dục)
1. Mục tiêu: 
 a. kiến thức: Nhằm đánh giá:
 - Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng ở cả 3 phần: Văn, Tập văn và Tập làm văn của môn học ngữ văn trong một bài kiểm tra.
 - Năng lực vận dụng phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm trong 1 bài viết và các kỹ năng làm bài nói chung để viết được 1 bài văn.
 b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài 
 c. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức làm bài kiểm tra 
2. Chuẩn bị:
 - Gv: đề kiểm tra in sẵn ( Đề phòng ra)
 - Hs: Ôn bài.
3. Các hoạt động dạy và học:
 a. Kiểm tra bài cũ:
 b. Bài mới: 
HĐ1: Giáo viên phát đề in sẵn cho Học sinh làm .
HĐ2: Coi KT
HĐ3: Thu đếm bài.
 c. Củng cố: Nhận xét giờ thi.
 d. Dặn dò: Về nhà: Xem lại bài, chuẩn bị tiết làm thơ 7 chữ.
 __________________________________
Tiết 70 
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
THI LÀM THƠ BẢY CHỮ
1. Mục tiêu: 
 a. kiến thức: Giúp Học sinh:
 - Biết cách làm thơ bảy chữ với những Yêu cầu tối thiểu. Đặt câu thơ 7 chữ biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
 - Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
 c. Kĩ năng: 
 - Rèn kĩ năng làm thơ 
 - Đặt câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần..
 - Rèn KN tự nhận thức, KN tư duy sáng tạo..
 b. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức tập làm thơ 7 chữ.
2. Chuẩn bị:
 - Gv: Giáo án, bảng phụ, sưu tầm thơ 7 chữ.
 - Hs: Bài thơ 7 chữ do mình sáng tác.
3. Các hoạt động dạy và học: (5p)
 a. Kiểm ta bài cũ: Sự chuẩn bị bài của hs.
 b. Bài mới: Giới thiệu bài:
	Các em đã được tìm hiểu rất nhiều bài thơ 7 chữ. Tuổi trẻ với bao ước mơ, hy vọng, bao rung động trong cuộc sống. Giờ học này chúng ta sẽ củng cố lại lý thuyết về thơ 7 chữ và thực hành bằng cách viết những bài thơ 7 chữ.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: HD tìm hiểu luật thơ 7 chữ. (5p)
- Muốn làm 1 bài thơ 7 chữ (4 câu hoặc 8 câu) chúng ta phải xác định được những yếu tố nào?
- Giáo viên chốt: Luật cơ bản là :" Nhất tam ngũ bất luận; nhị lục phân minh.
Trong câu thơ 7 tiếng. Các tiếng 1, 3, 5 có thể sử dụng vần bằng, trắc tuỳ ý, còn các tiếng 2, 4, 6 phải phân biệt rõ ràng chính xác.
- Xác định được số tiếng và số dòng của bài thơ.
- Xác định được bằng trắc cho từng tiếng trong bài thơ.
- Xá định đối, niêm giữa các dòng thơ.
- Xác định các vần trong bài thơ.
- Xác định cách ngắt nhịp.
- Nghe, hiểu
I. Lý thuyết.
HĐ2: Phân tích bài thơ 7 chữ mẫu. (30p)
- Giáo viên đưa bài tập: " Bánh trôi nước" lên bảng phụ.
- Gọi học sinh đọc.
- Bài thơ viết theo thể thơ nào? Số câu? Số tiếng?
- Phân tích luật bằng, trắc?
- Nhận xét về niêm, đối ?
- Cách ngắt nhịp ?
Vần?

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 8 co kns.doc
Giáo án liên quan