Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án)

Câu 2(3 điểm): Em hiểu thế nào là nội lực, ngoại lực? Tại sao nói: Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

Câu 3(2điểm): Vì sao lại có sự luân phiên ngày, đêm trên trái Đất?

Câu 4(3 điểm ):

Dựa vào Hình 25, hãy so sánh độ dài ngày đêm các địa điểm : A,B,C,D; A’, B’, C’, D’ vào các ngày 22 – 6 và 22 – 12. Giải thích tại sao có hiện tượng đó ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: ĐỊA LÝ 6 Thời gian: 45 phút
CHỮ KÍ GIÁM THỊ
Họ và tên:  Lớp: SBD: Số tờ:..
Trường THCS Hoàng Tân
SỐ PHÁCH
Điểm
SỐ PHÁCH
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ BÀI
Câu1(2 điểm):Quan sát Hình 1 cho biết: cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp, kể tên ? Nêu đặc điểm của mỗi lớp ?
Hình 1: Cấu tạo bên trong của Trái Đất
Câu 2(3 điểm): Em hiểu thế nào là nội lực, ngoại lực? Tại sao nói: Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
Câu 3(2điểm): Vì sao lại có sự luân phiên ngày, đêm trên trái Đất? 
Câu 4(3 điểm ):
Dựa vào Hình 25, hãy so sánh độ dài ngày đêm các địa điểm : A,B,C,D; A’, B’, C’, D’ vào các ngày 22 – 6 và 22 – 12. Giải thích tại sao có hiện tượng đó ?
BÀI LÀM
KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO ĐÂY
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2017-2018
Môn: ĐỊA LÝ 6
Chủ đề
Cấp độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1. Trái Đất
- Nêu được tên các lớp cấu tạo của Trái Đất.
- Kể tên các địa mảng chính của lớp vỏ Trái Đất.
- Trình bày được vai trò của của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người.
- Vận dụng kiến thức đã học để tính giờ của 1 số quốc gia
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích câu tục ngữ nói về hiện tượng Địa lí.
80% TSĐ = 8 điểm
2 điểm = 25%
1 điểm = 12,5%
5 điểm = 62,5 %
2. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm về nội lực và ngoại lực. Giải thích được vì sao nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau.
20% TSĐ = 2 điểm
2 điểm = 100%
TSĐ = 10 điểm = 100%
2 điểm = 30 %
3điểm = 30 %
5 điểm = 50%
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, NL quan sát tranh ảnh, NL tính toán
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCSHOÀNG TÂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (Đề 1)
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: ĐỊA LÍ 6
( Hướng dẫn gồm 4câu, 1 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2điểm) 
Gồm 3 lớp: 
Lớp
Độ dày
Trạng thái
Nhiệt độ
Lớp vỏ Trái Đất
Từ 5km đến 70km
Rắn chắc
Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ tới 10000C
Lớp trung gian
Gần 3.000Km
Từ quánh dẻo đến lỏng
Khoảng 15000C đến 47000C
Lớp lõi
Trên 3.000km
Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
Cao nhất khoảng 50000C
HS trả lời được 3 lớp và làm đúng lớp vỏ Trái Đất (1đ)
Đúng lớp trung gian (0,5đ) 
Đúng lớp lõi (0,5đ)
2
2
(3điểm) 
* Khái niệm:
Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
1
* Giải thích: Nói 2 lực đối nghịch nhau vì: Hai lực này xảy ra đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt TĐ.
- Tác động của nội lực lên địa hình bề mặt TĐ, làm cho địa hình biến đổi, có xu hướng nâng cao, gồ ghề hơn.
- Tác động của ngoại lực lên địa hình bề mặt TĐ làm cho địa hình biến đổi, có xu hướng san bằng địa hình gồ ghề.
2
3
(2điểm) 
- Do Trái Đất hình cầu. Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra hiện tượng ngày và đêm.
1
- Tuy nhiên do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt TĐ đều lần lượt được MT chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây lên hiện tượng luân phiến ngày và đêm trên TĐ.
1
4 
(3 điểm)
* So sánh độ dài ngày, đêm các địa điểm: A,B,C,D; A’, B’, C’, D’ vào các ngày 22 – 6 và 22 – 12. 
- Vào ngày 22 – 6:
+ Các địa điểm: A,B,D có ngày dài hơn đêm.
+ Các địa điểm:A’, B’, D’ có ngày ngắn hơn đêm.
- Vào ngày 22 – 12:
+ Các địa điểm: A,B,D có ngày ngắn hơn đêm.
+ Các địa điểm:A’, B’, D’ có ngày dài hơn đêm.
+ Điểm C luôn có ngày và đêm dài bằng nhau.
1
* Giải thích:
- Vào ngày 22- 6 NCB ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn NCN, đường phân chia sáng tối đi ra phía sau cực Bắc, phía trước cực Nam nên các địa điểm ở NCB có ngày dài hơn đêm và NCN thì ngược lại.
- Vào ngày 22 – 12 NCN ngả nhiều về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn NCB, đường phân chia sáng tối đi ra phía trước cực Bắc, phía sau cực Nam vì thế các địa điểm ở NCN có ngày dài hơn đêm và NCB thì ngược lại.
+ Đường sáng tối luôn đi qua tâm Trái Đất nên điểm C nằm ở xích đạo luôn có ngày dài bằng đêm.
2

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_ly_lop_6_nam_hoc_2017_2018_truo.doc