Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học An Sơn (Có đáp án)
Câu 7: (0,5 điểm) Hãy gạch dưới những từ ngữ thể hiện phép nhân hóa trong câu sau:
Câu 8: (0,5 điểm) Nối từ chỉ người với công việc của người đó:
Câu 9: (1 điểm) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
Các chiến sĩ liên lạc nhỏ sống trong các lán trại.
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Tiếng Việt - Lớp 3 (Phần đọc) Ngày kiểm tra : / / 2017 Họ và tên học sinh ......................................................Lớp .......... Trường Tiểu học An Sơn Điểm Nhận xét Kí, ghi rõ họ tên : Đọc thầm và làm bài tập (Thời gian làm bài: 20 phút) Đạt điểm Bài đọc : Chim chích và sâu đo Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm. Bỗng một con chim chích sà xuống: - A, có một tên sâu rồi. Con sâu đo sợ cứng cả người nhưng nó vội lấy bình tĩnh rồi quát lên: - Ê, chim chích kia, suốt từ sáng đến giờ, ta miệt mài đo xem cây hồng này cao bao nhiêu. Ta có ích như vậy, sao lại bắt ta ? Chim chích phân vân: “ Mình chỉ bắt sâu hại cây thôi. Lạ quá, có khi nào tên sâu đo này có ích thật chăng ? ” Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm. Thế là hễ gặp các mầm cây nhỏ là nó ăn liền. Nó nghĩ : “ Mình đo cây hồng Mình phải được trả công chứ ! ” Hôm sau, chim chích bay tới. Nó nhảy lích chích, ngó nghiêng: “ Ôi, sao mầm cây gãy hết cả thế này? Thôi chết, mình bị tên sâu đo lừa rồi !” Chim chích giận lắm, nó quyết định tìm bằng được tên sâu đo. Sâu đo thấy chim chích quay lại, định tìm cách cãi Nhưng lần này thì đừng hòng! Chim chích mổ một cái, thế là đi đời sâu đo. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập sau: Câu 1: (0,5 điểm) Bài đọc kể về con vật nào ? A. Chim chích hiền lành. B. Con sâu đo nguy hiểm. C. Chim chích và sâu đo. Câu 2: (0,5 điểm) Con sâu đo trong bài là con vật : A. Nguy hiểm, chuyên phá hoại cây xanh. B. Hiền lành, giúp đỡ cho cây xanh . C .Siêng năng, vừa có ích vừa có hại cho cây xanh . Câu 3: (1 điểm) Tìm và ghi lại câu văn cho thấy chim chích nhận ra mình bị lừa . .................................................................................................................................................... Câu 4: (0,5 điểm) Chim chích bị mắc lừa sâu đo là do: A. Chim chích nhìn thấy sâu đo đang làm việc miệt mài để đo cây hồng. B. Chim chích nửa tin, nửa ngờ khi sâu đo quát nạt và lên mặt kể công . C . Chim chích tin vào giọng điệu ngọt ngào , lên mặt kể công của sâu đo. Câu 5: (0,5 điểm) Hành động mổ chết sâu đo của chim chích nói lên điều gì ? . A. Chim chích nóng tính, hung dữ và rất háu ăn. B. Chim chích hiền lành nhưng là bạn của sâu bọ hại cây . C . Chim chích hiền lành nhưng chuyên bắt sâu bọ hại cây . Câu 6: (1 điểm) Em học được tính cách nào qua nhân vật chim chích ? .................................................................................................................................................... Câu 7: (0,5 điểm) Hãy gạch dưới những từ ngữ thể hiện phép nhân hóa trong câu sau: “ Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm .” Câu 8: (0,5 điểm) Nối từ chỉ người với công việc của người đó: Từ chỉ người Hoạt động đặc trưng a. Bác sĩ 1. Dạy học b. Nhà khoa học 2. Nghiên cứu khoa học c. Nhà văn 3. Khám bệnh, chữa bệnh d. Thầy giáo, cô giáo 4. Sáng tác văn học Câu 9: (1 điểm) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: Các chiến sĩ liên lạc nhỏ sống trong các lán trại. .................................................................................................................................................... -----------------------------------Hết------------------------------------ phßng gd®t nam s¸ch trêng tiÓu häc an s¬n híng dÉn cho ®iÓm BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II N¨m häc 2016 -2017 M«n: TiÕng viÖt - Líp 3 (phÇn ®äc) Ngµy kiÓm tra / / 2017 §äc thÇm vµ lµm bµi tËp: 6 ®iÓm. Câu Đáp án Điểm Câu 1 C 0,5 điểm Câu 2 A 0,5 điểm Câu 3 Viết đúng câu: Thôi chết, mình bị tên sâu đo lừa rồi ! 1 điểm Câu 4 B 0,5 điểm Câu 5 C 0,5 điểm Câu 6 Hiền lành, biết quan tâm, giúp đỡ người khác 1 điểm Câu 7 Lừa, khoái lắm 0,5 điểm Câu 8 Nối đúng 4 từ: a – 3 ; b – 2 ; c – 4 ; d - 1 0,5 điểm Câu 9 Các chiến sĩ liên lạc nhỏ sống ở đâu ? 1 điểm -----------------------------------Hết------------------------------------ . ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2016 -2017 Môn: Tiếng Việt– Lớp 3 (Phần viết) Thời gian làm bài 40 phút Kiểm tra ngày....tháng ... năm 2017 1. Chính tả ( Nghe - viết) Thời gian 15 phút : (4 điểm) Xà cừ cổ thụ Tôi ít quan tâm đến cây xà cừ, dù bao ngày nắng hè tôi đã ngồi nghỉ dưới bóng mát của nó. Cây xà cừ lực lưỡng, rắn rỏi, có vẻ không thiết tha gì đến hoa trái của chính nó, bình thản đứng giữa sân trường trong một vẻ trung niên bền bỉ, không hồi hộp, không chờ đợi. Nó lầm lì không để ý tới ai nên cũng không khiến ai để ý tới nó... Hoàng Phủ Ngọc Tường 2. Tập làm văn (6 điểm) - Thời gian 25 phút Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc mà em biết . Gợi ý: Người đó là ai, làm nghề gì? Người đó hằng ngày làm những việc gì? Người đó làm việc như thế nào? Người đó dành cho em tình cảm thế nào? Cảm nghĩ của em về người đó. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2016 -2017 Môn: Tiếng Việt – Lớp 3 (phần viết) Ngày kiểm tra / / 2017 Phần viết 1. Chính tả (15 phút) 4 điểm * Không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng , sạch đẹp (4 điểm) * Sai âm, vần, chữ viết hoa. Ba lỗi trừ 1,0 điểm * Chữ viết không rõ ràng, không đúng khoảng cách, kiểu chữ, bẩn toàn bài trừ 1 điểm 2. Tập làm văn (6 điểm) Đáp án Điểm * Viết được một một đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc mà em biết - Người đó là ai, làm nghề gì? 1 điểm - Người đó hằng ngày làm những việc gì? 1 điểm - Người đó làm việc như thế nào? 2 điểm - Người đó dành cho em tình cảm như thế nào? 1 điểm - Cảm nghĩ của em về người đó. 1 điểm * Bài viết đạt điểm 6 phải đảm bảo yêu cầu sau : - Viết được một một đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc mà em biết. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, câu văn có hình ảnh, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2016.doc