Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Tiến (Có đáp án)

1. Chính tả: (2 điểm) - 15 phút

 Nghe - viết: Bài Trung thu độc lập (Tiếng Việt 4, Tập 1, trang 66 )

 (Đoạn “ Ngày mai, các em có quyền . nông trường to lớn, vui tươi”)

 2. Tập làm văn (8 điểm) - 35 phút

Học sinh chọn một trong các đề sau:

Đề 1. Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà,cô giáo cũ, bạn cũ,.) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.

Đề 2. Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân để thăm hỏi và kể về ước mơ của em.

Đề 3. Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân để thăm hỏi và kể về trường, lớp của emtrong thời gian qua.

Đề 4. Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão, hãy viết thư thăm hỏi và động viên bạn em.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Tiến (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN GIA LỘC
TRƯỜNG TH TÂN TIẾN
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 4
Năm học 2020-2021
 Thời gian: 80 phút (không kể thời gian giao đề và KT đọc thành tiếng)
(Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra, không làm vào đề)
I . KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
Đọc thành tiếng: (3 điểm )
 B. Đọc hiểu: (7điểm ) (30 phút) – Đọc thầm bài đọc sau:
	TẤM LÒNG THẦM LẶNG
	Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:
- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?
	- Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.
	Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.
- Chào chị! - Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.
	- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. -Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói.
	Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng họ. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật.
	Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp . Đôi chân Giêm-mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.
	Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đóNhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi: “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài ”.
 (Bích Thủy)
 Dựa vào nội dung bài đọc, ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng!
Câu 1(0,5 điểm). Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì?
A. Bị tật ở chân. B. Bị ốm nặng. C. Bị khiếm thị.
Câu 2(0,5 điểm). Ông chủ đã làm gì cho cậu bé ?
A. Cho cậu một số tiền lớn để cậu có vốn làm ăn buôn bán.
B. Đến nhà chữa bệnh cho cậu.
C. Nói với người lái xe riêng đến nhà thuyêt phục cha mẹ cậu và đưa cậu bé đi chữa bệnh.
Câu 3 (0,5 điểm). Tại sao ông chủ lại bảo người lái xe riêng của mình làm việc đó?
A. Vì ông không có thời gian.
B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình.
C. Vì ông ngại xuất hiện.
Câu 4(0,5 điểm). Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Hãy giúp đỡ người khác mà không cần đòi hỏi phải được cảm ơn.
B. Hãy giúp đỡ người khác nếu mình giàu có.
C. Hãy giúp đỡ các trẻ em nghèo, bệnh tật.
Câu 5 (0,5 điểm). Trong câu: Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi: “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài”. dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Để dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.
C. Đánh dấu từ ngữ dược dùng với ý nghĩa đặc biệt.
Câu 6 (0,5 điểm). Trong từ “ông chủ”, tiếng “ông” gồm những bộ phận nào cấu tạo thành?
 A. Âm đầu, vần và thanh B. Âm đầu và vần C. Vần và thanh
Câu 7 (1 điểm). Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
 A. Lo lắng, vui vẻ, tự tin, sung sướng 
 B. Nhỏ nhắn, tươi tắn, mềm mại
 C. Nhỏ nhẹ, yên ắng, vắng vẻ, đìu hiu
Câu 8 (1 điểm). Viết một câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
Câu 9 (1 điểm). Tìm và ghi lại 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong bài đọc.
Câu 10 (1 điểm).Tìm 2 động từ có trong bài đọc rồi đặt 1 câu với 1 trong 2 động từ em vừa tìm được.
 II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
	1. Chính tả: (2 điểm) - 15 phút 
	Nghe - viết: Bài Trung thu độc lập (Tiếng Việt 4, Tập 1, trang 66 )
 (Đoạn “ Ngày mai, các em có quyền ... nông trường to lớn, vui tươi”)
 2. Tập làm văn (8 điểm) - 35 phút 
Học sinh chọn một trong các đề sau:
Đề 1. Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà,cô giáo cũ, bạn cũ,...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
Đề 2. Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân để thăm hỏi và kể về ước mơ của em.
Đề 3. Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân để thăm hỏi và kể về trường, lớp của emtrong thời gian qua.
Đề 4. Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão, hãy viết thư thăm hỏi và động viên bạn em.
-------------------------Hết----------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Phần I : Kiểm tra đọc
A. Đọc thành tiếng (3 điểm)
 - Hoïc sinh ñoïc löu loaùt troâi chaûy, bieát ñoïc dieãn caûm ñoaïn vaên, ñoaïn thô phuø hôïp vôùi noäi dung ñoaïn (80 tiếng/1 phút) 2 điểm
 - Traû lôøi caâu hoûi ñuùng ñöôïc 1 ñieåm .
 - Coøn laïi tuyø thuoäc vaøo baøi ñoïc cuûa hoïc sinh maø giaùo vieân cho ñieåm cho phuø hôïp 
B: Đọc hiểu( 7 điểm)
Câu 1: ý a Câu 5 : ý a
Câu 2: ý c Câu 6 : ý c
Câu 3 : ý b Câu 7 : ý b
Câu 4 : ý a 
Câu 8 : HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau.
	VD: Chú bút chì cùng em lắng nghe cô giảng bài.
Câu 9: Tìm đúng mỗi từ được 0,25 điểm
Câu 10: Tìm đúng mỗi từ được 0,25 điểm. Đặt câu được 0,5 điểm (nghĩa trong sáng, viết đúng chính tả. Nếu câu tối nghĩa – không tính điểm; đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu câu trừ 0,25 điểm/lỗi)
	Phần II: Kiểm tra viết 
1. Chính tả (2 điểm)
 Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp đoạn văn : 2,5 điểm.
 Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định........ cứ 4 lỗi trừ 1 điểm.
 Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,...bị trừ 0,5 điểm toàn bài).
2. Tập làm văn ( 8 điểm)
* Bài văn đảm bảo được các yêu cầu sau được 8 điểm:
- Viết đúng yêu cầu của đề, đúng cấu trúc một bức thư theo yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 10 câu trở lên.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
*Tùy từng mức độ sai sót của bài viết, giáo viên có thể cho các mức độ 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5; 0 điểm.
	Điểm mỗi bài KT (Đọc, Viết) có thể là số thập phân (không làm tròn). Điểm bài KT môn Tiếng Việt là số tự nhiên, làm tròn 0,5 trở lên thành 1. 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.doc
Giáo án liên quan