Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Tân Tiến (Có đáp án)

Câu 9 (1điểm). Em hãy chuyển câu: “Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá!” thành câu hỏi dùng để thể hiện ý chê trách.

Câu 10 (1 điểm). Hãy đặt một câu có sử dụng tính từ rồi gạch chân tính từ trong câu đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Tân Tiến (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LỘC
TRƯỜNG TH TÂN TIẾN
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
NĂM HỌC 2019 - 2020
 Thời gian: 80 phút (không kể thời gian đọc thành tiếng và giao đề)
 (Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra, không làm vào đề)
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (30 phút) (7 điểm) 
Học sinh đọc thầm bài đọc sau:
CUỘC NÓI CHUYỆN CỦA CÁC ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học xong là bàn học của tôi chẳng khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết lạnh giá này, tôi không tài nào chăm chỉ được. 
Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của chị bút mực: “Tôi chẳng biết anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn thỉu. Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng”.
Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:
- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy rõ nữa không? Cô chủ còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi. Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến đấu nên người tôi sứt mẻ cả rồi.
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người. Đau lắm!”
 	Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập yêu quý của tôi. Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá! 
(Sưu tầm)
Ghi lại chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và hoàn thành yêu cầu của các câu hỏi dưới đây!
Câu 1 (0,5 điểm). Chị bút mực than vãn về điều gì? 
	A. Về việc bị cô chủ bỏ đi. B. Về việc chị bị cô chủ hành hạ.
 C. Về việc chị bị những đồ dùng khác bắt nạt.
Câu 2 (0,5 điểm). Có những ai chung cảnh ngộ với chị bút mực? 
	A. Anh bút bi, chị bút chì. B. Anh hộp bút, mấy cô cậu vở ô li.
 C. Anh thước kẻ, mấy cô cậu sách giáo khoa.
Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao các đồ dùng học tập lại than vãn, thút thít, sụt sùi? 
	A. Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi.
	B. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà cô chủ mãi không tiến bộ.
	C. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương.
Câu 4 (0,5điểm). Cô chủ đã nhận ra điều gì qua cuộc nói chuyện của các bạn đồ dùng học tập? 
	A. Cô đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý.
	B. Cô đã không dành thời gian tâm sự với các đồ dùng để hiểu hơn.
	C. Cô đã không để chúng gọn gàng, ngăn nắp mỗi khi học bài xong.
Câu 5 (0,5điểm). Vị ngữ trong câu “Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng.” là:
	A. lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng. B. ngã xuống nền nhà đau điếng.
 C. tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng.
Câu 6 (1 điểm). Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? 
Câu 7 (1 điểm). Em đã làm gì với đồ dùng học tập của mình? 
Câu 8 (0,5điểm). Ghi lại các động từ có trong câu sau:
 Cô chủ còn lấy dao vạch những hình quái dị vào người tôi.
Câu 9 (1điểm). Em hãy chuyển câu: “Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá!” thành câu hỏi dùng để thể hiện ý chê trách. 
Câu 10 (1 điểm). Hãy đặt một câu có sử dụng tính từ rồi gạch chân tính từ trong câu đó.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả (2 điểm). Thời gian: 15 phút
	Nghe viết: Quê hương (TV 4 - Tập 1 - Trang 100)
Đoạn: "Chị Sứ yêu biết bao nhiêu .... đến núi Ba Thê vòi vọi xanh lam." 
2. Tập làm văn (8 điểm). Thời gian: 35 phút
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
Đề 2: Em hãy viết một bức thư cho một người bạn của em để hỏi thăm bạn và kể cho bạn nghe về trường và lớp em hiện nay. 
Đề 3: Em tả một đồ dùng học tập (hoặc một đồ chơi) mà em thích.
---------Hết---------
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4. NĂM HỌC 2019 - 2020
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3 điểm). Có biểu điểm riêng theo đề đọc.
2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) 
Câu 1 (0,5 điểm). Đáp án B. Câu 2 (0,5 điểm). Đáp án C.
Câu 3 (0,5 điểm). Đáp án C. Câu 4 (0,5 điểm). Đáp án A
Câu 5 (0,5 điểm). Đáp án A 
Câu 6 (1 điểm). Cần phải biết yêu quý và giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận để chúng được bền lâu.
Câu 7 (1 điểm). HS tự liên hệ việc giữ gìn đồ dùng của bản thân:
+ Em sắp xếp sách vở gọn gàng khi học xong.
+ 
Câu 8 (0,5 điểm). lấy; vạch
Câu 9 (1 điểm). Yêu cầu viết đúng yêu cầu, đúng chính tả, đủ dấu câu. Ví dụ:
- Vì sao tôi làm xấu, làm hỏng các bạn như vậy?
- Sao tôi lại làm xấu, làm hỏng các bạn như vậy?
- Tại sao tôi làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều thế?
Câu 10 (1 điểm). 
* Đặt câu: 0,5 điểm
- Viết câu đúng yêu cầu, nghĩa trong sáng, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm. 
- Câu tối nghĩa hoặc không đúng yêu cầu (không có tính từ) không cho điểm
Đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu câu trừ ½ số điểm/lỗi.
* Xác định đúng tính từ: 0,5 điểm.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả (2 điểm). 
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm. Tùy theo chữ viết, cách trình bày của HS, GV cho điểm theo các mức 1; 0,5; 0
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm. HS mắc 6 - 8 lỗi: 0,75 điểm; 9 - 10 lỗi: 0,5 điểm. HS mắc trên 10 lỗi: 0 điểm.
2. Tập làm văn (8 điểm). 
- Học sinh viết được bài văn theo đúng yêu cầu của đề bài, bố cục chặt chẽ, đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; độ dài bài viết khoảng từ 12 câu trở lên.
- Mở bài: 1 điểm. Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thân bài: 4 điểm.
+ Nội dung: 1,5 điểm. Nội dung thể hiện rõ đặc trưng của mỗi kiểu bài. Căn cứ vào nội dung bài viết của HS, GV cho điểm theo các mức 1,5; 1,0; 0,5; 0.
+ Kĩ năng: 1,5 điểm. Viết câu đúng ngữ pháp, sắp xếp các ý hợp lí, diễn đạt mạch lạc. Tùy theo cách viết câu, diễn đạt của HS, GV cho điểm theo các mức 1,5; 1,0; 0,5; 0.
+ Cảm xúc: 1 điểm. Bài viết có sử dụng những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện cảm xúc giữa người tả với đối tượng miêu tả hoặc ngược lại. Tùy theo cách sử dụng từ ngữ, cách thể hiện cảm xúc của HS, GV cho điểm theo các mức 1; 0,5; 0.
- Kết bài: 1 điểm. HS nêu được cảm nghĩ hoặc nhận xét của mình về người, vật được nhắc tới trong bài văn
- Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm. Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, mắc không quá 5 lỗi. 
- Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm. HS biết dùng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm, viết câu có hình ảnh, cảm xúc. 
- Sáng tạo: 1 điểm. Bài viết có sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa, ), lời văn tự nhiên. Tùy theo bài làm của HS, GV cho điểm theo các mức 1; 0,5; 0.
* Lưu ý: Điểm đọc, viết là tổng điểm của các nội dung trong phần A (Kiểm tra đọc) hoặc phần B Kiểm tra viết. Điểm đọc, viết có thể có điểm lẻ 0,25; 0,5;0,75. Điểm KTĐK môn Tiếng Việt (điểm chung) là điểm trung bình cộng của 2 bài kiểm tra đọc, viết được làm tròn lẻ 0,5; 0,75 lên thành 1; lẻ 0,25 làm tròn xuống. Điểm TB là số nguyên từ 1 đến 10. Bài làm gạch xóa, không được 10 điểm phải trừ ngay từ điểm thành phần, không trừ điểm tổng.
---------Hết---------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.doc
Giáo án liên quan