Đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 41: Truyện và kí - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án)

Phần I: Trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất.

Câu 1: Các tác phẩm ''Tôi đi học'', ''Những ngày thơ ấu'', ''Tắt đèn''. ''Lão Hạc'' được sáng tác vào thời kì nào?

A. 1900 - 1930

B. 1930 - 1945 C. 1945 - 1954

D. 1955 - 1975

Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất giá trị của các văn bản ''Trong lòng mẹ'', ''Tức nước vỡ bờ'', ''Lão Hạc''?

A. Giá trị hiện thực

B. Giá trị nhân đạo C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 3: Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào?

''Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn''

A. Tôi đi học

B. Tức nước vỡ bờ C. Trong lòng mẹ

D. Lão Hạc

Câu 4:Ý kiến nào nói đúng nhất hiệu quả nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện ngắn “ Lão Hạc”?

A. Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để bộc lộ mình

B. Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính

C. Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình

D. Kết hợp cả ba ý kiến trên

Câu 5 : Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp

Cột A : Tên văn bản Cột B: Nội dung

1. Tôi đi học a. Những kỉ niệm trong sáng về tuổi thơ của nhân vật “tôi”

2. Lão Hạc b. Tình thương yêu mẹ mãnh liệt của bé Hồng.

3. Tức nước vỡ bờ c. Ca ngợi phẩm chất tâm hồn đáng trọng của người nông dân

4. Trong lòng mẹ d. ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người nông dân.

 e. Những kỷ niệm trong sáng của nhân vật “ tôi” về ngày đầu tiên đến trường đi học.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 41: Truyện và kí - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : THCS Hoàng Tân
ĐỀ - ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
TIẾT 41 : TRUYỆN VÀ KÍ 
LỚP : 8 
Ma trận : 
 Nhận biết
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
Văn bản “ Tôi đi”, Lão Hạc”, ‘’Những ngày thơ ấu’’, “Tắt đèn’’
Nhớ được thời gian sáng tác.
Hiểu được giá trị, nội dung ý nghĩa của tp.
C1 
0,25đ
- C2,5 - 1,25đ
- 3
- 1,5 đ
2. Văn bản “ Lão Hạc”
Nhớ được nội dung chính của tp.
Nhớ được các chi tiết truyện phục vụ cho đặc điểm nhân vật
Hiểu được hiệu quả của nghệ thuật đặc sắc trong tp.
Vận dụng kiễn thức đã học phân tích để CM cho nhận định.
Nhận xét, đánh giá khái quát được hình tượng nhân vật
 - C3 
- 0,25đ
- Câu 2
- 0,5đ
- C4
- 0,25đ
- C2
- 3,5 đ
- C2
- 1đ
- 3
- 5,5
3. Văn bản “ Tôi đi học”
Nhận diện được biện pháp nt.
Hiểu được tác dụng của biết pháp nt.
- Câu 1
- 1đ
- Câu 1
- 2đ
- 1
- 3đ
Số câu
Số điểm:
2,5đ
3,5đ
2đ
2đ
- 7
- 10đ
BÀI
 Phần I: Trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất.
Câu 1: Các tác phẩm ''Tôi đi học'', ''Những ngày thơ ấu'', ''Tắt đèn''. ''Lão Hạc'' được sáng tác vào thời kì nào?
A. 1900 - 1930
B. 1930 - 1945
C. 1945 - 1954
D. 1955 - 1975
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất giá trị của các văn bản ''Trong lòng mẹ'', ''Tức nước vỡ bờ'', ''Lão Hạc''?
A. Giá trị hiện thực
B. Giá trị nhân đạo
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 3: Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào?
''Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn''
A. Tôi đi học
B. Tức nước vỡ bờ
C. Trong lòng mẹ
D. Lão Hạc 
Câu 4:Ý kiến nào nói đúng nhất hiệu quả nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện ngắn “ Lão Hạc”?
A. Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để bộc lộ mình
B. Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính
C. Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình
D. Kết hợp cả ba ý kiến trên
Câu 5 : Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp
Cột A : Tên văn bản
Cột B: Nội dung
1. Tôi đi học
a. Những kỉ niệm trong sáng về tuổi thơ của nhân vật “tôi”
2. Lão Hạc
b. Tình thương yêu mẹ mãnh liệt của bé Hồng.
3. Tức nước vỡ bờ
c. Ca ngợi phẩm chất tâm hồn đáng trọng của người nông dân
4. Trong lòng mẹ
d. ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người nông dân.
e. Những kỷ niệm trong sáng của nhân vật “ tôi” về ngày đầu tiên đến trường đi học.
Phần II: Tự luận: ( 8 điểm) 
Câu 1: ( 3đ) 
	“Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ thì tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nha, mà nghiến cho kì nát vụ mới thôi”. 
Câu văn trên trích trong tác phẩm nào? của ai?
Tác phẩm đó được viết theo thể loại nào?
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu văn? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? 
Câu 2 (5đ): “Lão Hạc là một người cha rất mực thương con”. Dựa vào văn bản lão Hạc, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM 
Câu
Đáp án
Điểm
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1
( 0,25 đ)
Đáp án b
0,25
Câu 2
( 0,25 đ)
Đáp án C	
0,25
Câu 3
( 0,25 đ)
Đáp án D
0,25
Câu 4
 ( 0,25đ)
Đáp án C
0,25
Câu 5
0,5 điểm
1 – d
0,25
 2 – a
0,25
3 – b
0,25
4 - c
0,25
- Mức tối đa: Trả lời đúng các đáp án trên. 
- Mức chưa tối đa: Chưa trả lời chính xác đủ các đáp án trên.
- Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời không đúng đáp án nào.
Phần II: Tự luận: 
Câu 1
 ( 3 điểm) 
- Câu văn được trích trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” ( Những ngày thơ ấu ) 
0,25
- Tác giả: Nguyên Hồng 
0,25
- Thể loại: Hồi kí 
	0,5
Biện pháp nghệ thuật: So sánh, tăng cấp, động từ mạnh “ vồ, cắn, nhai, nghiễn” 
1,0
Tác dụng: Diễn tả sự căm tức đến tột độ những hủ tục đã đầy đọa mẹ bé Hồng, đã cướp đi của mẹ con bé niềm vui, hạnh phúc của sự quây quần. Đồng thời thể hiện tình yêu mẹ tha thiết, cháy bỏng của bé Hồng
1.0
- Mức tối đa: Trả lời đúng các ý trên.
- Mức chưa tối đa: Chưa trả lời chính xác đủ các đáp án trên
- Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời không đúng đáp án nào. 
Câu 2
( 5 điểm)
* Về nội dung:
4 điểm
a. Mở bài 
- Giới thiệu chung về Nam Cao và truyện ngắn “ Lão Hạc” 
0,25 đ
- Giới thiệu lão Hạc và khái quát vẻ đẹp tình yêu thương con của lão Hạc.
0,25 đ
b. Thân bài:
Nội dung : Tình yêu thương con của lão Hạc:
+ Vợ mất sớm, lão ở vậy nuôi con.
+ Thương con vì nhà nghèo mà hạnh phuc bị dang dở.
+ Con bỏ đi đồn điền, không ngăn cản.
+ Con đi rồi ngày đêm mong nhớ.
+ Chăm sóc, yêu thương con Vàng vì nó là kỉ vật của đứa con trai để lại.
+ Bòn vườn để dành tiền cho con.
+ Chấp nhận các chết chứ không làm điều xấu, không bán mảnh vườn của con.
2,5 đ
- Nghệ thuật: Khác họa nhân vật qua ngôn ngữ, hành động.
0,5
3. Kết bài:
- Khái quát giá trị đoạn trích: Đoạn trích đã khắc họa thành công nhân vật lão Hạc. Lão đã trở thành hình tượng nhân vật điển hình cho những người nông dân trước cách mạng.	
0,25 đ
- Tài năng nghệ thuật và tình cảm của nhà văn. 
0,25 đ
+ Mức tối đa: Trả lời đủ các ý trên.	
+ Mức chưa tối đa: Chưa đạt các yêu cầu trên.
+ Mức chưa đạt: Không trả lời được ý nào.
* Về hình thức và các tiêu chí khác: Viết thành bài văn, có bố cục 3 phần rõ ràng, đạt tương đối trôi chảy, có cảm xúc.
1,0 đ
- Mức tối đa: Đảm bảo được các yêu cầu trên.
- Mức không tối đa: Không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên
- Mức không đạt: Mắc quá nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt
 Hết.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_mon_ngu_van_lop_8_tiet_41_truyen_va_ki_t.docx
Giáo án liên quan