Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Diệu Tường (Có đáp án)
Bài 1 : Vàm Cỏ Đông - 2 khổ đầu
- Trả lời câu hỏi 1 hoặc 2(SGK TV3/Tập 1 trang 106)
Bài 2 : Một trường Tiểu học ở vùng cao - Từ đầu đến ở cùng học sinh
- Trả lời câu hỏi 2(SGK TV3/Tập 1- trang 118)
Bài 3 : Nhà bố ở - 3 khổ thơ sau
- Trả lời câu hỏi 3 hoặc 4(SGK TV3/Tập 1- trang 124)
Bài 4 : Ba điều ước
- Từ đầu đến Rít bỏ cung điện ra đi - Trả lời câu hỏi 4 (SGK TV3/Tập 1- trang 133)
Giáo viên: Nguyễn Thị Diệu Tường - Lớp: 3A4 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2017 - 2018 Môn: Tiếng việt - LỚP 3 Thời gian: 70 phút Phần I : ĐỌC 1) Đọc thành tiếng : (5 điểm) - HS bốc thăm chọn và đọc một đoạn khoảng 70 tiếng trong các bài sau : Bài 1 : Vàm Cỏ Đông - 2 khổ đầu - Trả lời câu hỏi 1 hoặc 2(SGK TV3/Tập 1 trang 106) Bài 2 : Một trường Tiểu học ở vùng cao - Từ đầu đến ở cùng học sinh - Trả lời câu hỏi 2(SGK TV3/Tập 1- trang 118) Bài 3 : Nhà bố ở - 3 khổ thơ sau - Trả lời câu hỏi 3 hoặc 4(SGK TV3/Tập 1- trang 124) Bài 4 : Ba điều ước - Từ đầu đến Rít bỏ cung điện ra đi - Trả lời câu hỏi 4 (SGK TV3/Tập 1- trang 133) 2) Đọc hiểu: (5 điểm) Vệ sĩ của rừng xanh Đại bàng ở Trường Sơn có hai loại phổ biến: loại long đen, mỏ vàng, chân đỏ và loại long màu xanh cánh trả, mỏ đỏ, chân vàng. Mỗi con đại bàng khi vỗ cánh bay lên cao nhìn giống như một chiếc tàu lượn. Nó có sải cánh rất vĩ đại, dài tới ba mét. Và cũng phải nhờ sải cánh như vậy, nó mới có thể bốc được thân hình nặng gần tới ba chục cân lên bầu trời cao. Cánh đại bàng rất khỏe, bộ xương cánh tròn dài như ống sáo và trong như thủy tinh. Lông cánh đại bàng dài tới bốn mươi phân, rất cứng. Và chân giống như đôi móc hàng cần cẩu, những móng vuốt nhọn của nó có thể cào bong gỗ như ta tước lạt giang vậy. Hình ảnh của đại bàng trở thành biểu tượng của lòng khát khao tự do và tinh thần dũng cảm của người dân miền núi. *Dựa vào nội dung bài đọc , hãy khoanh vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Loài chim đại bàng được nói đến trong bài sống ở đâu? (M1 - 0,5 đ) a. Trường Sơn b. Ở miền núi c. Ở trên biển d. Ở trên bầu trời Câu 2: Mỗi con đại bàng vỗ cánh bay lên cao nhìn giống cái gì? (M2 - 0,5 đ) a. Như ống sáo b. Như móc hàng cần cẩu c. Như một chiếc tàu lượn Câu 3: Tìm và viết lại chi tiết cho thấy chân đại bàng rất khỏe! ( M3 - 0,5 đ) .. Câu 4: Vì sao hình ảnh của đại bàng trở thành biểu tượng của lòng khát khao tự do và tinh thần dũng cảm của người dân miền núi? ( M4 - 0,5 đ) .. .. Câu 5: Từ nào không dùng ở miền Bắc trong các từ: mẹ, bố, tui, nó (M1 - 0,5 đ) a. mẹ b. bố c.tui d. nó Câu 6: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào trong câu : ( M2 - 0,5 đ) Lông cánh đại bàng dài tới bốn mươi phân, rất cứng. Câu 7: Phần nào có từ không cùng nhóm với các từ khác: ( M3 - 0,5đ) a. cánh đồng, đình làng, cây đa, thanh bình b. chạy, đi, bay, bò c. vui vẻ, buồn bã, giận dữ Câu8: Xác định kiểu so sánh trong các câu sau: ( M3 - 1 đ) a. Những bông phượng nở rực như ngàn con bướm thắm.-> Kiểu so sánh. b. Thỏ nhanh hơn Rùa nhiều nhưng khi chạy đua Rùa lại chiến thắng.-> Kiểu so sánh Câu 9: Điền dấu phẩy cho phù hợp: ( M2 - 0,5đ) Chú chim non tập bay tập nhảy quanh quẩn bên chim mẹ. B. KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả: (5 điểm) Nghe - viết: Thiên nhiên tươi đẹp Trời xanh biếc, có vài đám mây đủng đỉnh bay, giống hệt như những chiếc thuyền buồm khoan thai lướt trên mặt biển. Ven rừng, hàng vạn con bướm vàng bay phấp phới như muốn đua với khách đi đường, như để làm cho phong cảnh thiên nhiên càng thêm màu, thêm vẻ. Mấy chú bé cưỡi trâu hát vang những bài hát vui nhộn. Tập làm văn: (5 điểm): Hãy viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu kể về một cảnh đẹp của đất nước A/ PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) * Đọc thành tiếng: 5 điểm Cho điểm: + Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2đ + Đọc đúng tiếng, từ: 1đ ( sai 4 tiếng trừ 1đ, sai 1 tiếng trừ 0,25đ) + Ngắt nghỉ đúng ở dấu câu, cụm từ rõ nghĩa: 1đ + Trả lời đúng câu hỏi: 1đ * Đọc hiểu: 5 điểm Câu 1: Loài chim đại bàng được nói đến trong bài sống ở đâu? (M1 - 0,5 đ) a. Trường Sơn Câu 2: Mỗi con đại bàng vỗ cánh bay lên cao nhìn giống cái gì? (M2 - 0,5 đ) c. Như một chiếc tàu lượn Câu 3: Tìm và viết lại chi tiết cho thấy chân đại bàng rất khỏe! ( M3 - 0,5 đ) chân giống như đôi móc hàng cần cẩu, những móng vuốt nhọn của nó có thể cào bong gỗ như ta tước lạt giang vậy Câu 4: Vì sao hình ảnh của đại bàng trở thành biểu tượng của lòng khát khao tự do và tinh thần dũng cảm của người dân miền núi? ( M4 - 0,5 đ) Đại bàng mạnh khỏe, bay tự do trên bầu trời, dũng cảm.. Câu 5: Từ nào không dùng ở miền Bắc trong các từ: mẹ, bố, tui, nó (M1 - 0,5 đ) c.tui Câu 6: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào trong câu : ( M2 - 0,5 đ) Lông cánh đại bàng dài tới bốn mươi phân, rất cứng. Câu 7: Phần nào có từ không cùng nhóm với các từ khác: ( M3 - 0,5đ) a. cánh đồng, đình làng, cây đa, thanh bình Câu8: Xác định kiểu so sánh trong các câu sau: ( M3 - 1 đ) a. Những bông phượng nở rực như ngàn con bướm thắm.-> Kiểu so sánh ngang bằng b. Thỏ nhanh hơn Rùa nhiều nhưng khi chạy đua Rùa lại chiến thắng.-> Kiểu so sánh hơn kém Câu 9: Điền dấu phẩy cho phù hợp: ( M2 - 0,5đ) Chú chim non tập bay, tập nhảy, quanh quẩn bên chim mẹ. B/ PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1. Chính tả: 5 điểm Cho điểm: + Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Đúng tốc độ, đúng chính tả: 3 điểm. - Trình bày sạch đẹp: 1 điểm - Lưu ý: 1 lỗi trừ 0.25 điểm - Những lỗi sai giống nhau trừ 1 lần điểm. 2. Tập làm văn: 5 điểm - Học sinh viết đoạn văn ngắn (7- 10 câu) kể về một cảnh đẹp của đất nước. * Cho điểm: + Nội dung: 2.5đ HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài, có câu mở đoạn và kết đoạn. + Kĩ năng: 2.5đ Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 0.5đ Kĩ năng dùng từ, đặt câu, diễn đạt: 1.5 đ Sáng tạo: 0.5đ * Lưu ý: Những bài văn viết quá số câu theo quy định thì không cho điểm tối đa. GV linh hoạt trừ điểm cho phù hợp. ------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2017.docx